Top 9 # Xem Nhiều Nhất Thêm Mẫu Số Hóa Đơn Trên Misa 2017 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Cách Nhập Hóa Đơn Mua Vào Trên Phần Mềm Misa

Daotaoketoanhn.edu.vn – Hướng dẫn cách nhập hóa đơn mua hàng vào phần mềm MISA như: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn mua dịch vụ, phiếu xuất kho trả lại nhà cung cấp, tờ khai hải quan, Chứng từ chi tiền…

Phân hệ Mua hàng trong MISA chúng tôi 2012 giúp doanh nghiệp quản lý chi tiết tình hình mua hàng: số lượng và giá trị của từng mặt hàng, tình hình trả lại, giảm giá cũng như công nợ phải trả, đã trả cho từng hóa đơn, từng nhà cung cấp. Đồng thời, trợ giúp các nhà quản trị thông qua hệ thống các báo cáo mua hàng, công nợ phải trả (theo nhà cung cấp, theo hóa đơn)…

Video hướng dẫn cách nhập hóa đơn mua hàng trong Misa

Đầu vào:

Hóa đơn mua hàng Hóa đơn mua dịch vụ Phiếu xuất kho trả lại nhà cung cấp Tờ khai hải quan Chứng từ chi tiền

Cho in hàng loạt Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Hóa đơn mua hàng…theo nhiều mẫu khác nhau Cho phép theo dõi chi phí mua hàng

– Tự động phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau : Phân bổ theo số lượng, giá trị…

Cho phép theo dõi các hóa đơn chưa nhận trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau

– Lập và theo dõi các phiếu nhập kho với các trường hợp hàng về trước, hóa đơn về sau. – Theo dõi tình hình nhận hóa đơn theo từng nhà cung cấp để lên các bảng kê thuế

Cho phép theo dõi tình hình hàng mua trả lại, hàng mua giảm giá

– Thực hiện trả lại, giảm giá hàng mua của nhiều chứng từ mua hàng – Lấy đơn giá từ chứng từ mua hàng tương ứng hoặc nhập trực tiếp bằng tay – Theo dõi theo mã quy cách như: số IMEI, số Serial Number, số khung, số máy, số SIM… của hàng mua trả lại – Xuất hóa đơn hàng mua trả lại để giảm trừ công nợ với nhà cung cấp, giảm thuế đầu vào và lập phiếu xuất kho trả lại hàng

Cho phép theo dõi công nợ, tình hình trả tiền nhà cung cấp

– Theo dõi công nợ nhà cung cấp chi tiết theo từng hóa đơn, theo thời hạn và điều khoản thanh toán – Thanh toán với nhà cung cấp theo nhiều phương thức: tiền mặt, tiền gửi, thẻ tín dụng – Tự động sinh các chứng từ chi tiền khi thực hiện trả tiền nhà cung cấp

Hướng Dẫn Xóa Bỏ Hóa Đơn Điện Tử Trên Phần Mềm Misa – Hóa Đơn Điện Tử

Để thực hiện xóa bỏ hóa đơn điện tử, người bán thực hiện các bước sau:

Vào phân hệ “Quản lý hóa đơn”/ “Xoá hoá đơn” (hoặc vào tab Xóa hóa đơn, nhấn Thêm).

Khai báo thông tin về việc xóa hóa đơn. – Thông tin chung: khai báo thông tin về Ngày xoá hoá đơn, Số thứ tự ghi nhận việc xoá hoá đơn và lý do xóa hóa đơn. – Biên bản thỏa thuận: khai báo thông tin về ngày và số của biên bản thỏa thuận xóa hóa đơn đã được lập. Lưu ý:Có thế nhấn vào biểu tượng 

để đính kèm biên bản thỏa thuận.

Hoá đơn xoá: khai các thông tin về hoá đơn bị xoá: Nhấn vào biểu tượng

Thiết lập thời gian để tìm kiếm, sau đó nhấn Lấy dữ liệu. Chọn hoá đơn cần xóa, nhấn Đồng ý

Nhấn Cất

Để chương trình tự động thông báo cho khách hàng về việc hóa đơn đã bị xóa bỏ thực hiện như sau:

Nhấn Gửi thông báo cho KH.

Tên người nhận và Email

Lưu ý: Trường hợp muốn gửi thông tin xóa hóa đơn điện tử cho cùng lúc nhiều địa chỉ email thì nhập các địa chỉ email này và mục Email và cách nhau bởi dấu “;”

Nhấn Gửi, chương trình sẽ tự động gửi email thông báo về việc xóa hóa đơn cho khách hàng. Lưu ý: Hóa đơn sau khi bị xóa bỏ sẽ có thêm dấu hiệu đã xóa bỏ

Hóa đơn sau khi bị xóa bỏ sẽ được cập nhật trạng thái thành: HĐ xóa bỏ trên các danh sách: – Phân hệ Bán hàngtab Xuất hóa đơn – Phân hệ Khotab Chuyển kho – Phân hệ Hóa đơn điện tử Chương trình không được phép xóa bỏ chứng từ Xóa hóa đơn trong trường hợp xóa hóa đơn điện tử.

Bài viết: ” Hướng dẫn xóa bỏ hóa đơn điện tử “

Trong trường hợp bên bán đã lập, giao hóa đơn nhưng khách hàng muốn hủy bỏ hàng hóa, dịch vụ đã mua. Hoặc hóa đơn điện tử được lập ban đầu sai thông tin khách hàng và khách hàng có nhu cầu muốn hủy bỏ hóa đơn điện tử có được không. Câu trả lời là được hủy bỏ hóa đơn điện tử đã lập ban đầu và lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn trước đó. Bằng cách bên bán và bên mua phải cùng thống nhất về sự hủy hóa đơn và lập hóa đơn mới. Biên bản hủy hóa đơn phải có sự đồng ý chữ ký và đóng dấu của hai bên. Mỗi bên sẽ giữ một bản để khai báo khi cơ quan thuế kiểm tra. Theo như biên bản hủy hóa đơn thì hóa đơn đã lập sẽ được thu hồi và hủy bỏ, không còn giá trị pháp lý nữa.

Làm Thế Nào Để Khởi Tạo Mẫu Hóa Đơn Điện Tử Trên Phần Mềm Misa Meinvoice ?

1. Các mẫu hóa đơn điện tử trên phần mềm MISA meInvoice

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice được thiết kế đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC và cung cấp đầy đủ mẫu hóa đơn điện tử theo phần loại:

Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn bán hàng

Các loại hóa đơn khác.

Phiên bản website của MISA meInvoice vốn được khách hàng ưa chuộng bởi tính tiện ích không cần cài đặt trên hệ thống máy tính, đầy đủ tính năng ưu việt và linh động vì có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Khởi tạo mẫu đơn điện tử trên phần mềm MISA meInvoice phiên bản website cũng vô cùng nhanh chóng và dễ sử dụng:

– Bước 1: Vào mục bàn làm việc và nhấn khởi tạo mẫu

– Bước 2: Chọn mẫu hóa đơn:

Thiết lập điều kiện tìm kiếm mẫu hóa đơn

Chọn loại hóa đơn cần khởi tại mẫu.

Chọn mẫu hóa đơn theo lĩnh vực kinh doanh của đơn vị

Chọn mẫu hóa đơn muốn sử dụng, nhấn Chọn.

– Bước 3: Khai báo các thông tin cần thiết để tạo mẫu hóa đơn điện tử.

Số thứ tự mẫu: Trường hợp 1 Loại hóa đơn được khởi tạo nhiều mẫu hóa đơn, thì mỗi mẫu sẽ có số thứ tự riêng.

Mẫu số: chương trình tự động hiển thị và không cho phép sửa (ví dụ: 01GTKT0/001). Việc hiển thị thông tin mẫu hoá đơn được thực hiện theo nguyên tắc sau:

6 kí tự đầu tiên lấy theo loại hoá đơn (01GTKT).

1 kí tự tiếp theo hiển thị số liên của hoá đơn (0).

1 kí tự tiếp theo là “/”, dùng để phân biệt giữa Số liên với Số thứ tự mẫu hoá đơn.

3 kí tự tiếp theo là Số thứ tự mẫu hoá đơn.

Ký hiệu mẫu: Có thể sửa, tuy nhiên phải đặt tên ký hiệu đúng theo quy định (6 ký tự đối với hoá đơn điện tử). Cụ thể:

Ký tự thứ 3 là dấu “/”.

2 ký tự tiếp theo thể hiện năm tạo hoá đơn: Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm thông báo phát hành.

1 ký tự cuối thể hiện hình thức hoá đơn: Hình thức hóa đơn điện tử được ký hiệu là E.

– Bước 4: Để xem mẫu hóa đơn chuyển đổi ra chứng từ giấy: Nhấn Xem mẫu và tích chọn Xem dạng hóa đơn chuyển đổi.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA cung cấp thêm nhiều tài liệu giúp khách hàng am hiểu về hóa đơn điện tử tại:

Vào mục Đăng ký phát hànhMẫu hóa đơn.

Có thể tùy chọn Sửa, Xóa hoặc Xem chi tiết mẫu hóa đơn chưa được thông báo phát hành

Để Tạo mới mẫu hóa đơn khác nhấn Thêm mới.

Như vậy là chỉ với vài thao tác đơn giản, kế toán đã có thể khởi tạo được mẫu hóa đơn theo nhu cầu sử dụng và mang phong cách riêng của doanh nghiệp.

Quy Định Về Làm Tròn Số Trên Hóa Đơn Gtgt

Quy Định Về Làm Tròn Số Trên Hóa Đơn GTGT

Căn cứ pháp lý:

Điều 17 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31/5/2004 quy định chi tiết thi hành Luật kế toán thì việc làm tròn số cần bảo đảm nguyên tắc làm tròn đến đơn vị tính ghi trên chứng từ.Nội dung văn bản

Điều 17. Đơn vị tiền tệ rút gọn và làm tròn số khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính

Hình ảnh: Quy Định Về Làm Tròn Số Trên Hóa Đơn GTGT

Căn cứ Điều 11 và Điều 30 của Luật Kế toán, đơn vị tiền tệ rút gọn khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính được quy định như sau:

1. Đơn vị kế toán khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng) hoặc triệu đồng (1.000.000 đồng) để lập báo cáo tài chính.

2. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng hoặc triệu đồng quy định tại khoản 1 Điều này.3. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

Theo đó :Vậy theo các quy định như trên thì cách làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng được triển khai như sau:

Bạn đang xem bài viết: Quy Định Về Làm Tròn Số Trên Hóa Đơn GTGT

Tham khảo câu trời lời của : Cục Thuế Bình Phước

Câu hỏi: Xin cục thuế giải đáp giúp em về phần thuế GTGT trên hóa đơn GTGT. Em có nhận được hóa đơn của bên bán xuất về lô hàng công ty em mua. dòng thuế suất GTGT so với tiền hàng bị lệch 1 đồng. (Do làm tròn số để tổng thanh toán chẵn với đúng với giá trị hợp đồng đã ký kết). Ví dụ: hợp đồng ký kết là 10.000.000 đ. Tiền hàng: 9.090.908, thuế GTGT: 909.092.Có một số tờ hóa đơn lệch 3 đến 4 đồng. Vậy có ảnh hưởng gì ko?. Em mới làm kế toán nên cũng chưa rõ. Mong hướng dẫn thêm. Nếu được làm tròn số như vậy thì mức cho phép là bao nhiêu ? Em cảm ơn các anh chị nhiều!

Trả lời:

Tại khoản 2, Điều 12, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, quy định thuế GTGT:

“a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 11 Điều 7 Thông tư này”.

Tại Điều 18, Chương III Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định:“Điều 18. Xử lý đối với hoá đơn đã lập

1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Căn cứ các quy định trên, qua nội dung câu hỏi, thuế GTGT được xác định bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trường hợp trong hợp đồng quy định giá thanh toán là giá đã bao gồm thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức:Giá tính thuế = Giá thanh toán1 + thuế suấtDo đó, hóa đơn phải thể hiện giá tính thuế, thuế suất GTGT, thuế GTGT theo đúng thực tế phát sinh và hợp đồng kinh tế để làm căn cứ kê khai, nộp thuế.

Ví dụ:– Giá thanh toán đã có thuế: 10.000.000 đồng.– Nếu thuế suất thuế GTGT là 10% thì:+ Giá tính thuế GTGT = 10.000.000 / (1+10%) = 9.090.909 đồng.+ Thuế GTGT = 9.090.909 x 10% = 909.091 đồng.– Nếu thuế suất thuế GTGT là 5% thì:+ Giá tính thuế GTGT = 10.000.000 / (1+5%) = 9.523.810 đồng.+ Thuế GTGT = 9.523.810 x 5% = 476.190 đồng.

Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định cụ thể về việc làm tròn số. Tuy nhiên, các trường hợp làm tròn số sau chữ số thập phân dẫn đến chênh lệch 1 đồng thì có thể chấp nhận được. Trường hợp số tiền trên hóa đơn có chênh lệch 3, 4 đồng là sai quy định, đơn vị phải lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định tại Điều 18, Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên.

Nguồn: Chu Đình Xinh

Khóa kế toán tổng hợp thực hành trên chứng từ thực tế kê khai trên excel, misa 2015 theo TT 200