Top 11 # Xem Nhiều Nhất Thay Đổi Mẫu Số Hóa Đơn Trên Misa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thay Đổi Số Ký Hiệu Mẫu Số Hóa Đơn (Mẫu Hóa Đơn) Khi Nào?

Em đặt in hóa đơn GTGT lần 1 mẫu số: 01GTKT3/001. Em đặt in hóa đơn GTGT lần 2 mẫu số: 01GTKT3/002. Vậy lần 3 em đặt in hóa đơn thì mẫu số có phải là: 01GTKT3/003 không ạ.Câu trả lời sẽ được đại lý thuế Đông Dương trả lời và hướng dẫn phía dưới.

Căn cứ tiết b khoản 1 điều 4 thông tư 39/2014/TT-BTC và phụ lục 1 thông tư 39/2014/TT-BTC :

Ký hiệu mẫu số hóa đơn (mẫu hóa đơn): ký hiệu mẫu số hóa đơn có 11 ký tự

2 ký tự đầu thể hiện loại hóa đơn

Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn

01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn

01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:

Ví dụ: Ký hiệu 01GTKT2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 2 liên.

Số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn thay đổi khi có một trong các tiêu chí trên mẫu hóa đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hóa đơn; nhu cầu sử dụng hóa đơn đến từng bộ phận sử dụng nhằm phục vụ công tác quản lý...

– Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự.

Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT

Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng.K

Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn nội dung bắt buộc gồm: tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, tên, địa chỉ mã số thuế của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền ghi bằng số và bằng chữ; người mua, người bán ký; tên tổ chức nhận in hóa đơn.

Kết luận : Số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn thay đổi khi các chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn thay đổi ( trừ ký hiệu hóa đơn).Đặt in từ lần 2 trở đi nếu không có sự thay đổi mẫu hóa đơn đã thông báo phát hành trước thì không phải thay đổi mẫu trong hóa đơn.

Xử Lý Thay Đổi Địa Chỉ, Tên Công Ty Trên Hóa Đơn

Cách xử lý thay đổi địa chỉ công ty trên hóa đơn ,thay đổi tên công ty cùng mã số thuế, giải đáp các thắc mắc về đổi tên công ty trên hóa đơn

Thay đổi địa chỉ công ty trên hóa đơn

Quy định sử dụng hóa đơn khi thay đổi tên công ty trên hóa đơn

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Chương II Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định:

“Đối với các số hoá đơn đã thực hiện thông bảo phát hành nhưng chưa sử dụng hêt có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, đia chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dung hoá đơn đã đăt in thì thưc hiên đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, đia chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dung và gửi thông bảo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp .”

Theo đó, Doanh nghiệp chỉ sử dụng hóa đơn khi thay đổi thông tin công ty trong trường hợp Mã số thuế và Cơ quan quản lý thuế không thay đổi. Khi đó, doanh nghiệp được phép đóng dấu tên, địa chỉ bên cạnh các tiêu thức đã thay đổi để tiếp tục sử dụng lượng hóa đơn đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo điều chỉnh thông tin trên hóa đơn cho cơ quan thuế được biết.

Thắc mắc về việc đổi tên công ty trên hóa đơn

Hỏi : Công ty tôi muốn thay đổi tên và chuyển địa chỉ của trụ sở công ty nhưng không thay đổi mã số thuế thì liệu có được tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ hay không?

Đáp : Nếu một doanh nghiệp thay đổi tên và địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế với cơ quan quản lý thuế thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn đó. Tuy nhiên khi thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh phương thức tên, địa chỉ đã in sẵn trên hóa đơn để tiếp tục sử dụng hóa đơn đó cho đến khi cơ quan thuế có sự điều chỉnh lại.

Hỏi : Thời hạn hủy hóa đơn là bao nhiêu ngày?

Đáp : Theo điểm b , khoản 2 điều 29 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định : Tổ chức, hộ, cá nhân phải thực hiện hủy hóa đơn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo với cơ quan Thuế về hóa đơn cũ không sử dụng. Tổ chức, hộ, cá nhân phải thực hiện hủy hóa đơn chậm nhất 10 ngày kể từ ngày cơ quan Thuế thông báo hóa đơn hết hạn sử dụng.

Hỏi : Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc doanh nghiệp đã đổi tên thì có được phép hủy hóa đơn hay không?

Đáp : Một doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và một doanh nghiệp đã đổi tên thì những hóa đơn đã xuất ra thị trường và đã phát hành sẽ không có giá trị sử dụng nữa và có thể được phép hủy những hóa đơn đó. Tuy nhiên cần phải khai báo với cơ quan thuế về việc dừng sử dụng và phát hành loại hóa đơn đó hoặc thay thế bằng hóa đơn mới nếu thay đổi tên công ty.

Hỏi : Đổi tên công ty có phải in lại hóa đơn không?

Đáp : Công ty của bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại hóa đơn cũ mà chỉ cần đóng dấu mã số thuế lên là được. Tuy nhiên tốt nhất là nên in lại hóa đơn mới để dễ dàng trong công việc chi xuất cho doanh nghiệp của bạn.

Đáp : Nếu tên doanh nghiệp thay đổi thì chỉ cần đóng dấu trên hóa đơn cũ thì vẫn có thể được phép lưu hành. Tuy nhiên nếu thay đổi mã số thuế thì đồng nghĩa với việc thành lập một công ty mới do đó phải dùng loại hóa đơn mới.

Các trường hợp hủy hóa đơn

Theo hướng dẫn tại ​Điều 29. Hủy hóa đơn, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/ NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;​ các trường hủy hóa đơn bao gồm:

Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.

Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Thủ tục hồ sơ hủy hóa đơn

Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh.

Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục).

Biên bản hủy hóa đơn.

Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

Những Lưu Ý Khi Có Thay Đổi Mẫu Số Hóa Đơn Và Thông Báo Phát Hành Mới Trên Meinvoice Để Tránh Sai Sót

1.Vấn đề

Khi doanh nghiệp có thay đổi Mẫu số hóa đơn, thông báo phát hành mới thì cần làm những thủ tục gì và kiểm tra như thế nào trên phần mềm Meinvoice trước khi phát hành số hóa đơn đầu tiên để tránh sai sót

2.Giải pháp

TRƯỜNG HỢP 1: Chưa làm thủ tục thay đổi với Cơ quan Thuế

Bước 1: Anh/Chị cần thực hiện:

– Trên phần mềm Hóa đơn điện tử Meinvoice, thực hiện Khởi tạo hóa đơn cho mẫu số mới; lập Thông báo phát hành hóa đơn và các thủ tục khác theo hướng dẫn của Cơ quan thuế. 

  – Sau 2 ngày, truy cập vào Website Tra cứu hóa đơn của Thuế để kiểm tra Thông báo phát hành của mẫu số hóa đơn mới đã được sử dụng hay chưa.

Nếu Anh/Chị thấy có dòng Ngày phát hành trùng khớp với Ngày được sử dụng trên Thông báo phát hành đã nộp trước thì đã được phép sử dụng.

Nếu chưa có kết quả thì Anh/Chị liên hệ lên Cơ quan Thuế để kiểm tra.

Bước 2: Sau 2 ngày,  Anh/Chị truy cập vào Website TẠI ĐÂY để kiểm tra Thông báo phát hành hóa đơn mới đã được Thuế duyệt hay chưa

Tham số tra cứu: nhập các điều kiện bắt buộc (có đánh dấu *) 

– Mã số Thuế: là mã số Thuế tổ chức, cá nhân phát hành hoá đơn cần tra cứu (hoá đơn tự in, đặt in)

– Ngày phát hành từ….đến…là điều kiện chỉ ra khoảng thời gian tạo thông báo phát hành hóa đơn của Cơ quan Thuế để cấp, bán. Việc nhập ngày tháng tra cứu phải tuân theo đúng định dạng dd/mm/yyyy (ngày/tháng/năm) – Mã xác thực: Nhập mã xác thực đang hiển thị (Mã xác thực sẽ thay đổi sau mỗi lần tra cứu)

Bước 3:

Bước 4: Sau khi Thông báo phát hành hóa đơn của Mẫu số mới duyệt sử dụng

Sau khi Thông báo phát hành hóa đơn của Mẫu số mới duyệt sử dụng, về phần mềm Meinvoice mà Anh/Chị đang sử dụng thực hiện kiểm tra trước khi phát hành số hóa đơn đầu tiên để tránh sai sót:

Bước 1: Mở dữ liệu mà Anh/Chị sẽ phát hành hành hóa đơn cho Mẫu số mới

Bước 2: Lập mới 1 Hóa đơn như bình thường và Cất lại

Bước 3: Khi nhấn Phát hành Hóa đơn / Tại bảng tham số / xổ dòng Mẫu số và Ký hiệu hóa đơn xuống chọn lại đúng của Mẫu số và Ký hiệu mới / sau đó nhấn nút Xem hóa đơn

Hóa đơn tiếp theo sẽ ngầm định hiểu theo mẫu số anh/chị vừa chọn từ chứng từ đầu tiên

TRƯỜNG HỢP 2: Đã hoàn thành thủ tục thay đổi với Cơ quan Thuế

Bước 1: Truy cập vào Website TẠI ĐÂY để kiểm tra Thông báo phát hành hóa đơn mới đã được Thuế duyệt hay chưa

Tham số tra cứu: nhập các điều kiện bắt buộc (có đánh dấu *) 

– Mã số Thuế: là mã số Thuế tổ chức, cá nhân phát hành hoá đơn cần tra cứu

– Ngày phát hành từ….đến…là điều kiện chỉ ra khoảng thời gian tạo thông báo phát hành hóa đơn của Cơ quan Thuế để cấp, bán. Việc nhập ngày tháng tra cứu phải tuân theo đúng định dạng dd/mm/yyyy (ngày/tháng/năm) – Mã xác thực: Nhập mã xác thực đang hiển thị (Mã xác thực sẽ thay đổi sau mỗi lần tra cứu)

Bước 2:

Bước 3: Tạo mẫu và thông báo phát hành như mẫu và thông báo trên thuế theo hướng dẫn

Bước 4: Thực hiện phát hành hóa đơn theo mẫu và thông báo mới:

– Mở dữ liệu mà Anh/Chị sẽ phát hành hành hóa đơn cho Mẫu số mới

– Lập mới 1 Hóa đơn như bình thường và Cất lại

– Khi nhấn Phát hành Hóa đơn / Tại bảng tham số / xổ dòng Mẫu số và Ký hiệu hóa đơn xuống chọn lại đúng của Mẫu số và Ký hiệu mới / sau đó nhấn nút Xem hóa đơn

Hóa đơn tiếp theo sẽ ngầm định hiểu theo mẫu số anh/chị vừa chọn từ chứng từ đầu tiên

Cách Nhập Hóa Đơn Mua Vào Trên Phần Mềm Misa

Daotaoketoanhn.edu.vn – Hướng dẫn cách nhập hóa đơn mua hàng vào phần mềm MISA như: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn mua dịch vụ, phiếu xuất kho trả lại nhà cung cấp, tờ khai hải quan, Chứng từ chi tiền…

Phân hệ Mua hàng trong MISA chúng tôi 2012 giúp doanh nghiệp quản lý chi tiết tình hình mua hàng: số lượng và giá trị của từng mặt hàng, tình hình trả lại, giảm giá cũng như công nợ phải trả, đã trả cho từng hóa đơn, từng nhà cung cấp. Đồng thời, trợ giúp các nhà quản trị thông qua hệ thống các báo cáo mua hàng, công nợ phải trả (theo nhà cung cấp, theo hóa đơn)…

Video hướng dẫn cách nhập hóa đơn mua hàng trong Misa

Đầu vào:

Hóa đơn mua hàng Hóa đơn mua dịch vụ Phiếu xuất kho trả lại nhà cung cấp Tờ khai hải quan Chứng từ chi tiền

Cho in hàng loạt Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Hóa đơn mua hàng…theo nhiều mẫu khác nhau Cho phép theo dõi chi phí mua hàng

– Tự động phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau : Phân bổ theo số lượng, giá trị…

Cho phép theo dõi các hóa đơn chưa nhận trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau

– Lập và theo dõi các phiếu nhập kho với các trường hợp hàng về trước, hóa đơn về sau. – Theo dõi tình hình nhận hóa đơn theo từng nhà cung cấp để lên các bảng kê thuế

Cho phép theo dõi tình hình hàng mua trả lại, hàng mua giảm giá

– Thực hiện trả lại, giảm giá hàng mua của nhiều chứng từ mua hàng – Lấy đơn giá từ chứng từ mua hàng tương ứng hoặc nhập trực tiếp bằng tay – Theo dõi theo mã quy cách như: số IMEI, số Serial Number, số khung, số máy, số SIM… của hàng mua trả lại – Xuất hóa đơn hàng mua trả lại để giảm trừ công nợ với nhà cung cấp, giảm thuế đầu vào và lập phiếu xuất kho trả lại hàng

Cho phép theo dõi công nợ, tình hình trả tiền nhà cung cấp

– Theo dõi công nợ nhà cung cấp chi tiết theo từng hóa đơn, theo thời hạn và điều khoản thanh toán – Thanh toán với nhà cung cấp theo nhiều phương thức: tiền mặt, tiền gửi, thẻ tín dụng – Tự động sinh các chứng từ chi tiền khi thực hiện trả tiền nhà cung cấp