Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Cắt Khẩu Chuyển Đi Nơi Khác Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Cắt Khẩu Là Như Thế Nào? Thủ Tục Cắt Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu

Cắt khẩu được hiểu là như thế nào? Sau khi cắt khẩu thì có phải nhập khẩu không? Thủ tục cắt hộ khẩu sau đó nhập khẩu có khó không? Các giấy tờ cần chuẩn bị cần những gì? Luật Thiên Minh sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục cắt hộ khẩu sau đó nhập khẩu theo quy định của Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Cắt khẩu được hiểu là việc công dân thực hiện kết hợp thủ tục tách và xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu đi nơi khác theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, về thủ tục tách khẩu

Thủ tục này được quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 như sau:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Theo quy định trên, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu thì được tách khẩu.

Điều kiện tách hộ khẩu

Trường hợp có cùng chỗ ở hợp pháp được tách khẩu khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

– Người có cùng chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.

– Người đã nhập vào sổ hộ khẩu của người khác mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Hồ sơ để tách khẩu bao gồm các giấy tờ sau:

– Sổ hộ khẩu;

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao có công chứng);

– Ý kiến đồng ý của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b khoản 1 Điều này.

Thời gian tách hộ khẩu được quy định trong Điều 27 Luật cư trú và chi phí tách hộ khẩu được Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.

Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu.

Trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thứ hai, về việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp

Những vấn đề này được quy định tại Điều 28 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 và được quy định cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị Định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.

– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu: thuộc về Trưởng Công an xã, thị trấn hoặc Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu tùy thuộc vào nơi công dân chuyển hộ khẩu đi.

– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây);

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản photo công chứng).

Tương tự như tách hộ khẩu, thời gian chuyển hộ khẩu được quy định trong Điều 28 Luật cư trú và chi phí tách hộ khẩu được Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Thủ Tục Cắt Khẩu Và Chuyển Khẩu Khi Vợ Chồng Ly Hôn ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhâncủa Pháp luật trực tuyến.19

1. Căn cứ pháp lý: Luật cư trú năm 2006 2. Nội dung phân tích:

Nếu bạn muốn cắt khẩu tại nhà vợ và nhập về khẩu cũ bạn phải làm 2 thủ tục đó là tách hộ khẩu nhà vợ và xin nhập khẩu về nhà cũ.

Trong trường hợp của bạn thì bạn thuộc điểm b, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về những trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định khi đến làm thủ tục tách sổ hộ khẩu phải xuất trình ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp điểm b, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 cụ thể:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu 1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. 2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trình tự, thủ tục tách sổ hộ khẩu:

Hồ sơ để xin tách sổ hộ: (Theo khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006)

+ Sổ hộ khẩu;

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do theo Khoản 3, Điều 27 Luật cư trú 2006.

Lệ phí: Miễn thu lệ phí khi tách sổ hộ khẩu.

Trình tự, thủ tục nhập vào khẩu cũ:

Căn cứ tại Điều 21 Luật Cư trú năm 2006 quy định về đăng ký thường trú như sau:

“Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a)Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.” 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, khi bạn muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu và hộ khẩu nhà bố mẹ đẻ thì cần thực hiện theo hướng dẫn và được sự đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của chủ hộ nơi đến (bố, mẹ đẻ của bạn). Nơi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu giống như tách khẩu.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Khác Tỉnh, Khác Quận

Thủ tục chuyển hộ khẩu khác huyện

Chuyển hộ khẩu là việc thay đổi đăng ký thường trú tại một tỉnh, quận (huyện) này sang một tỉnh, quận (huyện) khác trong cùng một nước.

Tại nước ta hiện nay thì việc chuyển hộ khẩu cũng như các thủ tục chuyển khẩu được quy định một cách cụ thể và rõ ràng tại luật cư trú số 81/2006/QH11 và luật cư trú được sửa đổi quy định tại số 36/2013/QH13. Ngoài ra còn có thêm thông tư số 35/2014/TT-BCA của bộ công an cũng quy định về việc chuyển hộ khẩu

Việc thực hiện chuyển hộ khẩu theo đúng như thủ tục chuyển khẩu được quy định bởi pháp luật là điều bắt buộc. Bên cạnh việc đảm bảo đúng và đủ các thủ tục pháp lý thì việc này còn giúp cho các cơ quan quản lý có thể kiểm soát được lượng người nhập và chuyển hộ tại một tỉnh hoặc quận (huyện) trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy thì việc chuyển hộ khẩu chỉ được áp dụng cho các trường hợp chuyển từ quận (huyện) hoặc tỉnh này sang tỉnh khác. Còn đối với các trường hợp chuyển hộ khẩu trong cùng một quận (huyện) hoặc tỉnh thì được gọi là điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, đi kèm với đó thì các thủ tục chuyển khẩu cũng được quy định khác nhau.

2. Thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh, khác quận

Thủ tục chuyển hộ khẩu nhanh chống và dễ dàng

2.1 Đối tượng được thực hiện thủ tục chuyển khẩu

Theo đó thì thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác được áp dụng cho các đối tượng sau:

Các công dân chuyển đi bên ngoài phạm vi xã hoặc thị trấn trực thuộc huyện

Các công dân chuyển đi ngoài phạm vị xã trực thuộc thành phố

Các công dân chuyển đi ngoài phạm vi quận, huyện, thị xã của các thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay tại nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ

Sau khi đã xác nhận mình thuộc các đối tượng có thể thực hiện chuyển khẩu theo quy định trên thì các bạn thực hiện các bước sau. Lưu ý trong phần chuẩn bị hồ sơ thì các bạn phải chuẩn bị đầy đủ theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý thì hồ sơ mới được chấp thuận để thực hiện việc chuyển khẩu.

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ theo quy định

Phiếu thông báo xin thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và ghi rõ tại mục 15. Trong phần nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì ghi nguyên nhân chính là cấp giấy chuyển hộ khẩu. Lưu ý hai trường hợp sau đây:

Nếu như trong trường hợp chuyển đi cả hộ gia đình thì bắt buộc phải ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và trong sổ hộ khẩu là thực hiện chuyển đi cả hộ để cho cơ quan công an nơi chuyển đến tiến hành thu lại sổ hộ khẩu cũ và cấp phát sổ hộ khẩu mới

Còn trong trường hợp chỉ một hoặc một số người trong hộ gia đình thược hiện việc chuyển đi thì bắt buộc phải tiến hành ghi rõ nội dung vào trang điều chỉnh trong sổ hộ khẩu với nội dung chính phải thể hiện các thông tin như sau: thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu và cuối cùng là địa chỉ nơi chuyển đến

Sổ hộ khẩu (trong trường hợp này công dân có thể cung cấp sổ hộ khẩu của gia đình hoặc là giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cơ quan quản lý cấp trước đây)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết thì công dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý:

Đối với trường hợp chuyển hộ khẩu trong phạm vi ngoài xã, thị trấn của huyện trực thuộc tỉnh và phạm vi ngoài tỉnh thì công dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho công an xã, thị trấn.

Đối với trường hợp chuyển đi trong phạm vi ngoại quận huyện, thị xã của các thành phố trực thuộc trung ương, các thị xã thành phố thuộc các tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã trực thuộc trung ương, trưởng công an thị xã trực thuộc tỉnh.

Nếu như trong trường hợp công dân nộp hồ sơ đã đủ điều kiện để thực hiện chuyển khẩu, trong phần thủ tục chuyển khẩu còn thiếu phần biểu mẫu hoặc giấy kê khai vẫn chưa đầy đủ thì các cán bộ sẽ hướng dẫn cho các công dân.

Còn đối với trường hợp những hồ sơ không đủ điều kiện để tiến hành chuyển khẩu thì sẽ không được tiếp nhận và cơ quan quản lý sẽ tiến hành trả lời bằng văn bảng trong đó có nêu rõ lý do vì sao hồ sơ không được tiếp nhận.

Thời hạn nhận giấy chuyển khẩu kể từ khi nộp hồ sơ là trong vòng hai ngày.

Sau khi tiến hành nộp hồ sơ và được cơ quan quản lý nhận và hẹn ngày trả giấy chuyển khẩu thì tới đúng ngày công dân sẽ đến cơ quan quản lý và xuất trình giấy biên nhận. Khi đó các cán bộ quản lý có nhiệm vụ kiểm tra biên nhận sau đó tiến hành trả phiếu nộp lệ phí cho công dân.

Công dân sau khi nhận được phiếu nộp lệ phí sẽ nộp mức lệ phí tương ứng cho cán bộ thu lệ phí và sau đó nhận lại biên lai thu tiền và nộp cho cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý kiểm tra biên lai và cho công dân ký xác nhận và trả giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho công dân.

3. Ý nghĩa của việc thực hiện các thủ tục chuyển khẩu khác tỉnh

Giúp cho các cơ quan quản lý nắm được nơi đăng ký thường trú của công dân để dễ dàng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính

Hỗ trợ cho việc nắm và điều tra nhân khẩu trên địa bàn một xã, thị trấn, quận (huyện), tỉnh một cách nhanh chống và dễ dàng hơn

Thủ tục chuyển khẩu được quy định một cách rõ ràng và vô cùng chi tiết giúp cho công dân có thể dễ dàng trong việc thực hiện và không mất quá nhiều thời gian nếu như chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và có đủ điều kiện để tiến hành chuyển khẩu.

Thủ Tục Chuyển Đổi Hộ Khẩu Qua Nơi Ở Mới

Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung: Hiện tại tôi đang ở phường 12, quận 8, chúng tôi tôi muốn chuyển hộ khẩu qua nhà mới ở phường 15, quận 8. Nhưng trong gia đình chỉ một mình tôi chuyển khẩu thì thủ tục như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

 

nguyenvan78@…

 

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

 

Điều 29 Luật cư trú 2006 quy định về việc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:

 

“3. Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.

 

4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.

 

5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.

 

6. Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.”

 

Như vậy, theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 này, nếu hộ của bạn chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi quận thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh hộ khẩu. Thủ tục hồ sơ cần nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, xuất trình sổ hộ khẩu, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.