Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Aps Sau Đại Học Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Aps Cho Sinh Viên Sau Đại Học

Ngày 05/09/2015

Thủ tục APS cho sinh viên sau đại học tại Đức.

Thủ tục thẩm tra APS gồm có

1. thẩm tra các giấy tờ mà sinh viên nộp

2. phỏng vấn sinh viên khoảng 15 phút

Lệ phí cho Thủ tục APS thông thường cho sinh viên sau học đại học là 150 USD.

Lệ phí phải được trả trước tại Vietcombank và hóa đơn trả lệ phí phải được nộp cùng hồ sơ.

Tài khoản: German Embassy, 29 Tran Phu, Hanoi, Số tài khoản: 0011371844717 Vietcombank

Khi trả tiền tại ngân hàng, đề nghị ghi rõ họ tên, ngày sinh của sinh viên và “APS”.

Hồ sơ xin học cho học kỳ mùa hè phải nộp chậm nhất là trong tháng 8 năm trước và của học kỳ mùa đông phải nộp chậm nhất là trong tháng 2. Nếu hồ sơ được gửi qua bưu điện đến APS thì ngày Đại sứ quán nhận được chậm nhất là 31.8. hoặc 28.2

Những hồ sơ phải nộp:

1. 1 đơn điền đầy đủ kèm ảnh hộ chiếu (đề nghị tải xuống từ trang Web của Đại sứ quán Đức). Đề nghị điền đơn cẩn thận bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh bằng chữ in và ghi rõ đầy đủ họ tên.

2. 1 bản chụp chứng thực chứng minh thư nhân dân

3. Một phong bì thư cỡ A4, trên đó ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận giấy chứng nhận APS qua đường bưu điện (và số điện thoại di động, nếu có)

4. 02 bản sao chứng thực và số bản dịch chứng thực của các giấy tờ quy định như sau:

bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (một -01- bản dịch chứng thực)

bảng điểm các năm đại học (ba – 03- bản dịch chứng thực)- bằng tốt nghiệp đại học (hai – 02 – bản dịch chứng thực)

5. 1 bản sao chứng thực các chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh và/hoặc tiếng Đức hoặc một bản ghi rõ thời gian tự học ngoại ngữ

6. Hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí

Có thể đích thân nộp hồ sơ tại phòng lễ tân Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ sau:

Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS, 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội

Thời gian APS giải đáp thắc mắc qua điện thoại: sau 14h00, từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần.

Lịch hẹn phỏng vấn được thông báo qua email. Nếu Quý vị không đến được theo thời gian đã hẹn, xin sớm cho biết rõ lí do. Quý vị sẽ nhận được một lịch hẹn khác.

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành mỗi năm hai kỳ vào tháng 5 và tháng 11 ở Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh.Đề nghị Quý vị có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn và mang theo hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân. Nếu vắng mặt sẽ được đánh giá là “không đạt”.

Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh theo lựa chọn, bao gồm phần chuẩn bị mà trong đó Quý vị phải giải một bài phù hợp với những môn được nêu trong bảng điểm đại học của Quý vị, và phần phỏng vấn khoảng 15 phút. Được phép sử dụng từ điển, máy tính nhỏ đơn giản, thước kẻ và bút.

Không được phép sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác như từ điển điện tử…

Sau khi thẩm tra APS đạt kết quả tốt, Quý vị sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Nếu cần thêm chứng chỉ để Quý vị sử dụng nộp hồ sơ xin vào các trường, Quý vị có thể liên hệ với APS xin cấp thêm.

Nếu không đạt, cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện lại sau đó 6 tháng. Đề nghị Quý vị vẫn nộp đơn như lần đầu, ghi rõ “phỏng vấn lần thứ hai” và trả lệ phí cho cuộc phỏng vấn lại là 150 USDvào tài khoản nêu trên. Chỉ nộp lại 01 bản dịch chứng thực các bảng điểm và chứng chỉ ngoại ngữ mới (nếu có).

Mỗi người được phép xin phỏng vấn lại 2 lần.

Hướng Dẫn Cho Thủ Tục Aps Thông Thường Cho Sinh Viên Sau Đại Học

(Những người đã có bằng đại học của nước ngoài, dù là học tại nước ngoài hay Việt Nam, đều không qua thủ tục APS).

Đối với văn bằng, giấy tờ học tập do các trường đại học nước ngoài (không phải Việt Nam) cấp: APS không thẩm tra các văn bằng cũng như giấy tờ học do các trường đại học nước ngoài (không phải Việt Nam) cấp.

Sinh viên có văn bằng do trường đại học nước ngoài (không phải Việt Nam) cấp có thể nộp hồ sơ thẳng sang các trường đại học ở Đức mà không cần qua thủ tục APS. Đối với sinh viên vừa có bằng đại học Việt Nam vừa có bằng Thạc sĩ nước ngoài thì việc bằng đại học Việt Nam có phải thẩm tra APS hay không sẽ tùy theo yêu cầu của trường đại học tại Đức mà sinh viên ứng tuyển.

Việc đánh giá và thẩm định văn bằng, giấy tờ học do trường đại học nước ngoài (không phải Việt Nam) cấp sẽ được căn cứ vào điều kiện du học Đức được quy định cho chính đất nước có trường đại học đã cấp văn bằng học tập mà sinh viên nộp.

Các điều kiện để được nhập học tại Đức đã được Hội nghị bộ trưởng văn hóa các bang của Đức quy định lại và có hiệu lực từ ngày 15.03.2009. Điều kiện để học sau đại học tại Đức hiện giờ là đã tốt nghiệp đại học hệ bốn năm trở lên của một trường đại học tại Việt Nam .

Thủ tục thẩm tra APS gồm có

thẩm tra các giấy tờ mà sinh viên nộp

phỏng vấn sinh viên khoảng 15 phút

Thời gian phỏng vấn, hạn nộp hồ sơ và các điều kiện:

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành mỗi năm hai kỳ vào tháng 5 và tháng 11 ở Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hạn chậm nhất để nộp hồ sơ cho kỳ phỏng vấn tháng 11 là cuối tháng 8 và cho kỳ phỏng vấn tháng 5 là cuối tháng 2. Có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc đích thân đem nộp cho bộ phận APS tại Hà Nội.

Lịch hẹn phỏng vấn sẽ được thông báo tới từng người qua Email. Các đề nghị chuyển lịch phỏng vấn sẽ chỉ được chấp nhận nếu chứng minh được lí do xác đáng. Đề nghị Quý vị có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn và mang theo hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân. Nếu đến muộn hoặc vắng mặt sẽ bị đánh giá là „không đạt”. Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh theo lựa chọn, bao gồm phần chuẩn bị mà trong đó Quý vị phải giải một số câu hỏi/bài tập phù hợp với những môn được nêu trong bảng điểm đại học của Quý vị, và phần phỏng vấn khoảng 15 phút. Được phép sử dụng máy tính nhỏ đơn giản, thước kẻ và bút. Từ điển đã có sẵn ở phòng thi. Không được phép sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác như từ điển điện tử …

1 đơn điền đầy đủ có dán ảnh chân dung (đề nghị tải xuống từ trang Web của Đại sứ quán Đức). Đề nghị điền đơn chữ viết rõ ràng, bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và ghi rõ đầy đủ họ tên.

Hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí

Các văn bằng về học tập của Việt Nam (kèm bản dịch công chứng sang tiếng Anh, riêng đối với những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ Đức thì dịch sang tiếng Đức):

bằng tốt nghiệp trung học phổ thông : 02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực

bảng điểm đại học: 02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực. Nếu bảng điểm gốc là song ngữ Việt-Anh thì nộp tổng cộng 02 bản sao chứng thực, không cần bản dịch.

bằng tốt nghiệp đại học : 02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực (nếu là bằng song ngữ Việt-Anh thì chỉ nộp 02 bản sao chứng thực, không cần bản dịch).

*Lưu ý: Nếu sinh viên phỏng vấn không đạt, sẽ được phép nộp hồ sơ phỏng vấn lại tối đa thêm 02 lần. Sinh viên nào đã đỗ phỏng vấn và được cấp chứng chỉ APS thì không được nộp hồ sơ phỏng vấn lại.

4. 1 bản sao chứng thực các chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh và/hoặc tiếng Đức ( nếu có, không bắt buộc)

(Lưu ý: Không dập ghim tất cả các loại giấy tờ!!!) Tài khoản: Embassy of GermanyTran Phu, Hanoi Số tài khoản: 0011371844717 Vietcombank Khi trả tiền tại ngân hàng, đề nghị ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày sinh của sinh viên và „APS”.

5. 01 bản CV bằng tiếng anh/ Lebenslauf bằng tiếng Đức + 01 Bảng điểm tự kê của hai học kỳ cuối cùng của Đại học (đối với sinh viên có Bảng điểm đã được liệt kê theo trình tự niên học/học kỳ Đại học thì không phải nộp Bảng điểm tự kê này. Bảng điểm này sinh viên tự kê (đánh máy) và không cần xin dấu hay chữ ký của Nhà trường).

6. 1 bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc trang 2 của hộ chiếu.

7. Một phong bì to cỡ A4, màu trắng, không in bất kỳ logo nào, trên đó ghi rõ họ tên và địa chỉ, số điện thoại di động của người nhận giấy chứng chỉ APS ở góc dưới bên phải phong bì.

Lệ phí cho Thủ tục APS thông thường cho sinh viên sau đại học hiện là 250 USD và sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào sau khi sinh viên đã nộp tiền vào tài khoản của Đại sứ quán Đức. Lệ phí phải được trả trước tại Vietcombank và hóa đơn trả lệ phí phải được nộp cùng hồ sơ. Sau khi thẩm tra hồ sơ và phỏng vấn thành công, sinh viên sẽ nhận được 10 giấy chứng chỉ. Nếu 10 giấy chứng chỉ vẫn chưa đủ, sinh viên có thể nộp vào tài khoản của Đại sứ quán Đức 20 USD và gửi hóa đơn kèm 1 phong bì trắng khổ to A4 ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận đến APS xin cấp thêm 10 chứng chỉ nữa.

Có thể đích thân nộp hồ sơ tại phòng lễ tân Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc gửi qua bưu điện Theo địa chỉ sau: Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS

29 Trần Phú, Quận Ba Đình

Hà Nội

APS, 29 Trần Phú, Ba Đình

Hà Nội

Điện thoại: +84 24 32673361

Email: ku-aps1@hano.auswaertiges-amt.de

Trang Web: https://vietnam.diplo.de/vn-de

Địa chỉ liên hệ xin tư vấn du học:

Văn phòng DAAD tại Hà Nội Trung tâm thông tin DAAD tại Tp Hồ Chí Minh

Trung tâm Việt-Đức Deutsches Haus, 4.09, 33 Lê Duẩn, Quận 1

Đại học Bách Khoa Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh

Đại Cồ Việt/Trần Đại Nghĩa

Hà Nội

Điện thoại: +84 24 38683773 Điện thoại: +84 28 38223427

Các đường Link cung cấp thông tin du học:

www.campusgermany.de

www.daad.de

Trang chủ

www.studienkollegs.de

www.testas.de

Thủ Tục Thẩm Tra Aps Đối Với Học Viên Tham Gia Chương Trình Du Học Đại Học Chlb Đức

APS là một bộ phận thuộc Phòng văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên có nguyện vọng du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đối với tất cả các sinh viên muốn học đại học tại Đức.

Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học dành cho tất cả những sinh viên Việt Nam chưa tốt nghiệp đại học muốn xin vào học tại một trường đại học, đại học chuyên nghiệp hoặc dự bị đại học của Đức, bao gồm các đối tượng sau:

Những người tốt nghiệp hệ phổ thông trung học 12 năm và đã thi đỗ vào một trường đại học tại Việt Nam

Những người đang theo học tại một trường đại học ở Việt Nam, chưa tốt nghiệp đại học

Những người đã tốt nghiệp cao đẳng

Lưu ý: Đối với trường hợp sinh viên đã ngừng học đại học hoặc không nhập học ở Việt Nam, thời gian từ khi sinh viên ngừng học đại học hoặc không nhập học ở Việt Nam tới khi nộp hồ sơ xin thẩm tra APS không được vượt quá 12 tháng.

Các điều kiện để được nhập học đại học tại Đức đã được Hội nghị bộ trưởng văn hóa các bang của Đức quy định lại và có hiệu lực từ ngày 15/03/2009, cụ thể như sau:

Có giấy gọi nhập học một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học được công nhận tại Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng được công nhận tại Việt Nam thì được nhận vào dự bị đại học/thi đầu vào.

Đã học ít nhất bốn học kỳ thuộc một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học được công nhận tại Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng được công nhận tại Việt Nam và có giấy gọi nhập học vào học kỳ thứ 5 của một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên của một trường đại học được công nhận ở Việt Nam thì được nhận thẳng vào đại học theo ngành học ở Việt Nam.

Thủ tục thẩm tra APS gồm có:

Thẩm tra các giấy tờ mà sinh viên nộp

Thi viết thẩm tra năng lực sinh viên (TestAS)

Hạn nộp hồ sơ: Hồ sơ có thể nộp hoặc gửi qua bưu điện đến APS bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.

Một đơn điền đầy đủ có dán ảnh chân dung (đề nghị tải xuống từ website của Đại sứ quán Đức). Đề nghị điền đơn chữ viết rõ ràng, bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và ghi rõ đầy đủ họ tên.

Một phong bì màu trắng to cỡ A4, không in bất kỳ logo nào trên đó, ghi rõ họ tên và địa chỉ, số điện thoại di động của người nhận giấy chứng nhận APS ở góc dưới bên phải phong bì.

Hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí

02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực (sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh) của những giấy tờ sau:

Đối với sinh viên được gọi vào một trường đại học Việt Nam nhưng chưa học học kỳ nào:

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (tạm thời): Đối với sinh viên tốt nghiệp THPT QG từ năm 2017 phải tham gia thi 6 môn trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một bài thi Tổ hợp tự chọn (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân), đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm. Không chấp nhận dùng chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ.

– Giấy Chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

– Giấy gọi vào đại học ghi rõ chuyên ngành trúng tuyển

– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông

– Đối với những người vào đại học từ năm 2014 trở về trước: Giấy báo trúng tuyển đại học (với điểm của ba môn thi tổng cộng 15 điểm trở lên và không môn nào dưới 4 điểm)

Đối với những người thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2015 và năm 2016:

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (tạm thời) và Giấy Chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia: (với ít nhất bốn môn thi trong đó bắt buộc có Toán, Văn và Ngoại ngữ, và một môn Tự chọn, tổng số điểm bốn môn 24 điểm trở lên và không môn nào dưới 4)

– Giấy gọi vào đại học

– Bảng điểm các học kỳ đại học đã qua

Lệ phí cho Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học hiện là 150 USD và sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào sau khi sinh viên đã nộp tiền vào tài khoản của Đại Sứ Quán Đức. Lệ phí phải được trả trước tại Vietcombank và hóa đơn trả lệ phí phải được nộp cùng hồ sơ. Sau khi thẩm tra thành công, sinh viên sẽ nhận được 10 giấy chứng nhận. Nếu 10 giấy chứng nhận vẫn chưa đủ, sinh viên có thể nộp vào tài khoản của Đại sứ quán Đức 20 USD và gửi hóa đơn kèm 1 phong bì trắng khổ to A4 ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận đến APS xin cấp thêm 10 chứng nhận nữa.

Embassy of Germany, 29 Tran Phu, Hanoi

Số tài khoản: 0011371844717

Vietcombank

Khi trả tiền tại ngân hàng, đề nghị ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày sinh của sinh viên và APS

Có thể đích thân nộp hồ sơ tại phòng lễ tân Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ sau:

Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS, 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội

Để xin học được ở một trường đại học, đại học chuyên nghiệp hay dự bị đại học Đức, ngoài giấy chứng nhận APS sinh viên phải trình được kết quả thi TestAS. TestAS là một kỳ thi tập trung và chuẩn mực nhằm xác định năng lực học tập của sinh viên nước ngoài. Sinh viên có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Thi TestAS được tổ chức mỗi năm 3 lần vào những thời điểm ấn định. Sinh viên phải tự đăng ký thi trên webseite chúng tôi

Khi làm thủ tục xin thị thực du học sinh viên phải trình cả giấy chứng nhận APS lẫn kết quả thi TestAS.

Tổng đài giải đáp mọi thắc mắc về APS

SĐT: 024 3267 3335

Thời gian giải đáp từ 14h00 đến 15h00, thứ hai đến thứ năm hàng tuần.

Địa chỉ: Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội

Du học Đức ICOEURO- Đồng hành trọn vẹn

Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Học Hệ Đại Học Năm Học 2022

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) xin chúc mừng các em đã trúng tuyển Chương trình đào tạo hệ Đại học khóa 11 của Trường.

Hướng dẫn này nhằm thông tin tới các em các thủ tục cần thiết cho việc nhập học chính thức tại USTH, các em lưu ý chuẩn bị hồ sơ theo đúng hướng dẫn.

I/ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

1.1. Thời gian: 2 ngày, 08 và 09/09/2020.

1.2. Địa điểm: Hội trường tầng 8, Nhà A21 (tòa nhà USTH), Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hồ sơ nhập học bao gồm:

III/ HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHÍ CẦN NỘP 3.1. Học phí và phí

Thí sinh PHẢI hoàn thành việc nộp học phí khi làm thủ tục nhập học.

Đơn vị tính: đồng

* Học phí:Nộp trực tiếp bằng tiền mặt, thẻ thanh toán (máy POS) hoặc chuyển khoản vào 1 trong 2 tài khoản ngân hàng của Trường như sau:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)

Tên thụ hưởng: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Số tài khoản: 002 100 024 9148 Chi nhánh: Hà Nội

Tên thụ hưởng: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Số tài khoản: 12 00 20 80 25 943 Chi nhánh: Sở giao dịch

Nội dung nộp tiền: “SBD – Họ và tên thí sinh- HP Ky 1, 2020-2021” Ví dụ: “2001013 Nguyễn Văn A HP Ky 1 2020-2021”

Lưu ý:

– Ghi đúng tên đơn vị thụ hưởng theo hướng dẫn, SBD, tên thí sinh. – Thí sinh chuyển khoản học phí nên thực hiện chuyển khoản trước khi làm thủ tục nhập học và nộp minh chứng đã chuyển khoản (ủy nhiệm chi; biên lai điện tử…) khi làm thủ tục nhập học.

* Phí BHYT và Đoàn phí: nộp tiền mặt tại trường, KHÔNG CHUYỂN KHOẢN.Hết thời gian nhập học theo quy định, thí sinh đã ghi danh nhưng không làm thủ tục nhập học sẽ không được công nhận là sinh viên năm học 2020-2021 của trường.

IV. HỒ SƠ HỌC BỔNG

4.2. Điều kiện nộp học bổng:

Sinh viên có điểm trung bình 5 môn KHTN (Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) của 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 8.7/10 hoặc tương đương có thể nộp hồ sơ xin xét học bổng.

– Các thành tích, giải thưởng các môn khoa học tự nhiên từ cấp tỉnh, thành phố trở lên (nếu có);

– Chứng nhận hoàn cảnh gia đình có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

Hồ sơ xin học bổng được nộp khi làm thủ tục nhập học.

Liên hệ về thủ tục nhập học: Phòng Công tác sinh viên

Phòng 606, Nhà A21, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (024) 37917201; hotline: 0865 78 58 85

Email: student.services@usth.edu.vn