Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Cấp Lại Chứng Minh Nhân Dân Hết Hạn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Cấp Lại Chứng Minh Nhân Dân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại CMND tại Bộ phận một cửa Công an tỉnh Nghệ An.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ.

* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ:

+ Hướng dẫn công dân kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu);

+ Chụp ảnh: Ảnh nền màu trắng, kích thước là 3x4cm, đầu để trần, chụp ảnh chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự;

+ In vân tay 2 ngón trỏ vào tờ khai theo mẫu và CMND;

+ Nộp lệ phí theo quy định;

+ Viết giấy hẹn trao cho người nộp hồ sơ.

* Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ hướng dẫn cho công dân bổ sung đầy đủ thủ tục thành phần hồ sơ .

Bước 3: Thu giấy hẹn, trả CMND cho công dân nếu hố sơ đủ điều kiện để giải quyết hoặc trả hồ sơ kèm theo văn bản trả lời cho công dân nếu hồ sơ không đủ điều kiện để giải quyết..

Trực tiếp tại Bộ phận một cửa quả Công an tỉnh Nghệ An, địa chỉ: số 146, đường Lê Hồng Phong, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Thời gian: Thứ 3 – 4 – 5 – 7: Tiếp nhận hồ sơ cấp CMND (Trong giờ hành chính).

Thứ 2, thứ 6: Trả kết quả.

1. Đơn đề nghị cấp CMND, có xác nhận của Công an cấp xã;

2. Sổ hộ khẩu;

3. 02 ảnh (Ảnh nền màu trắng, kích thước là 3x4cm, đầu để trần, chụp ảnh chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự).

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An và không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp CMND bao gồm:

– Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Các trường hợp trên nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được cấp Chứng minh nhân dân.

* Điều kiện thực hiện: Công dân bị mất CMND.

Không tiếp nhận:

– Hồ sơ của công dân có hộ khẩu ở thành phố Vinh – Nghệ An;

– Những trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. (Hồ sơ sửa sai);

– Những trường hợp cấp mới Chứng minh nhân dân.

Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh Nghệ An;

4.000 đồng/lần cấp (Không bao gồm tiền chụp ảnh).

* Không thu lệ phí đối với các trường hợp sau:

– Công dân thuộc hộ nghèo;

– Người cao tuổi;

– Người khuyết tật;

– Người hoạt động cách mạng trước ngày khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm 1945;

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

– Bệnh binh;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

– Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sỹ, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ;

– Con dưới 18 tuổi của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

– Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc

1. Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.

2. Thông tư số 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/199/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.

3. Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.

4. Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ.

5. Quyết định số: 998/2001/QĐ-BCA ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong công tác cấp, quản lý CMND và đăng ký, quản lý con dấu.

6. Thông tư số: 07/2014/TT-BCA, ngày 13/02/2014 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân.

7. Nghị quyết số 41/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về lệ phí đăng ký đăng ký cư trú và lệ phí CMND trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thủ Tục Đổi Chứng Minh Nhân Dân (Cmnd) Hết Hạn Mới Nhất 2022

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mọi công dân Việt Nam. Vậy CMND là gì, dùng để làm gì và thủ tục xin cấp, đổi ra sao?

Chứng Minh Nhân Dân là gì?

Chứng minh nhân dân (viết tắt: CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm công dân, lai lịch của người được cấp. Tương đương như thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân tại những quốc gia khác.

Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu

Chứng minh nhân dân thì không ghi ngày hết hạn. Tuy nhiên, thời hạn chứng minh nhân dân lại được quy định tại Thông tư số của Bộ Công an. Thông tư này quy định chứng minh nhân dân hết thời hạn sau 15 năm kể từ ngày cấp.

Khi nào phải đổi Chứng minh nhân dân (CMND) hết hạn?

Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA thì Những công dân đã được cấp CMND mới theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 và giấy CMND theo Quyết định số 143/CP được đổi lại trong các trường hợp sau:

Quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;

CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên CMND;

Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

Những người đã được cấp giấy CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển ĐKHKTT trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND.

Thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

Thủ tục đổi Chứng minh nhân dân (CMND) hết hạn

Đơn trình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và có đóng dấu giáp lai.

Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;

Chụp ảnh: Như trường hợp cấp mới, ảnh do cơ quan công an chụp hoặc thu qua camera để in trên CMND và tờ khai. Ảnh màu, kích thước là 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu);

In vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc cơ quan Công an thu vân tay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và CMND;

Nộp lệ phí cấp CMND.

Như vậy, trường hợp bạn muốn làm thủ tục cấp đổi CMND thì phải về công an huyện nơi thường trú. Đối với những địa phương đã triển khai làm thẻ căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu cấp đổi CMND sẽ được cấp thẻ CCCD.

Thủ Tục Cấp Lại Chứng Minh Nhân Dân Khi Bị Mờ Số

Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo điểm d khoản 1, Điều 5, Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân, “chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được” thuộc trường hợp phải làm thủ tục đổi. Như vậy, số chứng minh nhân dân của bạn bị mờ, không thể đọc được thì thuộc trường hợp này.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP, thủ tục đổi chứng minh nhân dân của bạn như sau:

– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi chứng minh nhân dân.

– Xuất trình hộ khẩu thường trú;

– In vân tay hai ngón trỏ;

– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

– Nộp lại Chứng minh nhân dân cũ.

Về thời hạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP ngày 17/09/2013 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân:

” Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục…, cơ quan công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất. Thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi …”.

Như vậy, sau khi hoàn tất giấy tờ và làm xong thủ tục thì trong thời hạn 7 ngày bạn sẽ nhận được chứng minh nhân dân mới.

Hiện nay số chứng minh thư nhân dân đã được đổi từ loại 9 số sang loại 12 số. Những chứng minh nhân dân cũ, bị cắt góc sẽ không còn giá trị pháp lý nhưng nó sẽ thay thế giấy xác nhận, chứng minh rằng số chứng minh nhân dân loại 9 số và 12 số của công dân là một.

Cụ thể: Khi công dân đến đổi, cán bộ làm thủ tục có trách nhiệm thu chứng minh nhân dân 9 số, sau đó tiến hành theo 2 trường hợp. Một là, nếu còn rõ nét (ảnh, số chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Hai là, nếu chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ, trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục và cấp giấy xác nhận số cho công dân. Ngoài ra, nếu người dân có yêu cầu, cơ quan công an vẫn có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho người dân đó.

Thủ Tục Xin Cấp Lại Chứng Minh Thư Nhân Dân Và Đơn Xin Cấp Cmtnd

Khi nào bạn cần làm thủ tục cấp chứng minh thư nhân dân

Xin cấp mới chứng minh thư nhân dân lần đầu

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và chưa được cấp Chứng minh nhân dân lần nào.

Xin cấp đổi Chứng minh nhân dân trong các trường hợp

– Chứng minh nhân dân rách, nát, không rõ ảnh, chữ, số ghi trên Chứng minh nhân dân .

– Đã được phép thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh của cơ quan có thẩm quyền.

– Đã được cấp Chứng minh nhân dân nhưng chuyển nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại Chứng minh nhân dân

– Người có thay đổi về đặc điểm nhận dạng do phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

– Chứng minh thưa nhân dân đã sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp được đổi theo thông báo của cơ quan Công an.

Xin cấp lại Chứng minh nhân dân trong trường hợp bị mất CMTND

Người làm mất CMTND không phải thực hiện thủ tục khai báo mất giấy tờ, tài sản giống như các trường hợp mất giấy tờ khác. Khi thực hiện thủ tục, người mất CMTND trực tiếp đến cơ quan phường, xã, thị trấn xin xác nhận vào mẫu CM3 mà luật sư chia sẻ để bắt đầu thực hiện thủ tục xin cấp lại CMTND.

Đối tượng tạm thời chưa được cấp chứng minh thư nhân dân

Một số đối tượng tạm thời chưa được cấp chứng minh bao gồm:

– Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại tạm giam, nhà tạm giữ.

– Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;

– Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

– Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân bao gồm người bị bệnh, đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần. Người không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân.

Thủ tục xin cấp Chứng minh nhân dân

Hồ sơ xin cấp mới Chứng minh nhân dân

– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp).

– Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân (theo mẫu).

– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

Hồ sơ xin cấp đổi Chứng minh nhân dân

– Đơn đề nghị (mẫu CM3): Tải mẫu đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân

– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).

– Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân .

– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

– Nộp Chứng minh nhân dân cũ.

– Trong trường hợp đổi Chứng minh nhân dân do thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh thì phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi đó.

Hồ sơ xin cấp lại Chứng minh nhân dân

– Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú. Đây chính là mẫu đơn chúng tôi chia sẻ trên đầu bài viết.

– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).

– Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân .

– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

Địa điểm làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân

– Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.

– Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.

Lệ phí cấp Chứng minh nhân dân

– Đối tượng thu lệ phí: Công dân làm thủ tục cấp lại, cấp đổi (do bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung ghi trong Chứng minh nhân dân ).

– Mức thu: Cấp đổi, cấp lại theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 6.000 đồng (lệ phí không bao gồm tiền chụp ảnh).

– Đối tượng không thu, miễn thu lệ phí: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh; công dân của các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; cấp mới, cấp đổi do Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng.

Thời gian trả Chứng minh nhân dân

Trong thời hạn 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.

Trên thực tế trong một số trường hợp đặc biệt người thực hiện thủ tục xin cấp lại CMTND có thể xin công an thực hiện nhanh thủ tục trong ngày, bạn có thể trực tiếp đề xuất với người giải quyết thủ tục cho mình với lý do chính đáng đưa ra. Mọi yêu cầu hỏi đáp pháp luật ngay hôm nay bạn hãy gọi để được luật sư trợ giúp.