Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Bán Đất Gồm Những Giấy Tờ Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Mua Bán Đất Gồm Những Giấy Tờ Gì?

Em năm nay 28 tuổi, độc thân. Mẹ em 60 tuổi. Em định mua một miếng đất ở quê ngoại (Hộ khẩu thường trú của em và mẹ em ở quê nội) trong cùng một huyện ở Bắc Ninh

Miếng đất em định mua có diện tích 1 xào ( = 360 mét vuông) trong đó có khoảng 70 m2 là đất ao San lấp chưa chuyển thành sổ đỏ, phần còn lại 290 mét vuông là nằm trong tổng diện tích đất ở của chủ nhà.

Em thỏa thuận sẽ mua đất theo 2 hợp đồng mua bán:

Hợp đồng 1: mua bán đất ở (đã có sổ đỏ)

Hợp đồng 2: mua bán đất ao (đất chưa có sổ đỏ – trước là ao – bị san lấp)

– Nội dung 2 hợp đồng này gồm nhưng giấy tờ gì?

– Nếu sau này em có nhu cầu chuyển đổi 70 mét vuông đất ao này thành đất ở thì có bị phạt ( vì đã san lấp khi chưa được chuyển đổi)? phí phạt là bao nhiêu? thủ tục chuyển đổi gồm những giấy tờ gì?

– Sau khi chuyển đổi xong, em muốn gộp tiếp 290 m2 + 70m2 thành Chung một cuốn sổ đỏ thì có được không và thủ tục như thế nào ạ?

Thứ nhất: Đối với vấn đề tài sản sau ly hôn, trong trường hợp bạn không nhập tài sản riêng của bạn vào tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì đó là tài sản riêng của bạn.

Tuy nhiên nếu bạn nhập tài sản của bạn hình thành trước thời kì hôn nhân vào tài sản chung, thì đó là tài sản chung của vợ chồng bạn, trong đó tính đến công sức đóng góp của vợ/chồng đối với tài sản đó.

Thứ hai: Về hồ sơ mua bán đất, 2 bên mua bán cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Giấy tờ bên bán cần cung cấp

1.Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

Trường hợp bán một phần nhà đất thì cần có thêm các giấy tờ sau:

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ hiện trạng nhà

2. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên bán (cả vợ và chồng)

3. Sổ Hộ khẩu của bên bán (cả vợ và chồng)

4. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán

*Trong trường hợp bên bán gồm một người cần có các giấy tờ sau :

1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân)

2. Bản án ly hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn)

3. Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước khi có tài sản)

4. Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia, bản án phân chia tài sản)

5. Hợp đồng uỷ quyền bán (Nếu có )

Giấy tờ bên mua cần cung cấp

1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên mua.

2. Sổ hộ khẩu của bên mua

3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên mua.

4. Hợp đồng uỷ quyền mua (Nếu có)

Thứ ba: Nếu sau này bạn có nhu cầu chuyển đổi 70 mét vuông đất ao này thành đất ở thì có bị phạt ( vì đã san lấp khi chưa được chuyển đổi)? thủ tục chuyển đổi gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ tại Điểm e Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 có quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong trường hợp bạn có quyền làm thủ tục chuyển từ đất ao sang đất ở. Và để chuyển mục đích sử dụng đất, bạn cần tiến hành thủ tục xin phép tại phòng tài nguyên và môi trường.

– Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ao thành đất ở là mảnh đất của bạn phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

– Về tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất: được quy định tại Điềm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP như sau:

“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Thứ tư: Sau khi bạn chuyển đổi được thửa đất ao sang đất ở, bạn có quyền hợp thửa để làm chung 1 sổ đỏ.

Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị hợp thửa đất. Theo đó, căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

– Đơn đề nghị hợp thửa theo mẫu số 11/ĐK

– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

– Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, bạn gửi đến văn phòng đăng ký đất cấp huyện để giải quyết.

Điện thoại: 04.6682.7986 / 6682.8986

Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn

Thủ Tục Công Chứng Mua Bán Đất Cần Những Giấy Tờ Gì?

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” – Theo Luật công chứng 2014

Công chứng có giá trị chứng minh cao hơn chứng thực nên khi trao đổi mua bán nhà đất người ta thường chọn công chứng.

Các giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị

1. Giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận quyền sở hữu

Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ được pháp luật quy định.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đai.

2. Giấy tờ tùy thân:

Bản chính của giấy tờ tùy thân của 2 bên mua và bán

CMND/hộ chiếu (còn hạn sử dụng) bản gốc

Sổ hộ khẩu

Giấy đăng kí kết hôn hoặc xác nhận độc thân ( giấy ly hôn)

Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thong tin mà các bên cung cấp.

Hợp đồng ủy quyền bán (nếu có)

Quá trình thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà

Ngoài việc chuẩn bị giấy tờ phục vụ cho việc công chứng hợp đồng diễn ra suôn sẻ. Thì bạn cũng nên biết các trình tự của thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà để không bị bỡ ngỡ khi bước vào làm thủ tục.

Các bên mang đầy đủ giấy tờ đã liệt kê ở trên đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng

Nếu hợp lệ sau khi công chứng kiểm tra giấy tờ thì sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên lien quan

Hai bên mua và bán đọc kĩ nội dung và các điều khoản trong hợp đồng, kiểm tra nội dung công chứng

Sau khi đã kiểm tra toàn bộ nội dung, tiến hành kí kết, lăn tay vào hợp đồng và công chứng viên công chứng hợp đồng

Thực hiện đóng lệ phí công chứng

Những lưu ý cần thiết trong khi làm

Trong thủ tục công chứng mua bán đất, bạn cần lưu ý những chi tiết sau để không xảy ra những thiếu sót không nên có.

1. Kiểm tra lại giấy tờ

2. Thời gian công chứng

Thời gian công chứng của các cơ quan là khoảng 1-2h đối với những hợp đồng phức tạp. Đối với những trường hợp thiếu giấy tờ có thể mất đến 7-10 ngày.

3. Phân biệt rõ về ” Công chứng” và “Chứng thực” trong thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà

Trong quá trình làm thủ tục công chứng mua bán đất. Bạn nên hiểu rõ “Công chứng” và ” Chứng thực”.

Bạn có thể lựa chọn ” công chứng hoặc chứng thực” khi giao dịch nhà đất. Công chứng được thể hiện theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, còn chứng thực được thực hiện theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Các bạn nên phân biệt rõ công chứng và chứng thực để tránh những hiểu nhầm.

4. Yêu cầu trách nhiệm

Bên yêu cầu công chứng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính hợp pháp của các giấy tờ, các loại hợp đồng và các giao dịch.

5. Yêu cầu công chứng viên

Công chứng viên phải là người có đầy đủ nhận thức minh mẫn, làm chủ được hành vi của mình. Để đảm bảo tiến hành kiểm tra và xác minh được độ chính xác của văn bản.

Thủ Tục Công Chứng Mua Bán Nhà Đất Cần Những Giấy Tờ Gì?

Bên chuyển nhượng:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất/nhà đất;

– Chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu bản gốc;

– Sổ hộ khẩu bản gốc;

– Hợp đồng ủy quyền mua bán ( nếu có );

Trong trường hợp vợ và chồng đồng sở hữu nhà/đất cần phải có đủ giấy tờ cá nhân của cả hai người và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu vợ, chồng cùng sở hữu tài sản đó nhưng đã ly hôn thì phải có thêm giấy chứng nhận ly hôn và giấy tờ chứng minh phân chia tài sản.

Bên nhận chuyển nhượng

– Chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu bản gốc;

– Nếu đã kết hôn thì cần cả giấy tờ cá nhân của vợ, chồng và giấy đăng kí hết kết hôn nếu 2 vợ chồng đồng sở hữu nhà đất;

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất;

– Hợp đồng ủy quyền mua bán ( nếu có )

Để thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất người mua và người bán cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị cho trụ sở hành nghề công chứng hợp pháp

Bước 2: Văn phòng công chứng sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ của 2 bên mua và bán

Trong trường hợp giấy tờ của hai bên còn thiếu, công chứng viên sẽ yêu cầu bổ sung sau đó mới tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

Sau khi soạn thảo hợp đồng xong, hai bên sẽ phải kiểm tra lại thông tin và các điều khoản ghi trong hợp đồng, nếu có vấn điều khoản cần chỉnh sửa có thể yêu cầu công chứng viên chỉnh sửa, bổ sung. Nếu không có vấn đề hai bên tiến hành ký và điểm chỉ hợp đồng sau đó đưa lại cho công chứng viên.

Bước 3: Nộp lệ phí công chứng

Sau khi hoàn tất các thủ tục công chứng hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành đóng lệ phí công chứng và nhận lại bản hợp đồng gốc để tiến hành sang tên nhà đất tại cơ quan nhà đất.

Thông thường thời gian công chứng thường diễn ra trong khoảng 1 – 2h, nếu trường hợp công chứng hợp đồng mua bán nhà đất phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục thì thời gian có thể kéo dài từ 1-2 ngày.

Đơn Ly Hôn Gồm Những Giấy Tờ Gì?

Về cơ bản, hồ sơ ly hôn nộp đến cơ quan có thẩm quyền sẽ bao gồm các loại giấy tờ thiết yếu sau:

– Đơn xin ly hôn (nếu hai người thuận tình ly hôn thì của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài);

– Bản sao Giấy CMND/ CCCD (Hộ chiếu)

– Hộ khẩu (có công chứng bản chính);

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có)

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

Lưu ý:

Nếu vợ chồng kết hôn tại Việt Nam, sau đó có một bên xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu.

Nếu theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Ngoài việc có đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì đơn ly hôn còn phải được nộp đến cơ quan đúng thẩm quyền mới có thể được giải quyết nhanh chóng. Đặc thù đối với yêu cầu này thì chỉ có duy nhất tòa án mới có thẩm quyền.

* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng như quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ và chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bên còn lại cư trú, làm việc.

Tùy theo tính chất của hình thức thực hiện thủ tục ly hôn mà thời gian giải quyết đơn sẽ khác nhau. Cụ thể là:

Thuận tình ly hôn

Đối với một đơn ly hôn thuận tình thì thời gian giải quyết thường sẽ khoảng từ 02 – 03 tháng kể từ khi hồ sơ hợp lệ. Vì tính chất vốn dĩ của trường hợp này là không có tranh chấp hay yêu cầu cần phân xử. Do đó mà thời gian giải quyết ly hôn thuận tình có phần ngắn hơn so với thủ tục

Đơn phương ly hôn

Với bản chất phức tạp và khó nhằm hơn rất nhiều so với thuận tình ly hôn nên cách thức này tiêu tốn khá nhiều thời gian. Trường hợp này thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng đối với những trường hợp thông thường. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.