Top 9 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Cắt Khẩu Theo Chồng 2017 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Cắt Hộ Khẩu, Nhập Khẩu Về Nhà Chồng

– Luật cư trú 2006

– Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong những trường hợp sau đây:

– Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật cư trú, hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02 – có mẫu cụ thể).

– Sổ hộ khẩu.

Do đó, để thực hiện việc cắt khẩu, bạn phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề về thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 35

“1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

Với trường hợp của bạn, thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu là Trưởng Công an nơi bạn đang có hộ khẩu tại đó.

Nhập khẩu vào nhà chồng như thế nào?

Thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định cụ thể tại Điều 9 thông tư 35

“1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”

Với trường hợp của bạn, thẩm quyền đăng ký sẽ là cơ quan Công an thị xã (nơi có hộ khẩu thường trú của chồng bạn). Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

– Trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;

– Sổ hộ khẩu gia đình chồng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Thủ Tục Cắt Khẩu Sau Khi Vợ Chồng Ly Hôn

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

Luật Cư trú năm 2006.

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có thể thực hiện thủ tục tách khẩu trước hoặc sau khi làm đơn ly hôn đều được.

Theo Điều 27 Luật Cư trú quy định về việc tách sổ hộ khẩu:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về thủ tục đơn phương ly hôn:

Thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn:

– Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

– Hồ sơ bao gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)

Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)

Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ, chồnng.

Các giấy tờ về tài sản chung vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu…

– Trình tự giải quyết:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện. Bước 2: Sau 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người nộp đơn. Bước 3: Người nộp đơn đến nộp tiền ứng án phí tại Chi cục thi hành án Dân sự cấp huyện, đồng thời phải nộp lại biên lai đã nộp tiền lên Tòa án. Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc ly hôn. Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua: Yêu cầu tư vấn để được giải đáp.

Dương Thị Uyên – Chuyên viên tư vấn pháp luật Phòng Hỗ trợ khách hàng – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

#1 Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Cho Vợ Theo Chồng

Chào luật sư, tôi và vợ vừa kết hôn cách đây 3 tháng, hộ khẩu của gia đình tôi ở TP Hà Nội còn của vợ tôi là ở Bắc Giang, nay chúng tôi muốn tách hộ khẩu của vợ từ gia đình cô ấy và nhập hộ khẩu cô ấy vào gia đình nhà tôi thì phải thực hiện những thủ tục gì?

Cơ sở pháp lý:

Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ theo chồng

Điều kiện đăng ký thường trú

Để vợ bạn có thể nhập khẩu vào gia đình bạn thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội. Điều 20 Luật cư trú quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:

“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;”

Trường hợp của hai bạn là thuộc điểm a khoản 2 điều luật trên, do đó vợ bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để tiến hành thủ tục nhập hộ khẩu theo gia đình chồng.

Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ theo chồng

Hồ sơ đăng ký thường trú

Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

Bản khai nhân khẩu;

Giấy chuyển hộ khẩu;

Giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng

Sổ hộ khẩu gia đình chồng

Trong trường hợp của bạn, vợ chồng bạn có quan hệ hôn nhân, theo đó khi vợ bạn chuyển đến ở với bạn thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh về chỗ ở hợp pháp (quy định tại khoản d Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA). Thay vào đó khi nhập hộ khẩu cho vợ theo chồng, cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ nêu trên (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ vợ chồng)

Giấy chuyển hộ khẩu trong hồ sơ đăng ký thường trú

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú để thực hiện thủ tục nhập khẩu cho vợ theo chồng, cần phải xin giấy chuyển hộ khẩu để hoàn thành hồ sơ. Việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp được quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư số 35/2014/TT-BCA như sau:

Điều 8. Giấy chuyển hộ khẩu

“1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).”

Như vậy, trước khi nộp tiến hành đăng ký nhập khẩu cho vợ bạn theo gia đình chồng thì cần xin giấy chuyển hộ khẩu tại cơ quan nơi vợ bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an cấp quận nơi chồng bạn đang đăng ký thường trú phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lấy Chồng Nhưng Không Cắt Khẩu Về Nhà Chồng Có Vi Phạm Pháp Luật?

Hỏi: Tôi và anh trai tôi được thừa kế một căn hộ do bố mẹ để lại. Hiện anh trai tôi đứng tên chủ hộ. Tôi đã lấy chồng nhưng chưa cắt khẩu về nhà chồng. Đề nghị luật sư tư vấn, nếu tôi không cắt hộ khẩu về nhà chồng mà vẫn giữ chung hộ khẩu với anh trai tôi thì có được không? (Nguyễn Ngoan – Hải Phòng)

Luật gia Bùi Ánh Vân – Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Để xác định chị có buộc phải chuyển hổ khẩu về nhà chồng hay vẫn có thể được giữ hộ khẩu như lúc chưa kết hôn cần căn cứ vào các quy định của Luật cư trú. Cụ thể như sau:

Tại Điều 3 Luật cư trú năm 2006 quy định:

“Điều 3. Quyền tự do cư trú của công dân

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Bên cạnh đó, tại Điều 15 Luật cư trú năm 2006 cũng quy định về nơi cư trú của vợ chồng như sau:

“Điều 15. Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận”.

Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành ghi nhận quyền tự do cư trú của công dân và vợ chồng có thể có nơi cư trú (Hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú) khác nhau nếu có thỏa thuận. Việc thỏa thuận này có thể lập bằng văn bản”.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 thì về thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp như sau:

“Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú”.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, tại Điều 29 Luật cư trú 2006 cũng quy định về điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:

“4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới”.

Như vậy, mặc dù pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận về nơi cư trú nhưng theo các quy định này thì nếu chị thay đổi chỗ ở hợp pháp trong thời hạn 12 tháng, chị sẽ phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú, chủ hộ sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu. Do đó, nếu chị đã chuyển chỗ ở hợp pháp (đến chỗ ở hợp pháp của chồng) mà chị không làm thủ tục nhập vào hộ khẩu của chồng theo thời hạn quy định ở trên thì chị có thể bị xử phạt hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thực tế, khi vợ chuyển về ở với chồng thì người vợ cũng sẽ tiến hành thủ tục nhập vào hộ khẩu của chồng hoặc làm thủ tục đăng ký tạm trú. Điều này cũng tránh được việc hai vợ chồng có thể gặp khó khăn trong việc xin cấp Giấy khai sinh cho con sau này. Vì vậy, nếu chị không sinh sống ổn định, thường xuyên cùng với anh trai thì chị nên làm thủ tục nhập vào hộ khẩu với chồng của chị.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.

Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.