Vay thế chấp sổ đỏ, vay cầm cố sổ đỏ tại ngân hàng là hình thức vay vốn được nhiều khách hàng tỏ ra quan tâm hiện nay. Vậy hình thức này có lợi ích gì, điều kiện, thủ tục vay như thế nào?
Tìm hiểu về vay thế chấp sổ đỏ
Vay thế chấp sổ đỏ là việc người đi vay dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở để làm tài sản thế chấp, cầm cố nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó đối với ngân hàng. Tài sản thế chấp do ngân hàng nắm giữ hoặc thỏa thuận để bên thứ 3 nắm giữ (nhưng thường là ngân hàng nắm giữ).
Lưu ý: Cần phân biệt vay thế chấp tài sản (ở đây là sổ đỏ) với cầm cố tài sản ở chỗ, trường hợp cầm cố, người đi vay phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ, còn trường hợp thế chấp, bên thế chấp được giữ tài sản của mình để khai thác và sử dụng.
Khi thực hiện vay thế chấp khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như:
Hưởng các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với hạn mức tối đa 70% giá trị bất động sản làm tài sản đảm bảo, thời gian vay có thể lên tới 25 năm.
Hưởng lãi suất tính theo dư nợ giảm dần với lãi suất ưu đãi thời gian đầu dưới 10%, đồng thời có thể trả nợ theo phương thức đa dạng như trả góp theo tháng hoặc quý, năm.
Để nắm rõ điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ đỏ tại các ngân hàng hiện nay như thế nào bạn đọc hãy theo dõi nội dung sau.
Điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ đỏ
Để thực hiện vay vốn thế chấp hay cầm cố sổ đỏ, bạn cần đáp ứng một số điều kiện và thủ tục nhất định như sau:
Điều kiện
Là công dân Việt Nam độ tuổi từ 20 – 65, có đầy đủ năng lực pháp lý.
Có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi có chi nhánh ngân hàng cho vay.
Có thu nhập ổn định trên 3 triệu/tháng, chứng minh được năng lực trả nợ.
Có tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhà đất thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc được bảo lãnh bởi quyền sở hữu của bên thứ 3.
Có phương án sử dụng vốn vay phù hợp, khả thi, tuyệt đối không được sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh bất hợp pháp.
Chưa từng có nợ xấu, lịch sử tín dụng CIC tốt.
Thủ tục
Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ.
Hộ khẩu/giấy chứng nhận tạm trú.
CMND/hộ chiếu.
Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng.
Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (không bắt buộc).
Các giấy tờ khác theo quy định ngân hàng.
Tham khảo về điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ đỏ VPBank để bạn nắm rõ những thông tin, giấy tờ cần có khi vay thế chấp sổ đỏ tại 1 ngân hàng cụ thể.
Quy trình vay thế chấp sổ đỏ
Quy trình vay thế chấp sổ đỏ sẽ bắt đầu được tiến hành khi bên cho vay nhận đủ hồ sơ vay vốn từ bên vay, bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và phê duyệt hồ sơ. Mỗi ngân hàng có những điều kiện thẩm định và phê duyệt hồ sơ khác nhau tùy theo định hướng chiến lược từng thời kì
Bước 2: Thực hiện thẩm định và định giá tài sản (sổ đỏ) dùng thế chấp để vay vốn. Việc định giá có thể do nội bộ ngân hàng hay bên thẩm định giá thứ ba, thường là 1 công ty định giá do ngân hàng chỉ định.
Bước 3: Sau khi tài sản thế chấp, cầm cố xác định được giá trị thì ngân hàng sẽ quyết định bạn được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này.
Bước 4 : Sau thỏa thuận về hạn mức vay cũng như giá trị tài sản đảm bảo, tài sản cầm cố thì sẽ tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp. Việc ký hợp đồng thế chấp sẽ được thực hiện dưới sự chứng kiến và xác nhận của công chứng viên.
Bước 5: Đăng ký giao dịch đảm bảo
Để khoản vay thế chấp sổ đỏ đảm bảo được công nhận và bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng, sau khi công chứng hợp đồng thế chấp, ngân hàng sẽ đăng ký việc đồng ý thế chấp trên tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền (thông thường là tại văn phòng đăng ký đất đai quận hay Sở Tài Nguyên và Môi Trường).
Việc đăng ký này sẽ có kết quả sau 3 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Với quy trình vay vốn như trên bạn nên lưu ý để chủ động thời gian và tài chính cho bản thân.
Một số ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất thấp
Vay thế chấp sổ đỏ mua xe Vay thế chấp sổ đỏ mua nhà Vay thế chấp sổ đỏ để kinh doanh
Có thể nhận thấy ở mỗi mục đích vay khác nhau, lãi suất tại các ngân hàng sẽ có sự chênh lệch. Với sản phẩm vay thế chấp để mua nhà, ngân hàng Phương Đông (OCB) có lãi suất thấp nhất với 5,99%/năm. Tiếp đến là ngân hàng Maritimebank với lãi suất 5,99%/năm và ngân hàng Việt Á với lãi suất 6%/năm.
Với sản phẩm vay thế chấp mua xe, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có lãi suất thấp nhất với 4,9%/năm, ngân hàng SeABank có lãi suất là 5,25%/năm và ngân hàng Việt Á có lãi suất 6%/năm.
Với sản phẩm vay thế chấp kinh doanh, ngân hàng Phương Đông (OCB) có lãi suất thấp nhất với 5,99%/năm, ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) có lãi suất 6,5%/năm và ngân hàng Quốc Dân (NCB) có lãi suất 6,5%/năm.