Top 11 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Bán Nhà Đồng Sở Hữu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Tư Vấn Thủ Tục Mua Bán Nhà Thừa Kế Đồng Sở Hữu ?

Vậy trong trường hợp của tôi thì toà án sẽ giải quyết thế nào? Trình tự mua bán nhà thừa kế đồng sở hữu nhưng có thành viên ko đồng ý ra sao? Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: T.D

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật đất đaicủa Kiến thức Luật pháp.

Luật sư tư vấn luật đất đai:: Yêu cầu tư vấn

1. Căn cứ pháp lý

Luật nhà ở năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2005 (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)

2. Nội dung tư vấn

– Trường hợp của bạn tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự

Theo quy định tại Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005 về định đoạt tài sản chung

“ 1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại”.

Tòa án sẽ giải quyết trường hợp của bạn nếu các bên không thỏa thuận được thì sẽ chia tài sản thuộc sở hữu chung đó theo điều 224 của bộ luật dân sự năm 2005 như sau:

Điều 224.Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán

– Theo luật nhà ở năm 2014 quy định như sau:

Điều 126. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự

– Như vậy trình tự bán nhà ở thuộc sở hữu chung căn cứ theo quy định trên, để bán được căn nhà đó thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả 8 người là chủ sở hữu căn nhà.

Trường hợp người không đồng ý bán thì những người còn lại có quyền làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết. Khi đó, người không đồng ý bán có quyền ưu tiên mua, trong thời hạn 3 tháng nếu người đó không mua thì những người còn lại có thể bán cho người khác

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến

Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Đồng Sở Hữu.

Dear luật DƯƠNG GIA.! Tôi tên Thành có một thắc vấn đề đất đai chung nhà thờ nhờ đoàn luật tư vấn dùm Nhà có 5 anh chị em đã chia đất mỗi người một phần hiện chỉ còn một mảnh cho nhà thờ. Bây giờ muốn bán một phần để tu bổ cho nhà thờ mà 1 trong 5 anh em không đồng ý thì có bán được không. Nếu một trong 5 người bỏ tiền ra mua mà không cần cắt quyền sử dụng đất chỉ cho làm hàng rào để rào lại có được không. Nhờ đoàn luật tư vấn dùm tôi chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật đất đai – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xác định đối tượng tài sản: nhà thờ là thuộc sở hữu chung của 5 anh em bạn

Căn cứ theo quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 218. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại”.

Chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt đối với phần tài sản thuộc tài sản đồng sở hữu của nhiều chủ sở hữu. Trường hợp muốn chuyển nhượng phần tài sản sở hữu chung thì phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên đồng sở hữu

Căn cứ Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:

“1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.”

Theo quy định trên, trường hợp có nhiều người cùng là đồng chủ sở hữu của quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được tất cả các đồng sở hữu ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.

Trong trường hợp này, tài sản mà bạn nhắc đến là nhà thờ thuộc đồng chủ sở hữu của 05 người. Do đó, để việc chuyển nhượng hợp pháp thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chữ ký của tất cả đồng chủ sở hữu hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký tên trong giao dịch. Do đó, việc mua bán chuyển nhượng chỉ được thực hiện hợp pháp nếu có sự đồng thuận của tất cả mọi người. Trong trường hợp có một người không đồng ý thì giao dịch mua bán này không thực hiện được. Nếu như có một trong năm người đồng sở hữu muốn mua lại toàn bộ phần đất này mà bốn người còn lại đồng ý thì các bạn hoàn toàn có thể thực hiện giao dịch này.

Lưu Ý Khi Mua Nhà Đất Sổ Hồng Chung, Sổ Hồng Đồng Sở Hữu.

Sổ hồng chung, sổ đỏ chung là gì ?

Sổ hồng chung có vay ngân hàng được không.

Sổ hồng chung về mặt lý thuyết vẫn có thể được dùng để vay ngân hàng. Nhưng trên thực tế điều này rất hiếm khi xảy ra. Lý do vì nếu một cá nhân đứng tên chung trên sổ muốn vay ngân hàng để hoàn thiện thủ tục hồ sơ cần phải có chữ ký đồng thuận của tất cả những chủ sở hữu còn lại, và tất nhiên nếu các chủ sở hữu còn lại là những người xa lạ thì người cần vay vốn khó có sự chấp thuận. Đây chính là lý do hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam khó chấp nhận cho vay bằng sổ hồng chung.

Mua nhà sổ chung có tách sổ được không.

Sổ đỏ, sổ hồng chung là xác lập quyền sở hữu cho 2 chủ sở hữu trở lên và hoàn toàn có thể được tách sổ riêng theo quy định về thủ tục tách thửa.

Tuy nhiên, để được tách thửa đất thì cần đảm bảo diện tích tối thiểu nếu đất chung có diện tích nhỏ hơn thì thực sự là khó có thể làm thủ tục tách thửa đất, làm sổ đỏ riêng theo quy định cụ thể của từng tỉnh theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 Luật Đất đai năm 2013. Do đó nếu bạn muốn tách thửa đất thì trước hết phải xem nếu đất tách sổ riêng có đảm bảo diện tích đất tách thửa tối thiểu theo quy định của địa phương đó hay không. Nếu đủ điều kiện về diện tích tối thiểu thì sẽ thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất.

Chuẩn bị hồ sơ xin tách sổ:

Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh quy định.

Đóng lệ phí địa chính (mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định). Nếu là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính.

Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì thời gian hạn thêm theo quy định.

Mua nhà sổ hồng chung cần giấy tờ gì.

Theo quy định thì nhà đất sổ hồng, sổ đỏ chung sẽ thuộc trường hợp tài sản chung hợp nhất của các đồng sở hữu. Và quyền sở hữu chung này có thể là hợp nhất, có thể phân chia và không thể phân chia. Và các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Vì vậy, nếu muốn chuyển nhượng cho người khác tài sản thuộc sở hữu chung đó thì phải xem xét tài sản đó có thể phân chia hay không. Nếu phân chia sẻ sẽ có thể tách sổ riêng cho người mua, nếu không thể phân chia thì người mua cũng chỉ có thể sử dụng chung và tất nhiên là mua nhà đất xác lập quyền sở hữu chung với các đồng sở hữu còn lại.

Tuy nhiên, lưu ý quyền chuyển nhượng nhà đất chung sổ của một chủ sở hữu cho người khách chỉ hợp pháp khi có văn bản của những người chủ đồng sở hữu khác đồng ý cho chuyển nhượng. Khi có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu khác cho phép chuyển nhượng phần của mình cho người khác thì sẽ mà các thủ tục sau:

Xác lập hợp đồng chuyển nhượng.

Hợp đồng mua bán nhà đất phải bằng văn bản lập tại văn phòng công chứng để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Hợp đồng phải có chữ kỹ của bên bán, bên mua và cả các đồng sở hữu bất động sản là đối tượng trong giao dịch mua bán.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Người mua, bán nhà đất cần phải nộp lệ phí trước bạ 0,5 % do bên mua đóng và 2 % trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng do bên bán đóng. Chuẩn bị hồ sơ kê khai gồm có:

02 tờ khai lệ phí trước bạ do bên mua ký;

02 tờ khai thuế thu nhập cá nhân do bên bán ký;

Bản chính hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng;

01 bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

01 bản sao có chứng thực CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo nộp thuế thì các bên cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên sổ đỏ).

Sau khi nộp thuế và phí, các bên làm thủ tục kê khai hồ sơ sang tên bao gồm:

Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký), trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.

Hợp đồng chuyển nhượng 01 bản có công chứng

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc).

Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc).

Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.

Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu chung còn lại.

Đóng nộp các khoản lệ phí:

Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;

Lệ phí thẩm định tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).

Sau khi thực hiện các thủ tục trên cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và làm thủ tục cấp sổ mới, theo giấy hẹn để lấy sổ.

Có nên mua nhà liền kề sổ chung.

Nhiều người hỏi có nên mua nhà liền kề chung sổ không. Câu trả lời là không nên trừ khi bạn không đủ tài chính mua nhà sổ riêng và nhà sổ chung phải đảm bảo những giấy tờ hợp pháp.

Mua nhà đất sổ chung không thể làm các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán công chứng theo quy định của pháp luật nếu như không có giấy ủy quyền đồng ý cho người bán thực hiện chuyển quyền sử dụng cho người khác. Và điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn chọn mua mảnh đất hay nhà đó mà không có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu, có nghĩa là bạn sẽ không thể ký kết hợp đồng công chứng, làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng đó không có giá trị pháp lý.

Tốt nhất, nên mua và nếu muốn mua hãy yêu cầu người bán làm thủ tục tách sổ đỏ riêng rồi mới xác lập giao dịch. Trường hợp xác định sẽ mua đất không thể tách sổ và chấp nhận chung sở hữu thì mua đất sổ chung cần giấy tờ gì để đảm bảo tính hợp pháp. Chắc chắn chỉ nên mua đất sổ chung có giấy văn bản đồng ý của các đồng sở hữu còn lại cho phép giao dịch chuyển nhượng nếu không giao dịch của bạn sẽ vô hiệu, tiền mất, tật mang.

Đồng thời, làm hợp đồng mua bán cần phải qua công chứng và đặc biệt không mua đất sổ chung công chứng vi bằng vì vi bằng do Thừa phát lại lập không thể thay công chứng, chứng thực bởi công chứng vi bằng chỉ ghi nhận sự kiện, hành vi và có giá trị về mặt chứng cứ trong xét xử chứ không thể thay thế được công chứng do công chứng viên thực hiện.

Nhiều người vẫn hỏi có nên mua nhà liền kề chung sổ không, mua đất nền, đất phân lô chung sổ. Loại đất này rủi ro rất lớn nếu như bạn không biết về pháp lý của đất. Nếu đất dính quy hoạch và bị thu hồi thì lúc này các đồng sở hữu sẽ trắng tay.

Những trường hợp thu hồi đất nhưng không được nhận bồi thường về đất TÌM HIỂU THÊM.

Vi bằng có làm được sổ hồng được không.

Vi bằng được lập bởi Thừa Phát Lại và vai trò của Thừa Phát Lại chỉ lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, giấy tờ, tài sản… hoặc ghi nhận buổi làm việc của các bên về việc thực hiện chuyển nhượng; Thừa phát lại không chứng nhận hợp đồng, giao dịch bất động sản, vì thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực.

Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của công chứng, bao gồm các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Mặt khác, vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp.

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thuộc phạm vi của công chứng. Trả lời cho câu hỏi vi bằng có làm sổ hồng được không? Chắc chắn điều đó không thể thực hiện được.

Mua nhà công chứng vi bằng có an toàn không.

Mua nhà hoặc đất bằng hình thức công chứng vi bằng có an toàn không, câu trả lời chắc chắn là không an toàn.

Lý do vi bằng được lập bởi Thừa phát lại, mà Thừa phát lại chỉ là trực tiếp chứng kiến hành vi giao nhận tiền khi mua bán nhà đất chứ không có quyền công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất. Vì người mua không có quyền sử dụng: xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng… đối với tài sản mình đã bỏ tiền ra mua, trong trường hợp xảy ra tranh chấp vi bằng không có giá trị pháp lý trong mua bán nhà đất. Nhiều trường hợp hiện nay người mua nhà đất bằng hình thức công chứng vi bằng bị trắng tiền và cũng không nhận được đất.

Những rủi ro khi mua nhà đất sổ chung.

Thứ nhất người mua sẻ bị hạn chế về quyền sử dụng đất và người bán không đáp ứng được các điều kiện pháp lý để tách sổ cho từng căn.Tất cả các thủ tục vay thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và thừa kế đều gặp rắc rối và hạn chế hơn, không thể tự mình định đoạt được quyền sở hữu của mình. 

Thứ hai nếu như không có giấy ủy quyền đồng ý cho người bán thực hiện chuyển quyền sử dụng cho người khác thì không thể làm các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán công chứng theo quy định của pháp luật.

Thứ ba khi mua nhà đất sổ chung thường gặp rủi ro về mặt pháp lý do mua nhà mà người bán chỉ có sổ chung. Trường hợp thỏa thuận viết tay mà không được công chứng chỉ ra văn phòng thừa phát lại lập vi bằng thì sẻ không được pháp luật công nhận. Vì luật pháp quy định việc mua bán nhà đất phải được lập hợp đồng mua bán và phải công chứng tại văn phòng công chứng.

Những điều cần biết và cách mua nhà đất an toàn.

Vậy làm sao để mua nhà đất được an toàn người đọc có thể xem qua thêm bài viết này  BẤM ĐỌC THÊM.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Dự án bất động sản nhà đầu tư không nên bỏ qua.

Nghị Định Về Nhà Ở Thuộc Sở Hữu Nhà Nước

Chương IVQUẢN LÝ VIỆC BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 24. Quy định về loại nhà ở không thuộc diện được bán

1. Nhà nước không thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đối với các loại nhà sau đây:

a) Nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25 của Nghị định này;

b) Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước;

c) Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để cải tạo, xây dựng lại thành nhà ở mới hoặc để xây dựng các công trình khác;

d) Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện phải thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở gắn với di tích lịch sử – văn hóa được cơ quan có thẩm quyền xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

e) Nhà chung cư bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc sử dụng độc lập, tự nguyện, có sự đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua và căn hộ này không nằm trong nhà chung bị hư hỏng quy định tại điểm này;

Đối với những biệt thự được thống kê, rà soát sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì các biệt thự này cũng được quản lý theo các tiêu chí mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Đối với nhà ở không thuộc diện được bán quy định tại Khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thực hiện xử lý nhà ở này thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, người đang thuê được giải quyết theo chính sách hiện hành về nhà ở, đất ở.

Điều 25. Quy định về đối tượng được mua và điều kiện nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện được bán

1. Đối với nhà ở cũ thuộc diện được bán thì đối tượng được mua và điều kiện bán nhà ở được quy định như sau:

a) Người mua phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở, đã đóng tiền thuê nhà ở đầy đủ theo quy định, có đơn đề nghị mua nhà ở và nhà ở đó không có tranh chấp, khiếu kiện;

b) Nếu nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân theo quy định trước khi thực hiện bán nhà ở này;

c) Trường hợp bán nhà có nguồn gốc không phải là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 thì nhà ở này phải bảo đảm các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định tại Nghị định này.

2. Đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên mà Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng hoặc thuộc diện phải di dời đến địa điểm khác theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nhà ở này không thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng công trình khác thì Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang quản lý nhà ở đó phải báo cáo Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi công năng sử dụng và thực hiện việc quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước hoặc bán nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

3. Đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đang do các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý mà có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét, quyết định chính sách, cơ chế bán đối với loại nhà ở này.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này.

Điều 26. Cơ quan bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này.

Điều 27. Giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Cơ quan quản lý nhà ở thành lập Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quy định tại Khoản 1 Điều 4 (nếu là nhà ở do cơ quan trung ương quản lý), trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này (nếu là nhà ở do địa phương quản lý) phê duyệt trước khi thực hiện bán nhà ở.

2. Đối với nhà ở cũ (không phân biệt trường hợp mua một nhà ở hoặc mua nhiều nhà ở) thì giá bán nhà ở bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất được quy định như sau:

a) Tiền nhà được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng; giá trị còn lại được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng nhà ở. Đối với nhà ở cấp IV mà người thuê đã phá dỡ, xây dựng lại trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị còn lại của nhà được tính bằng 0 (bằng không);

b) Tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và căn cứ vào vị trí của đất ở, tầng nhà như sau:

– Đối với nhà ở nhiều tầng có nhiều hộ ở thì tính bằng 10% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đất và phân bổ cho các tầng theo các hệ số tầng tương ứng;

– Đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở, nhà biệt thự có một hộ hoặc có nhiều hộ ở thì tính bằng 40% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đối với phần diện tích đất trong hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đối với phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính bằng 100% giá đất ở.

Trường hợp nhà biệt thự có nhiều hộ ở thì diện tích đất để tính tiền sử dụng đất của mỗi hộ bao gồm: Diện tích đất sử dụng riêng không có tranh chấp; diện tích đất xây dựng nhà biệt thự được phân bổ cho các hộ theo diện tích sử dụng nhà của mỗi hộ tương ứng với hệ số tầng; diện tích đất sử dụng chung trong khuôn viên của nhà biệt thự được phân bổ cho các hộ sử dụng chung (tính theo số hộ đang sử dụng nhà biệt thự). Việc tính tiền sử dụng đất của mỗi hộ được thực hiện từ phần diện tích đất xây dựng nhà biệt thự có nhiều hộ ở trước, sau đó tính các phần diện tích khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể việc phân bổ phần diện tích đất khi bán nhà biệt thự cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương;

c) Trường hợp nhà ở cũ khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân và của tập thể mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tiền mua nhà ở được tính như sau:

– Đối với tiền nhà thì thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này nhưng người mua được trừ số tiền đã góp xây dựng nhà ở trước đây (tính trên tỷ lệ % số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình nhà ở);

– Đối với tiền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở; hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng của nhà ở; việc phân bổ hệ số các tầng nhà khi chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở của nhà ở cũ.

Điều 28. Nguyên tắc miễn, giảm tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm tiền sử dụng đất và tiền nhà.

2. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chỉ xét một lần cho người mua nhà ở; trường hợp một người được hưởng nhiều chế độ giảm thì chỉ áp dụng mức giảm cao nhất để tính. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người đang thuê thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng người nhưng tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất mà người mua nhà phải nộp;

b) Không thực hiện việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với trường hợp mua nhà ở quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này;

c) Người đã được hưởng các chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc đã được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi được giao đất làm nhà ở hoặc đã được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng tiền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không được hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.

3. Việc giảm tiền nhà phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Việc giảm tiền nhà không được tính trùng về thời gian, đối tượng. Mỗi đối tượng chỉ được giảm một lần khi mua nhà ở đang thuê;

b) Không thực hiện giảm tiền nhà đối với trường hợp mua nhà ở quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này;

c) Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên có tên trong cùng hợp đồng thuê nhà hoặc cùng hộ khẩu thường trú tại địa chỉ nhà ở thuộc diện được giảm tiền mua nhà thì được cộng số tiền mua nhà ở được giảm của từng thành viên để tính tổng số tiền mua nhà ở được giảm của cả hộ gia đình nhưng mức tiền nhà được giảm không được vượt quá số tiền mua nhà phải nộp (không bao gồm tiền sử dụng đất) trong giá bán nhà;

d) Số năm được tính để giảm tiền nhà là số năm công tác thực tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước quản lý tính đến thời điểm ký hợp đồng mua nhà. Khi tính số năm công tác nếu có tháng lẻ từ sáu tháng trở xuống thì tính bằng nửa năm và trên sáu tháng thì tính tròn một năm.

Điều 29. Đối tượng được miễn, giảm và mức miễn, giảm tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

a) Người có công với cách mạng quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;

b) Hộ nghèo theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ;

c) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.

2. Mức miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người mua nhà ở thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị được giảm 60% tiền sử dụng đất phải nộp; đối với hộ nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

3. Đối tượng được giảm tiền nhà khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

b) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lực lượng vũ trang;

c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí có thời gian hoạt động ở các chiến trường A, B, C, K;

d) Cán bộ công tác tại xã, phường hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc hưởng sinh hoạt phí theo định suất do Nhà nước quy định;

đ) Công nhân, viên chức làm việc thường xuyên từ một năm trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng và đoàn thể;

e) Những đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản này được cử sang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất, các văn phòng đại diện kinh tế, thương mại được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi Chính phủ, cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình nước ngoài đặt tại Việt Nam và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác;

g) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp thôi việc trước và sau khi có Quyết định số 111/HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hoặc trước và sau khi có Bộ luật lao động năm 1995;

h) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà hưởng trợ cấp phục viên hoặc xuất ngũ; những người phục viên trước năm 1960;

i) Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Các giấy tờ để xác định đối tượng thuộc diện được giảm tiền nhà ở và thời gian công tác thực tế để tính giảm tiền mua nhà ở được thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Mức giảm tiền nhà khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:

a) Mỗi năm công tác người mua nhà được giảm tương ứng với 0,69 lần mức lương tối thiểu dùng để áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người mua nhà ở có thời gian làm việc trong lực lượng vũ trang thì mỗi năm công tác trong lực lượng vũ trang được giảm số tiền tương ứng bằng 1,24 lần mức lương tối thiểu quy định tại điểm này;

b) Trường hợp người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn có năm công tác để tính giảm nhưng tổng số tiền được giảm tính theo năm công tác nhỏ hơn 6,9 lần mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ thì được giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu cho một người; trường hợp không có năm công tác để tính thì được giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu.

Riêng đối với người thuộc hộ nghèo thì thực hiện tính giảm cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

Điều 30. Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện thông qua hợp đồng mua bán nhà ở ký kết giữa cơ quan quản lý nhà ở với người mua nhà. Hợp đồng mua bán nhà ở bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ của các bên;

b) Mô tả đặc điểm của nhà ở (địa chỉ, loại nhà…);

c) Giá bán và phương thức thanh toán; ghi rõ số tiền được miễn, giảm (nếu bên mua thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở);

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Cam kết của các bên;

e) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp;

g) Các thỏa thuận khác (nếu có);

h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

i) Chữ ký của các bên.

2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Xây dựng quy định và ban hành hợp đồng mẫu mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Điều 31. Trình tự, thủ tục bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Trình tự, thủ tục bán nhà ở được thực hiện như sau:

a) Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở đó;

b) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách người mua nhà ở; khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở kiểm tra để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định việc bán nhà ở;

c) Căn cứ vào quyết định bán nhà ở của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;

d) Thời gian thực hiện bán nhà ở là không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận.

Việc cấp Giấy chứng nhận cho người đã mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải gửi danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy và sao một (01) bản Giấy chứng nhận cho cơ quan quản lý nhà ở lưu để theo dõi.

2. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định về trình tự, thủ tục bán nhà ở quy định tại Điều này, bảo đảm nguyên tắc chặt chẽ về hồ sơ, đơn giản về thủ tục, nhanh chóng về thời gian, tạo thuận lợi cho người mua nhà ở.

Điều 32. Quyền và trách nhiệm của bên bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Thực hiện việc bán nhà ở theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định tại Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

2. Yêu cầu bên mua trả tiền mua nhà và nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định và đúng thời hạn ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở.

3. Phổ biến nội dung quy chế quản lý sử dụng nhà ở cho người mua đối với nhà ở là căn hộ chung cư hoặc nhà biệt thự.

4. Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua sau khi hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở.

5. Không được yêu cầu bên mua nộp thêm các giấy tờ ngoài hồ sơ mua nhà ở theo quy định.

6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Yêu cầu bên bán nhà thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thời gian bán nhà ở theo quy định.

2. Được miễn, giảm tiền mua nhà ở nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được miễn, giảm theo quy định tại Nghị định này.

4. Trả đủ tiền mua nhà theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở.

6. Yêu cầu bên bán làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đã mua và nhận Giấy chứng nhận.

7. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Giải quyết bán đối với nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã bố trí để ở sau ngày 27 tháng 11 năm 1992

1. Trường hợp nhà ở được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì thực hiện bán cho người đang thuê theo quy định sau đây:

a) Điều kiện nhà ở được bán:

– Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, không có tranh chấp khiếu kiện, phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở và người đang thuê có nhu cầu mua;

– Đối với loại nhà không có nguồn gốc là nhà ở thì còn phải bảo đảm các điều kiện: Nhà ở này phải tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan, phải có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh, phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương và cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng.

b) Giá bán nhà ở được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này.

2. Trường hợp nhà ở được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện bán cho người đang thuê theo quy định sau đây:

a) Nhà ở bán phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Giá bán nhà ở bao gồm:

– Tiền nhà được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;

– Tiền sử dụng đất được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán (không phân biệt diện tích trong hạn mức đất ở hay ngoài hạn mức đất ở).

3. Các trường hợp mua nhà ở quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không được miễn, giảm tiền mua nhà ở.

4. Đối với nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã được bố trí làm nhà ở mà không có đủ điều kiện bán theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 35. Giải quyết phần diện tích nhà sử dụng chung và diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Đối với trường hợp nhà ở có nhiều hộ ở mà Nhà nước đã bán hết phần diện tích nhà thuộc quyền sử dụng riêng cho các hộ nhưng chưa bán phần diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung trong khuôn viên của nhà ở đó, nếu người đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở đã mua có nhu cầu mua toàn bộ phần diện tích sử dụng chung này thì giải quyết như sau:

a) Người mua phải nộp tiền nhà và tiền sử dụng đất đối với phần diện tích sử dụng chung này;

b) Mức thu tiền nhà được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;

c) Mức thu tiền sử dụng đất tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán.

2. Đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà khi thực hiện bán hóa giá nhà ở hoặc khi thực hiện bán nhà ở theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở nhưng Nhà nước chưa giải quyết chuyển quyền sử dụng đất cho người mua đang thực tế sử dụng nhà ở đó hoặc khi Nhà nước thực hiện bán nhà ở theo quy định của Nghị định này thì giải quyết phần diện tích đất liền kề này như sau:

a) Chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nếu phần diện tích này không có tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở;

b) Tiền sử dụng đất được tính bằng 40% giá đất ở đối với diện tích trong hạn mức đất ở, tính bằng 100% giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đó (hạn mức đất ở được tính bao gồm cả diện tích đất có nhà ở đã mua và diện tích đất liền kề). Giá đất để tính tiền sử dụng đất được áp dụng theo bảng giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề đó.

Đối với diện tích đất ngoài khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Đối với trường hợp xây dựng nhà ở trên đất trống trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở và không có tranh chấp thì người đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; mức thu tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện công nhận quyền sử dụng đất.

4. Đối với phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung mà chủ sở hữu nhà ở không mua thì cơ quan quản lý nhà ở thực hiện quản lý theo quy định của Nghị định này và theo pháp luật về nhà ở.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định tại Điều này và tình hình thực tế của địa phương có trách nhiệm ban hành quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đối với các trường hợp quy định tại Điều này.