Bán nhà đất Nam Định khi chồng mất cần hiểu rõ thủ tục
Xét theo quyền sử dụng đất xác lập trước thời kỳ hôn nhân
Quyền sử dụng đất xác lập trước thời kỳ hôn nhân tức là chồng bạn toàn quyền sở hữu. Tuy nhiên, trước khi mất người này không để lại di chúc thì mảnh đất sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể là chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết.
Xét theo quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân
Bên cạnh đó, phần tài sản của chồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người được thừa kế sẽ là vợ, bố chồng, mẹ chồng. Ngoài ra, bạn còn phải thực hiện khai nhận di sản thừa kế của chồng và thỏa thuận với những người khác.
Cụ thể như việc bạn sẽ thừa kế toàn bộ thửa đất nhưng phải thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản mà bố, mẹ chồng bạn được hưởng. Thỏa thuận này cần được lập thành văn bản công chứng để đảm bảo tính pháp lý.
Thủ tục bán nhà đất Nam Định khi chồng mất
Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để sang tên quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với dất
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
Văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng, chứng thực
Cha mất ai sẽ là người được hưởng thừa kế?
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự. Cụ thể như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi. Đồng thời, con đẻ, con nuôi của người chết cũng nằm trong trường hợp này.
Hàng thừa kế thứ hai
Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại., anh ruột, chị ruột, em ruột. Đồng thời, cháu ruột của người chết mà người chế là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Hàng thừa kế thứ ba
Hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không không còn ai ở hàng thừa kế trước hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền thừa kế.