Nhưng nhà chồng tôi không đồng ý và không đưa giấy khai sinh của con cho tôi- nhà chồng tôi chỉ đồng ý cắt khẩu cho tôi,( không đồng ý cắt khẩu cho con tôi). Nhưng lại không đưa sổ hộ khẩu cho tôi mà tự đi làm thủ tục cắt khẩu cho tôi. – trong trường hợp nhà chồng không đưa giấy khai sinh, cũng không đồng ý chịu cắt khẩu cho con tôi thì tôi phải làm thế nào tôi muốn tự làm giấy khai sinh cho con và tự làm nhập khẩu cho con về nhà bố mẹ của tôi có được không và thủ tục như nào. Tôi xin chân thành cảm ơn.
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Cư trú số 03/VBHN-VPQH
2. Nội dung tư vấn:
Theo Điều 27 Luật Cư trú quy định về tách sổ hộ khẩu:
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, áp dụng vào trường hợp của bạn, đúng là cần có sự đồng ý của gia đình chồng cũ của bạn mới có thể cắt khẩu cho con bạn. Tuy nhiên, nhà chồng không ký vào giấy đồng ý chuyển khẩu cho con tức đang gây ảnh hưởng tới quyền tự do cư trú của công dân theo quy định tại Điều 8 Luật cư trú và không thực hiện đúng quyết định của bản án về việc không tạo điều kiện cho con có hộ khẩu thường trú cùng với mẹ để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, học hành của con.
Do đó, bạn có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 39 Luật Cư trú:
1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Sau khi có giấy chuyển khẩu cho con, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký thường trú cho con theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú. Hồ sơ bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
– Giấy khai sinh của con bạn ( bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua: Yêu cầu tư vấn để được giải đáp.
Dương Thị Uyên – Chuyên viên tư vấn pháp luật Phòng Hỗ trợ khách hàng – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần