Top 5 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Bảo Hiểm Thất Nghiệp Hcm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Nơi Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp

Chào Luật trực tuyến, tôi muốn nhờ công ty tư vấn giúp về thủ tục bảo hiểm. Tôi là kỹ sư công trình nhưng hiện nay đang thất nghiệp. Tôi làm ở Đồng Nai nhưng quê ở Hải Dương. Tôi đã làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất ở Đồng Nai và đã hưởng được 1 tháng rồi. Giờ tôi muốn chuyển về quê thì có thể chuyển nơi hưởng bảo hiểm về quê được không? Thủ tục như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: Nguyễn Việt Dũng (Hải Dương)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật trực tuyến. Về câu hỏi của bạn, Luật trực tuyến xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

2/ Thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện và thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp:

1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.

Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp quá thời hạn theo quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng nhiều nhất không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

8. Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định mới trên, việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện sau khi người được hưởng trợ cấp đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã hưởng 1 tháng trợ cấp thất nghiệp tại Đồng Nai rồi nên bạn có thể được chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Để được chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bạn cần làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của bạn, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho bạn và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn chuyển đến. Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi bạn chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho bạn.

Tuyết Chinh tổng hợp

Thủ Tục Lấy Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất

1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

– Sổ bảo hiểm xã hội

– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

2. Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (thủ tục lấy bảo hiểm thất nghiệp)

– Bước 1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

– Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

– Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

– Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).

3. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (thủ tục lấy bảo hiểm thất nghiệp)

– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

– Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

– Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.

4. Điều kiện cần khi làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp 2020

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ đủ:

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn;

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 -12 tháng.

Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Giải quyết nhanh chóng những vướng mắc của bạn: Chúng tôi luôn phục vụ 24/7 tất cả các ngày trong tuần từ 8h00 – 21h00.

+ Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý có chuyên môn giàu kinh nghiệm: Với đội ngũ luật sư được đào tạo chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm, Tư vấn Trí Tâm tự tin sẽ đem đến cho khách hàng những giải đáp hiệu quả, hài lòng khách hàng.

+ Thái độ phục vụ chuyên nghiệp – tận tâm: Chúng tôi hiểu rằng, khi bạn cần sự tư vấn của chúng tôi luôn rất mong chờ vào kết quả tư vấn. Chính vì vậy thái độ phục vụ chuyên nghiệp – tận tâm của chúng tôi là nhân tố quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng.

+ Bảo mật tuyệt đối thông tin và bí mật đời tư: Tư vấn Trí Tâm cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân cũng như nội dung mà bạn trao đổi cùng luật sư, chuyên viên pháp lý.

Liên hệ tư vấn hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp vui lòng gọi đến 1900.6581nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để kết nối trực tiếp với luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi.

-Thời gian hoạt động của Tư vấn Trí Tâm: Hoạt động từ 8h00 – 21h00 tất cả các ngày trong tuần. Luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc pháp lý mà bạn đề cập.

-Nếu có bất kỳ vướng mắc gì về pháp luật cách nhanh chóng và tiện lợi nhất hãy nhấc điện thoại gọi cho chúng thôi theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Kết nối với dịch vụ tư vấn thủ tục lấy bảo hiểm thất nghiệp 2020 bằng cách gọi tới số 1900.6581

Bước 2: Nghe lời chào và vui lòng đợi kết nối tới chuyên viên tư vấn

Bước 3: Kết nối với luật sư, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực cần tư vấn và đặt câu hỏi cho luật sư, chuyên viên

Bước 4: Lắng nghe câu trả lời của chuyên viên tư vấn, trao đổi hoặc yêu cầu làm rõ hơn nội dung tư vấn.

Lưu ý khi kết nối:

-Vui lòng chờ kết nối trong giây lát nếu chưa kết nối được với luật sư bởi yêu cầu tư vấn luật qua điện thoại lớn trong khi số lượng luật sư tư vấn còn hạn chế. Chúng tôi sẽ cố gắng nâng cao số lượng và chất lượng luật sư tư vấn trong thời gian tới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.

Nếu có bất cứ vướng mắc pháp lý gì về bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục lấy bảo hiểm thất nghiệp hãy liên hệ với Tư vấn Trí Tâm theo hotline: 1900.6581.

Rất mong được đồng hành cùng với Quý khách hàng!

Thủ Tục Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Năm 2022

Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm nằm trong bảo hiểm xã hội, khi người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, loại bảo hiểm này sẽ hỗ trợ cho người lao động trong nhiều khía cạnh khác nhau, từ tài chính để hỗ trợ việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những loại bảo hiểm quan trọng đối với người lao động, góp phần giúp người lao động giải quyết khó khăn bởi những chế độ hỗ trợ thu nhập, tạo cơ hội việc làm cho người lao động.

Đối tượng nào được đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm tư vấn cho các khách hàng muốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo đó đối tượng có thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Các đối tượng như người lao động đã về hưu, giúp việc gia đình,… thì không thuộc trường hợp được hưởng BHTN.

Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật, khi đóng bảo hiểm thất nghiệp, mỗi tháng người lao động sẽ phải đóng 1% số tiền lương của mình, tương tự người sử dụng lao động cũng sẽ đóng 1% tổng số tiền lương mà những người lao động của mình tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ nhận được những quyền lợi sau:

Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% bình quân số tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng trước khi thất nghiệp.

Được hỗ trợ tư vấn việc làm

Được hỗ trợ học nghề

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc hợp đồng lao động đã hoàn thành công việc (bản chính hoặc bản sao công chứng)

Các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động

Quyết định thôi việc, quyết định sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc

Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động khi đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2: Thời hạn giải quyết hồ sơ Bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động thực hiện việc nộp hồ sơ của mình, nếu trong vòng 15 ngày sau khi nộp hồ sơ mà người lao động chưa tìm được việc là thì người lao động cần đến các Trung tâm Giới thiệu việc làm để được xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp cùng với sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được trả bởi Trung tập Giới thiệu việc làm.

Nếu người lao động thuộc trường hợp không được hưởng BHTN thì TTGTVL cần phải có các văn bản thông báo rõ lý do cho người lao động.

Thời gian người lao động được hưởng BHTN là 16 ngày sau ngày nộp đủ hồ sơ và được duyệt.

Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan BHXH địa phương sẽ có nghĩa vụ chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong vòng 5 ngày làm việc

Bước 4: Hỗ trợ tìm việc hàng tháng cho người lao động

Để được hỗ trợ tìm việc làm, hàng tháng người lao động cần đến các TTGTVL để tìm việc, và sẽ nhận được sự hỗ trợ của trung tâm để sớm tìm được việc làm phù hợp.

Thông tin liên hệ:

Công ty Tư vấn đầu tư Kim Cương Cơ sở miền nam:

Địa chỉ: 88 Bàu Cát 3, P. 14, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Phone: +84 908-550-737

E-mail: info@consultant-dtc.com

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 17:30

Cơ sở miền bắc:

Địa chỉ: 164 Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

Phone: +84 908-550-737

E-mail: info@consultant-dtc.com

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 17:30

Top 6 Địa Chỉ Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Tp. Hcm 2022

Nội Dung Chính Của Bài Viết

Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh toạ lạc tại số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, Quận Bình Thạnh, đây là một vị trí gần như trung tâm, không quá xa nếu đi từ các quận 1, 3, 4, 5, 8, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp. Do đó người dân từ các quận này có thể dễ dàng tìm đến để thực hiện đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. Đây cũng là một trong những địa chỉ phục vụ người dân ở nhiều quận nhất trong số 6 địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những mảng chính mà Trung tâm Dịch vụ việc làm hiện đang rất chú trọng. Do đó nếu bạn đến đây thì hãy yên tâm về thủ tục làm hồ sơ cũng như quá trình để có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp mà mình đáng được hưởng. Các giao dịch viên sẽ hướng dẫn nhiệt tình cho bạn.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 028 3514 7484

Website: vlhcm.vieclamvietnam.gov.vn/

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: số 02 đường Nguyễn Đại Năng, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Tp. HCM

Số điện thoại: 028. 37907268

Facebook: fb.com/pages/Trường-Trung-Cấp-Nghề-Củ-Chi/1021906971277547

Website: trungcapnghecuchi.edu.vn

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 637 Bà Hom, Tân Tạo, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 093 204 09 63

Giờ mở cửa: 8:00 – 16:00

Thủ tục và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó khi đăng ký nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh bạn cũng phải tiến hành theo thủ tục hướng dẫn tại điều 16, 17 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP bao gồm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và giải quyết trợ cấp thất nghiệp.

Nếu bạn đáp ứng được điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì việc tiến hành sẽ không quá mất thời gian, và dù Trường có nhận một lượng hồ sơ khá nhiều mỗi ngày nhưng bạn cứ yên tâm vì đội ngũ nhân viên ở đây sẽ giải quyết cho bạn nhanh nhất có thể theo đúng thời gian quy định.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 506 Huỳnh Tấn Phát, Bình Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 028 3873 0194

Giờ mở cửa: 8:00 – 16:00

Website: nhct.edu.vn

Vì đây là một Trường trung cấp nên nhìn chung khá khang trang và rộng rãi, nếu là lần đầu tiên đến đây thì bạn nên liên hệ với bảo vệ để biết chính xác phòng ban, nơi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp để tránh mất thời gian.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 17 đường số 8, phường Linh Chiểu, Thủ Đức

Số điện thoại: 08.22 158 229

Website: trungcapnghethuduc.edu.vn

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 146 đường Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn

Số điện thoại: (08)37105419

Giờ mở cửa: 8:00 – 16:00