Top 12 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Bán Nhà Sau Ly Hôn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Kết Hôn Lại Sau Ly Hôn

Vợ chồng chị họ tôi đã ly hôn được 1 năm, có bản án của Tòa án nhân dân huyện. Nay họ lại tiếp tục chung sống với nhau và đã sinh được một đứa con. Khi đi làm giấy khai sinh cho con, chồng của chị tôi yêu cầu ghi tên cha đứa bé thì không được chấp nhận. Họ yêu cầu anh chị tôi phải đăng ký kết hôn lại, còn không thì không cấp khai sinh có ghi tên người cha. Xin hỏi anh chị tôi có phải đăng ký kết hôn lại không? Thủ tục đăng kí kết hôn lại sau khi ly hôn như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

1. Quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn

Theo Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề đăng ký kết hôn như sau:

“Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, chỉ cần đáp ứng điều kiện kết hôn tại Điều 8 và không thuộc những trường hợp cấm kết hôn là có thể đăng kí kết hôn với nhau.

2. Đăng kí kết hôn lại sau khi ly hôn

Pháp luật chỉ quy định thủ tục đăng kí kết hôn chứ không có quy định cụ thể về thủ tục đăng kí kết hôn lần đầu hay thủ tục đăng kí kết hôn lại.

Thứ nhất, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình chứng minh nhân dân;

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Trong trường hợp đăng ký kết hôn một trong hai người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận.

Thứ hai, ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Thứ ba, khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải có mặt.

Nếu đăng ký kết hôn lần thứ hai thì “giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân” của hai bạn là các giấy tờ chứng minh hiện các bạn đang độc thân như: quyết định của tòa án cho bạn ly hôn…

Nếu những giấy tờ này đã được cấp quá 6 tháng thì cần có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của các bạn (sau khi ly hôn).

Như vậy, khi anh chị bạn muốn làm khai sinh cho con sau khi đã ly hôn thì phải làm thủ tục đăng kí kết hôn lại giống như trước đây đã đăng kí kết hôn.

Nếu bạn còn vướng mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác, hãy liên hệ đến tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí 19006199 hoặc gửi thông tin qua Email để chúng tôi giải đáp những vướng mắc cho bạn!

Thủ Tục Ly Hôn Và Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn

Thủ tục giải quyết ly hôn như thế nào và ai có quyền nuôi con 2 tuổi sau ly hôn?

Câu hỏi: Hiện tại em đang bầu lăm tháng nhưng do mẫu thuẫn vợ chồng không thể hoà giải được. Chồng em lại công khai ngoại tình và đưa gái về nhà gia đình chồng cũng chấp nhận. Em giờ không có công ăn việc làm, chồng và gia đình chồng thì bỏ mặc không quan tâm chăm sóc. Em muốn ly hôn thì phải làm những thủ tục gì? Em có một cháu lớn được 2 tuổi. Em có được quyền nuôi cháu không?

Bộ luật Tố tụng Dân sự do Quốc hội ban hành ngày 08/12/2015;

Luật Hôn nhân và gia đình do Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015.

Tư vấn của luật sư

Về quyền yêu cầu và thẩm quyền giải quyết ly hôn. Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự là Tòa án cấp huyện, nơi một trong các bên thuận tình ly hôn.

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện, nơi vợ hoặc chồng đang sinh sống giải quyết yêu cầu ly hôn.

Về hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn. Căn cứ Điều 362 Bộ luật Tố tụng Dân sự và Điều 6 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ban hành ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hồ sơ yêu cầu bạn cần phải chuẩn bị bao gồm:

Đơn yêu cầu (theo mẫu);

Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);

Giấy khai sinh của con (bản sao, chứng thực);

Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (bản sao, chứng thực);

Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân (bản sao, chứng thực); – Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có).

Về trình tự và thủ tục giải quyết ly hôn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện. Sau thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ kèm theo, bạn nhận kết quả thụ lý của Tòa án về yêu cầu của mình. Nếu đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo được thụ lý, bạn tiến hành nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí. Cuối cùng, bạn phải tham gia phiên họp theo Giấy triệu tập của Tòa án.

Về án phí ly hôn. Nếu không có tranh chấp về tài sản, án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.

Theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình, quyền nuôi con sau ly hôn nếu con dưới 36 tháng tuổi thuộc về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn được 2 tuổi, tức 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về bạn nếu bạn có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc về bạn. Người chồng sau ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn theo quy định pháp luật.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN, Đối tác pháp lý tin cậy!

Thủ Tục Ủy Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Và một trong những hệ quả của việc ly hôn là giải quyết vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nuôi con chung của vợ chồng sau ly hôn. Hiểu được băn khoăn đó của những người trong cuộc, ACC xin chia sẻ một trong những nội dung được nhiều người quan tâm đối với vấn đề trên, đó chính là Thủ tục uỷ quyền nuôi con.

Ai có quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn?

Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.

Theo đó, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).

Trong trường hợp cha và mẹ không có đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con có thể ủy quyền cho người khác để nuôi con, ví dụ như ông bà, anh em của người cha hoặc mẹ.

Thủ tục uỷ quyền nuôi con

Thủ tục uỷ quyền nuôi con được thực hiện giống như thủ tục ủy quyền dân sự thông thường, theo đó, người ủy quyền (cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con) lập giấy ủy quyền để ủy quyền việc nuôi con cho người được ủy quyền.

Ngoài ra, người ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ ủy quyền nuôi con để thực hiện thủ tục trên. Hồ sơ ủy quyền nuôi con bao gồm:

– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)

– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực)

– Bản án ly hôn

– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con (xem bên dưới)

– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

ACC xin giới thiệu mẫu giấy ủy quyền nuôi con 2020 đến Quý khách hàng:

GIẤY ỦY QUYỀN (Về việc:…………………………..)

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Căn cứ luật hôn nhân và gia đình 2014;

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên:

……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:

Họ tên:………………………………………………………………… …………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….

Số CMND: …………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:…………………

Quốc tịch:……………………………………………………………………… ……………..

Họ tên:……………………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………

Số CMND: ……………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:……………………

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

………………………………………………………………………………………………………

Những điều cần lưu ý sau khi ủy quyền nuôi con

Khởi kiện giành quyền nuôi con

Sau khi ủy quyền nuôi con, cha hoặc mẹ đang có quyền trực tiếp nuôi con vẫn có thể bị bên còn lại khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, hay còn gọi là khởi kiện giành quyền nuôi con, nếu người được ủy quyền nuôi con vi phạm một trong những điều kiện để nuôi con sau:

Điều kiện về chủ thể:

Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại (Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Điều kiện về vật chất (kinh tế)

Vợ/chồng chứng minh có đủ điều kiện về vật chất như có tài sản thể hiện thông qua có công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi sống người con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu của người con.

Mọi điều kiện về vật chất nhằm đảm bảo cho người con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.

Điều kiện về tinh thần

Người có quyền nuôi con không được thực hiện các hành vi bao lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…

Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.

Vi phạm quy định về quyền nuôi con bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

Đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.

Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.

Thủ tục uỷ quyền nuôi con của ACC

ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục ủy quyền nuôi con. Trình tự ACC thực hiện như sau:

Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;

Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;

ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;

Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;

Bàn giao kết quả.

Thủ Tục Tách Thửa Đất Sau Khi Ly Hôn

Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013

Quy định về tách thửa đất sau ly hôn

Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng, dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất, theo đó:

“Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Như vậy phán quyết của tòa án là căn cứ về việc tách thửa đất và thay đổi quyền sử dụng.

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật đất đai

Thủ tục tiến hành tách thửa đất sau khi ly hôn

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị để tách thửa đất sau ly hôn gồm:

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp thực hiện quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Bản án, quyết định của Tòa án về việc phân chia tài sản khi ly hôn;

Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện để được giải quyết. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện :

Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Cập nhật ngày 08/09/2020

Yêu Cầu Gửi Báo Giá Tổng Đài Tư Vấn Luật Miễn Phí Đội Ngũ Luật Sư