Top 9 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Bán Nhà Tập Thể Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Tư Vấn Về Thủ Tục Mua Bán Nhà Tập Thể

Người được phân nhà tên L bán lại cho D . Bây giờ D lại bán lại Tôi. Tôi xin tôi nên làm các bước, hợp đồng gì? Như thế nào? Đảm bản an toàn nhất có thể cho tôi để mua căn hộ. Tôi xác định là sẽ không làm được sổ đỏ, chỉ mong ở ổn định không xảy ra chuyện gì? (Hoàng Dung – Hà Nội)

Luật gia Nguyễn Đại Hải – Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH – Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 91 Luật nhà ở 2005 quy định:

“1. Trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;

b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩmquyền”.

Căn hộ mà bạn định mua không có sổ đỏ, theo quy định trên căn hộ đó không đủ điều kiện để thực hiện giao dịch mua bán.

Trường hợp này, bạn mua lại nhà từ cá nhân không có chức năng kinh doanh bất động sản; bạn có thể xem xét môt số phương án sau đây:

– Phương án thứ nhất: Bạn và bên bán có thể ký trước một hợp đồng đặt cọc (với nội dung hứa mua hứa bán). Sau khi căn nhà được cấp giấy chứng nhận, bên bán phải có trách nhiệm ký hợp đồng cho bên mua còn không thì bị phạt tiền cọc theo thỏa thuận của hai bên.

– Phương án thứ hai: Hai bên có thể xem xét ký kết Hợp đồng ủy quyền về việc định đoạt toàn bộ, kể cả việc mua bán, chuyển nhượng…căn nhà này khi nhà đã được cấp Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước và Hợp đồng ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, hợp đồng ủy quyền có thể bị chấm dứt giữa chừng, theo quy định tại khoản 3, 4 Bộ luật dân sự 2005:

“3.Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này;

4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]

Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ Nhà Chung Cư, Nhà Tập Thể Mới Năm 2022

Thủ tục sang tên sổ đỏ nhà chung cư, nhà tập thể đúng pháp lý. Chia sẻ quy định, thuế, phí và thủ tục sang tên sổ đỏ nhà chung cư, nhà tập thể mới năm 2020.

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng chung cư, nhà tập thể từ người này sang người khác, chúng ta cần phải tiến hành thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ nhà chung cư, nhà tập thể. Việc này sẽ bảo vệ lợi ích và quyền hạn của bạn để tránh được những rủi ro, tranh chấp trong quá trình sử dụng.

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai hiện hành quy định: ” Sổ đỏ (hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất) là giấy tờ pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Nhà tập thể là một loại hình bất động sản giống chung cư nhưng thấp hơn và có số lượng tầng ít, thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Đây là loại hình bất động sản thường phân chia cho cán bộ công nhân viên nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, công ty nhà máy,… sinh sống

II. Thủ tục sang tên sổ đỏ nhà chung cư

Thủ tục sang tên sổ đỏ chung cư và thủ tục sang tên sổ đỏ nhà tập thể đều được tiến hành như sau:

Các bên tham gia phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế chung cư và kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.

Thời hạn là 10 ngày kể từ khi lập hợp đồng, nếu quá thời hạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ nhà chung cư bao gồm:

Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản)

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (2 bản, riêng trường hợp cho tặng là 4 bản)

Hợp đồng công chứng đã lập (1 bản)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà chung cư (sổ đỏ) (1 bản có công chứng)

CMND, sổ hộ khẩu của các bên (1 bản có công chứng)

Đơn đề nghị đăng ký biến động nhà đất

Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế, phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân

Thuế sang tên sổ đỏ:

Thuế thu nhập cá nhân: 2%

Lệ phí trước bạ: 0.5%

Lệ phí sang tên sổ đỏ:

Lệ phí địa chính: 15,000đ/trường hợp

Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100,000đ – 5,000,000đ/trường hợp)

Lệ phí cấp sổ đỏ tùy theo từng trường hợp cụ thể

Thời hạn nộp thuế, lệ phí sang tên sổ đỏ: trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông báo.

Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ tại UBND cấp huyện nơi có nhà chung cư.

Thời hạn nhận sổ đỏ: 15 ngày làm việc.

III. Xử lý vi phạm chậm sang tên sổ đỏ

Theo Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định, nếu cá nhân, tổ chức, hộ gia đình không đăng ký sang tên sổ đỏ sẽ bị xử lý như sau:

Phạt 500,000 – 1,000,000đ: không đăng ký sang tên lần đầu

Phạt 2,000,000 – 5,000,000đ: quá 30 ngày kể từ ngày có biến động sở hữu quyền sử dụng chung cư

Theo Điều 7 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định, nếu cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chậm kê khai thuế sẽ bị xử lý như sau:

Nộp chậm hồ sơ kê khai thuế từ 01 – 05 ngày: phạt cảnh cáo

Nộp chậm hồ sơ kê khai thuế từ 01 – 10 ngày: phạt 400,000 – 1,000,000đ

Nộp chậm hồ sơ kê khai thuế từ 10 – 20 ngày: phạt 800,000 – 2,000,000đ

Nộp chậm hồ sơ kê khai thuế từ 20 – 30 ngày: phạt 1,200,000 – 3,000,000đ

Nộp chậm hồ sơ kê khai thuế từ 30 – 40 ngày: phạt 1,600,000 – 4,000,000đ

Nộp chậm hồ sơ kê khai thuế từ 40 – 90 ngày: phạt 2,000,000 – 5,000,000đ

Ngoài ra, mức phạt từ 2,000,000 – 5,000,000đ còn áp dụng với các trường hợp như:

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp

Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp

Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế

Nhà Đất Mới vừa hướng dẫn bạn cách làm thủ tục sang tên sổ đỏ nhà chung cư, nhà tập thể mới nhất 2020. Hy vọng bạn đã có những thông tin, kiến thức cần thiết và không gặp phải rắc rối, khó khăn trong quá trình này.

Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới

Mẫu Đơn Xin Sửa Chữa Nhà Tập Thể

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể là một loại mẫu để xin phép cơ quan tổ chức có thẩm quyền với mục đích để sửa chữa lại các khu nhà tập thể sau một thời gian sử dụng. Liệu sau một thời gian sử dụng, khu nhà tập thể vẫn còn giữ nguyên được hiện trang ban đầu không; hay là xuất hiện các dấu hiệu cho thấy ngôi nhà chung đấy xuống cấp. Vì thế nên bạn cần phải sửa chữa lại nhà tập thể đấy, nhưng trước khi sửa chửa bất cứ gì cũng phải cũng cần có giấy phép xin. Và vì vậy, sửa chữa nhà tập thể cũng cần phải có đơn xin sửa chữa nhà tập thể. Hãy yên tâm, P-N sẽ giúp bạn có một mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể để nộp lên cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Nhà tập thể là nơi rất đông, không gian sống rất chật hẹp vì điều này nhiều gia đình đã quyết định sẽ sửa chữa cho không gian sống cho một cách phù hợp.Vì thế việc xin mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể là một vấn đề mà mọi người đều thắc mắc. Sữa chữa nhà tập thể là một vấn đề cấp thiết- do sau một thời gian sử dụng nhà tập thể xuống cấp, vì thế cần phải sửa chữa nhà tập thể gấp nếu không sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ ngôi nhà tập thể và cả đến cả sức khỏe của người sử dụng.

Những loại giấy tờ cần có trong mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể

Việc xin giấy phép sửa chữa nhà tập thể được cơ quan cấp quyền là một vấn đề, còn một vấn đề khác là sự đồng ý của quản lý khu tập thể.

Trong một đơn xin sửa chữa nhà tập thể gồm:

– Đơn xin sửa chữa nhà tập thể (theo mẫu hoặc viết tay) do chủ hộ đứng tên soạn.

– Bản sao những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu căn hộ, bản kiến trúc ngôi nhà tập thể của bạn.

– Giấy đăng ký kinh doanh nhà tập thể (nếu đó là căn nhà tập thể dùng để kinh doanh)

– Hồ sơ thiết kế tổng thể ngôi nhà, hệ thống bản vẽ mặt cắt móng nền nhà, sơ đồ hệ thống nước, điện, nước thải,…( những bản vẽ cần thiết về ngôi nhà).

Những loại giấy tờ cần thiết khác, hoặc những giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan.

Quy trình chuẩn bị mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể .

Trước khi sửa chữa nhà tập thể bạn nên cần tìm hiểu kỹ những điều cần thiết trước khi sửa chữa nhà.

Trước tiên bạn nên tìm một công ty dịch vụ sửa chữa nhà chất lượng uy tín, hỗ trợ khách hàng về dịch vụ đơn xin sửa chửa nhà cụ thể là mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể.

Tìm hiểu, so sánh các mẫu đơn sửa chữa nhà tập thể trên mạng của các công ty sửa chữa nhà tập thể, bạn nên viết tay hay chọn mẫu có sẵn đây cũng là một vấn đề phải suy nghĩ. Để hiểu rõ hơn bạn có thể đọc bài viết sửa chữa nhà viết tay của P-N chúng tôi. Cuối cùng, bạn nên chọn công ty sửa chữa nhà tập thể có mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể cụ thể, phù hợp nhất.

Để cho một đơn xin sửa chữa nhà tập thể đúng, hợp pháp nhưng ngắn gọn xúc tích hay liên hệ P-N chúng tôi để có một dịch vụ tốt nhất.

Lựa chọn một dịch vụ sửa chữa nhà tốt nhất.

Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong sửa chữa nhà ở, đặt biệt là sửa chữa nhà tập thể. Có khả năng xử lý trước mọi tình huống, đặc biệt những tình huống thường hay xảy ra trên công trường, giải quyết công việc kịp thời.

Khả năng thấu hiểu tâm lý của khách hàng, luôn hiểu và biết được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, luôn thấu hiểu tâm lý khách hàng, để lắng nghe được nhu cầu giải quyết những khó khăn của khách hàng.

Chia sẻ với khách hàng với những kiến thức cơ bản về sửa chữa nhà, có thế sửa tại nhà.

P-N là công ty sửa chữa nhà chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng và với đội ngũ nhân viên trẻ nhưng kinh nghiệm thì lại không trẻ, đội ngũ kỹ sư trẻ tốt nghiệp đại học và được đi đến các công trường để xử lý những tình huống thường xảy ra trên công trường từ khi còn trên ghế nhà trường. Bằng sự trẻ trung, năng động nhưng chất lượng dịch vụ luôn đảm bảo bằng sự uy tín trong công việc chúng tôi được khách hàng luôn lựa chọn dịch vụ của chúng tôi. P-N chúng tôi hỗ trợ mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể hỗ trợ khách hàng dịch vụ này, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi hơn trong sửa chữa nhà tập thể, khi bạn muốn sửa chữa nhà trọn gói thì bạn đừng quên gọi cho P-N chúng tôi để có một dịch vụ và chất lượng tốt nhất.

Thủ Tục Mua Bán Nhà Chung Cư Đã Bàn Giao Có Thể Bạn Bất Ngờ

Tôi đã tham khảo bài viết tư vấn mua nhà chung cư khi chưa có sổ hồng tuy nhiên tôi nhận thấy rằng: Theo như trả lời tư vấn ở trên, tôi có thể hiểu là áp dụng cho căn hộ chung cư chưa nhận bàn giao (CĐT chưa bàn giao nhà cho chủ đầu tiên) thì có quyền chuyển nhượng căn hộ nhiều lần, sổ ra sẽ đứng tên chủ cuối cùng. Tuy nhiên vấn đề tôi hỏi ở đây là chung cư đã nhận bàn giao, đã ở được vài năm (chưa ra sổ) thì luật sẽ như thế nào? Mong sự giúp đỡ! Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn về Thủ tục mua bán nhà chung cư đã bàn giao

Tại điều 118 Luật nhà ở 2014 tại điểm e khoản 2 có quy định:

“Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.”

Theo luật nhà ở 2005 thì không có quy định này, tuy nhiên để thuận tiện cho người bán và người mua thì Luật nhà ở 2014 đã có quy định và hiện tại đang được áp dụng nên anh vẫn có thể làm theo thủ tục lập “văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư” như trước đây.

Nếu chủ đầu tư đã nộp hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở đó anh có thể tham khảo theo hai cách sau:

– Phương án 1: Anh và bên bán có thể ký trước một hợp đồng đặt cọc (với nội dung hứa mua hứa bán). Sau khi căn nhà được cấp giấy chứng nhận, bên bán phải có trách nhiệm ký Hợp đồng bán nhà cho bên mua còn không thì bị phạt tiền cọc theo thỏa thuận của hai bên.

– Phương án 2: là hai bên có thể xem xét ký kết Hợp đồng ủy quyền về việc định đoạt toàn bộ, kể cả việc mua bán, chuyển nhượng…căn nhà này khi nhà đã được cấp Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước và Hợp đồng ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực tuy nhiên khi ký kết Hợp đồng ủy quyền này có thể xảy ra các rủi ro xảy ra vì HĐ ủy quyền có thể bị hủy bỏ giữa chừng vì người bán chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị đơn phương chấm dứt… theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005.

Như vậy, khi bạn mua nhà chung cư kể từ ngày nghị định 71/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 8/8/2010 bạn phải chú ý các điểm nêu trên.Khi mua nhà thì bạn phải làm các thủ tục thuế với cơ quan nhà nước trước khi được cấp Giấy chứng nhận là thuế trước bạ, thuế GTGT tính theo hóa đơn mua bán nhà của bạn với chủ đầu tư là doanh nghiệp.

Return back to Pháp lý bất động sản

Return back to Home