Top 9 # Xem Nhiều Nhất Mẫu Hóa Đơn Đầu Ra Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Kinh Nghiệm Viết Hóa Đơn Đầu Ra Đầu Vào

Hướng dẫn cách viết hóa đơn đầu ra đầu vào năm 2015

Vấn đề viết sai hóa đơn là vấn đề thường gặp của dân kế toán, do đó để tránh các trường hợp viết sai hóa đơn trung tâm kế toán hà nội chia sẻ kinh nghiệm viết hóa đơn đầu ra đầu vào cho các bạn kế toán mới bước chân vào nghề

Các lưu ý khi viết hóa đơn đầu ra:

– Viết nội dung trên hóa đơn

Cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao. Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.

– Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không

Phải rà soát lại toàn bộ hóa đơn xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào, nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.

– Các sản phẩm sử dụng nội bộ phải xuất hóa đơn.

Trong trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng. Đăc biệt cần thống kê khoản này và xuất hóa đơn bổ sung nếu chưa xuất tránh bị phát hiện lúc quyết toán sẽ bị phạt và cộng lãi phạt.

Các lưu ý về hóa đơn đầu vào:

– Các quy định về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ.

Về quy định hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng cần lưu ý:

+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày:

Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.

+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:

Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Còn trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.

+ Chuyển tiền qua ngân hàng:

Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

+ Thời điểm thanh toán:

Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.

+ Phương thức thanh toán bù trừ:

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ) mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

– Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định.

Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống ( trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn ) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.

– Hóa đơn đã kê khai năm trước năm sau hạch toán

Hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

– Các hóa đơn thuê văn phòng.

Một số doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ của các cá nhân không phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, do vậy phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ. Loại thuế này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán.

– Hóa đơn đối với dự án.

Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.

– Các hóa đơn bị mất thì phải làm thế nào?

Nếu hóa đơn giá trị gia tăng bị mất thì phải photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn, tuy nhiên phần thuế giá trị gia tăng sẽ không được khấu trừ.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Cách Xử Lý Mất Hóa Đơn Đầu Vào Liên 2 Và Đầu Ra

Hướng dẫn xử lý khi bị mất hóa đơn đầu vào (liên 2 – giao cho khách hàng), liên 1 (lưu), liên 3 (nội bộ) và các mức phạt mất hóa đơn trong từng trường hợp

1. Thủ tục hành chính khi xảy ra mất hóa đơn

Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Ngày ban hành: 31/03/2014, Ngày hiệu lực: 01/06/2014

2. Phạt vi phạm hành chính:

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Ngày ban hành: 19/10/2020, Ngày hiệu lực: 05/12/2020

II. Cách xử lý chi tiết từng trường hợp mất hóa đơn: 1. Bên bán làm mất hóa đơn liên 1, liên 2, liên 3: 1.1. Trường hợp bên bán làm mất hóa đơn liên 2 – Liên giao khách hàng (Mất trước khi khách hàng nhận được hóa đơn) a) Cách xử lý – thủ tục hành chính (Theo điều 24 của thông tư 39/2014/TT-BTC) –Bước 1: bên bán thông báo cho cơ quan thuế:

+ Bên bán làm báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn theo mẫu BC21/AC + Gửi về: cơ quan thuế quản lý trực tiếp + Thời hạn: chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất hóa đơn.

– Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ ( Không có tình tiết giảm nhẹ) thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

* Nếu làm mất hóa đơn đã lập: – Nếu mất trong quá trình sử dụng (chưa đến thời gian lưu trữ), đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo.

– Nếu làm mất hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng (Không có tình tiết giảm nhẹ) hoặc mất trong thời gian lưu trữ: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

2. Xử lý trong trường hợp người mua làm mất hóa đơn đầu vào liên 2:

– Bên mua làm báo cáo BC21/AC gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mình.

– Liên hệ với bên bán để Lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản.

– Bên bán Sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.

vậy là sau khi làm biên bản, và sao chụp liên 1, bên mua dùng liên 1 đó để hạch toán, kê khai và vẫn được khấu trừ thuế.+ Nếu không có tình tiết giảm nhẹ: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng– Nếu mất trong thời gian lưu trữ: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng * :– Nếu mất trong quá trình sử dụng (chưa đến thời gian lưu trữ): + Nếu có tình tiết giảm nhẹ: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

4. Phạt nộp chậm hoặc không nộp báo cáo mất cháy hỏng – Mức phạt trên là dành cho việc LÀM MẤT HÓA ĐƠN. Còn nếu làm mất mà các bạn có tình trốn tránh, hoặc không làm báo cáo, hoặc làm báo cáo chậm sau 5 ngày thì sẽ bị xử phạt tiếp về việc nộp chậm báo cáo theo điều 29 của Nghị Định 125/2020/NĐ-CP:

– Chậm từ 01 ngày đến 05 ngày: Chỉ bị phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ – Chậm từ 01 ngày đến 10 ngày: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng – Chậm từ 11 ngày đến 20 ngày: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng – Chậm từ 21 ngày đến 90 ngày: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng – Chậm từ 91 ngày trở lên hoặc không nộp BC: Phạt tiền từ 5.000.000 đến 15.000.000 đồng

Mua Quà Tặng Cho Khách Hàng Có Phải Xuất Hóa Đơn Đầu Ra

Mua quà tặng cho khách hàng có phải xuất hóa đơn đầu ra và có được tính vào chi phí được trừ và VAT đầu vào có được khấu trừ ?

Chi phí mua quà tặng khách hàng vẫn xuất hóa đơn đầu ra và được tính vào chi phí được trừ cũng như được khấu trừ VAT

Trả lời văn bản số 656/GNVT-TCKT ngày 30/10/2014 của Công ty về chính sách thuế; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

Căn cứ Điểm 2.4b Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:

b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng”;

Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

+ Tại Khoản 1 Điều 6 quy định về các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN:

“Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

…”;

+ Tại Khoản 2.21 điều 6 quy định về các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN:

…”

Căn cứ Khoản 3a, Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại Điềm b, c, Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

Trường hợp Công ty theo trình bày năm 2014 có phát sinh mua hàng hóa để tặng khách hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì khi tặng Công ty phải lập hoá đơn như bán hàng hoá thông thường, nếu hàng hoá tặng cho khách hàng có giá từ 200.000 đồng trở lên Công ty phải lập hoá đơn riêng cho từng khách hàng. Các hoá đơn đầu vào của hàng hoá mua về tặng Công ty được kê khai khấu trừ nếu đáp ứng các quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Chi phí quà tặng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (thuộc khoản chi bị khống chế theo hướng dẫn tại Khoản 2.21 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC)

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Hướng Dẫn Cách Lưu Trữ Hóa Đơn Điện Tử Đầu Ra Đúng Quy Định

Nhiều người dùng thắc mắc cách lưu trữ hóa đơn điện tử đầu ra như thế nào là hợp pháp? Hóa đơn điện tử đầu ra có bắt buộc phải in ra bản giấy để lưu trữ không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này.

Hóa đơn điện tử được hiểu là là chứng từ kế toán được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử. Cũng mang bản chất là một loại hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử đầu ra được tạo lập nhằm mục đích ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ, ký số, ký điện tử theo đúng quy định pháp luật bằng phương tiện điện tử. HĐĐT đầu ra bao gồm cả các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế

Hóa đơn điện tử đầu ra hiện có dạng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và HĐĐT không có mã của cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử đầu ra không có mã của cơ quan thuế là HĐĐT do các tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử đầu ra có mã của cơ quan thuế là HĐĐT được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2. Quy định cách lưu trữ hóa đơn điện tử đầu ra

Hiện nay, khi tìm hiểu về cách lưu trữ hóa đơn điện tử đầu ra thì bạn và DN có thể tham khảo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, được Chính Phủ ban hành ngày 12/09/2018.

Cách lưu trữ với hóa đơn điện tử đầu ra.

Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ. Thông tin hóa đơn tuyệt đối không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;

Lưu trữ HĐĐT theo đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán;

HĐĐT được in ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

3. HĐĐT có bắt buộc phải in ra bản giấy để lưu trữ không?

Khi lưu trữ hóa đơn điện tử, có cần phải in ra bản giấy để lưu trữ nữa hay không? Đây hiện là thắc mắc của không ít người dùng HĐĐT.

HĐĐT có bắt buộc phải in ra bản giấy để lưu trữ không?