Top 15 # Xem Nhiều Nhất Mẫu Đơn Xin Thực Tập Kiểm Toán Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Đơn Xin Thực Tập

Đơn xin thực tập là một trong những yếu tố giúp người xem đánh giá sơ lược nhất về sinh viên. Cũng giống như đơn xin việc, chúng ta cần phải biết cách trình bày ngắn gọn, xúc tích đủ sức thuyết phục người xem, từ đó tăng cơ hội được nhận vào làm. Các bạn sinh viên cần phải nhận thức được khả năng của mình, từ đó có lựa chọn đơn vị thực tập phù hợp nhất

Mẹo viết đơn xin thực tập

Nói đến đơn từ chúng ta phải ngầm hiểu được đây là một dạng văn bản yêu cầu sự ngắn gọn, xúc tích để người xem dễ nắm được thông tin. Đặc biệt, với đơn xin thực tập sinh viên phải đánh vào tâm lý người xem, làm cho họ thấy được tâm huyết và khả năng của mình, từ đó tăng cơ hội được nhận vào làm.

Trước tiên, sinh viên cần xác định đơn vị thực tập. Nguyên tắc biết người biết ta chính là chìa khóa cho sự thành công bước đầu. Chúng ta cần phải xác định khả năng của chúng ta đến đâu, sở trường của bạn có thể làm tốt được công việc gì. Bạn không nên gửi đơn xin thực tập vào những tổ chức quá lớn vì thông thường những đơn vị này sẽ trải qua quy trình tuyển sinh thực tập khá khắt khe. Tốt nhất, nên lượng sức mình để phát huy tốt nhất khả năng. Đồng thời mang đến cơ hội thực tập tốt nhất cho mình.

Cùng với đơn xin đi thực tập, các sinh viên cũng sẽ phải thực hiện mẫu bảng cam kết thực tập là những cam đoan của người làm đơn xin thực hiện đúng và chấp hành quy định của công ty xin thực tập, và theo bảng cam kết thực tập này, nếu vi phạm, các sinh viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vai trò của việc thực tập

Thời gian thực tập mang đến cho sinh viên sự trải nghiệm thực tế rất tốt, đồng thời hình thành tác phong làm việc, khả năng hòa hợp với môi trường và đồng nghiệp. Như chúng ta đã biết, kiến thức mà chúng ta học trên ghế nhà trường khác xa so với thực tế. Việc đi thực tập, bạn được hướng dẫn công việc cụ thể, được học hỏi nhiều điều từ chính những anh chị đồng nghiệp tại đó sẽ giúp chúng ta có cơ hội phát triển mình hơn, nâng cao khả năng tìm tòi và phát huy tính sáng tạo.

Để việc thực tập của sinh viên được diễn ra suôn sẻ, nhà trường và sinh viên sẽ phải làm hợp đồng hướng dẫn sinh viên thực tập thỏa thuận một số nội dung cụ thể liên quan đến các công việc thực tập của sinh viên, đồng thời trong hợp đồng hướng dẫn sinh viên thực tập, nhà trường cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các bạn sinh viên trong quá trình thực tập sắp tới.

Nhiều sinh viên vẫn than phiền, thời gian thực tập khiến họ cảm thấy nhàm chán, đồng nghiệp và tổ chức không tạo điều kiện cho họ phát triển. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn xuất phát chủ quan từ bạn. Bản thân bạn chưa phát huy hết khả năng vào công việc, mặc khác việc lựa chọn đơn vị thực tập của bạn đã sai ngay từ đầu khiến bạn cảm thấy không có tâm huyết để phát huy.

Chúng ta vẫn thường đặt câu hỏi, thực tập có thật sự là việc bắt buộc với sinh viên? Hiển nhiên đây là yêu cầu chung tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng giành cho sinh viên năm cuối. Mặt khác, theo quan điểm của nhiều nhà tuyển dụng những sinh viên đã trải qua kỳ thực tập bài bản thường được đánh giá về khả năng chuyên môn cao hơn so với những bạn chưa trải qua thực tập. Chính vì vậy, đây cũng chính là cơ hội việc làm tốt nhất đối với sinh viên về sau.

Việc thực tập giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ, giúp bạn có cơ hội làm quen với nhiều người trong ngành. Như chúng ta đã biết, môi trường làm việc lý tưởng không những chỉ đánh giá cục bộ ở công việc tốt mà còn dựa vào văn hóa của công ty. Bên cạnh năng lực chuyên môn, bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt, hòa nhập và bắt kịp nhanh chóng với mọi người. Khi đó việc giải quyết công việc sẽ dễ dàng hơn, đồng thời kích thích sự phát triển.

Sau khi thực tập sinh viên sẽ viết báo cáo tổng kết, làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường với đơn xin việc để gửi đến các công ty với hy vọng được làm việc đúng chuyên môn. Nếu thực tập tốt tại một nơi nào đó, sinh viên có thể được nhận vào làm việc mà không cần đến đơn xin việc nữa.

Sẽ không ai thích thú một người luôn tỏ ra bất cần và không chịu hòa nhập vào tập thể chung. Dù bạn có độc lập đến đâu thì trong một tập thể, bạn vẫn phải có đồng minh cho mình để mở rộng mối quan hệ cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt nhất.

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn

Nếu nơi bạn xin thực tập có mẫu đơn xin thực tập thì các bạn sử dụng mẫu đó, nếu không các bạn có thể viết đơn xin thực tập với những mẫu đơn ở trên.Thường thì trên một lá đơn xin thực tập chuẩn sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về bản thân và các thông tin về trường lớp, mong muốn của bản thân và cam kết với các cơ quan, công ty. Chi tiết như sau:

1. Phần bắt buộc đầu tiên trong mẫu đơn xin thực tập mà các bạn không thể bỏ qua đó chính là tên nước và khẩu hiệu của nước Việt Nam.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

2. Tiêu đề của đơn (viết chữ in hoa)

ĐƠN XIN THỰC TẬP

3. Tiếp theo là phần Kính gửi, phần này các bạn ghi rõ tên cơ quan, tổ chức mà bạn muốn thực tập.

4. Thông tin cá nhân, các bạn cần viết rõ các thông tin cơ bản và tên trường, khoa, chuyên ngành mà bạn đang theo học.

Tên, ngày sinh, giới tính.

Nơi sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp.

Địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú (nếu có).

Số điện thoại, email liên hệ của bạn.

Tên trường, tên khoa và chuyên ngành học của bạn.

5. Tiếp theo các bạn cần viết mong muốn thực tập của bạn tại cơ quan, tổ chức mà bạn muốn thực tập.

6. Các cam kết của bạn khi thực tập tại cơ quan, tổ chức.

7. Cuối cùng là kí tên, dán ảnh.

Các Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn, Thường Dùng

Đã trở thành thông lệ, với các bạn sinh viên năm cuối, ngoài nỗi lo làm bài bảo vệ tốt nghiệp còn phải đối mặt với việc bắt đầu xin đi thực tập để làm báo cáo cũng như khóa luận. Thực tế, sinh viên của nhiều trường đại học phải tự mình tìm nơi để thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường sẽ giới thiệu một đơn vị thực tập cho sinh viên. Nhưng các bạn biết đấy, để vào được một công ty, bạn phải vượt qua “vòng gửi xe” tức là phải có một đơn xin việc chuẩn và ấn tượng gây sự chú ý và khả năng cao bạn sẽ được đơn vị cũng như công ty tạo điều kiện cho bạn thực tập. Đồng thời đây cũng là một trong những yếu tố giúp người xem đánh giá được một cách chung nhất về sinh viên. Có lẽ không ít bạn trong suốt những năm tháng sinh viên phải tất bật với chuyện học hành, kiểm tra hay trải nghiệm với công việc làm thêm, cho nên nhiều bạn sẽ bỡ ngỡ với lá đơn xin này bởi chỉ hình dung ra bố cục của chúng nhưng chưa biết cách viết một đơn xin thực tập chuẩn như thế nào để ứng tuyển cho một công ty.

Hướng dẫn cách viết một mẫu đơn xin thực tập.

Thông thường một đơn xin việc chuẩn gồm các mục sau:

+ Kính gửi: Trong phần này bạn ghi rõ tên cơ quan, tổ chức bạn muốn thực tập.

+ Tôi tên, Giới tính, Ngày sinh, CMTND, Ngày cấp, Địa chỉ liên lạc, Số điện thoại liên lạc, Sinh viên trường, Khoa, Lớp, Hệ đào tạo: đây là những thông tin các nhâ cần phải diễn rõ ràng, chính xác và đầy đủ.

+ Nay tôi làm đơn này với mong muốn được [tên công ty, tổ chức xin thực tập] tiếp nhận bố trí thực tập để hoàn tất chương trình học.

+ Lời cam kết nếu được nhận thực tập

+ Kí tên, dán ảnh và chờ ý kiến phản hồi của công ty đó.

cac-mau-don-xin-thuc-tap-chuan-thuong-dung.rar

Cách Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Đại Học Sài Gòn

Với thời gian cuối năm của một sinh viên luôn có hạn, có bạn sẽ bận việc gia đình, bận làm thêm để tăng tài chính của bản thân nhằm phục vụ cuộc sống hằng ngày, hoặc học phí nộp, hoặc có bạn đi thực tập nhưng lại không có thời gian viết bài,..v.v… Chính vì vậy dịch vụ viết báo cáo thực tập giá rẻ của mình ra đời nhằm hỗ trợ các bạn về bài. SdT/Zalo: 0909 23 26 20

Bạn nào có thời gian viết bài nhưng chưa chọn được đề tài thì có thể liên hệ để mình tư vấn đề tài báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán nha

Cách báo cáo thực tập Kế toán đại học Sài Gòn đạt điểm cao

A/ Cách viết phần mở đầu bài kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh

Nêu ý nghĩa của việc chọn đề tài (Tại sao chọn đề tài này)

Giới hạn viết đề tài ( Giới hạn phạm vi, mức độ của đề tài).

Nội dung đề tài gồm ba chương :

+ Chương 1: Cơ sở lý luận

+ Chương 2: Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

+ Chương 3: Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ

B/ Cơ sở lý luận kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh

1.1.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

1.1.1.Thành phẩm, (hoặc hàng hoá)

1.1.2.Các khoản giảm trừ doanh thu

1.1.3.Giá vồn hang bán, doanh thu thuần……

1.2.KẾ TOÁN THÀNH PHẨM ( hoặc HÀNG HOÁ)

1.2.1.Phương pháp xác định giá nhập, xuất kho của thành phẩm, (hoặc hàng hoá )

1.2.2.Tài khoản sử dụng

1.3.KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM, (hoặc HÀNG HOÁ).

1.1.Bán trực tiếp

1.2.Bán trả góp ( trả chậm)

1.3.Ký gửi đại lý

1.4.Hàng đổi hàng :

1.3.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng:

1.3.2.1.2. Kế toán giávốn hàng bán

1.3.2.1.3. Kế toán Các khoản giảm trừ doanh thu

1.3.2.1.4. Kế toán chi phí bán hàng

1.3.2.1.5. Kế toán chi phí QLDN

1.4.KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ TÀI CHÍNH

1.4.1.Kế toán doanh thu tài chính

1.4.1.1. Nội dung

1.4.1.2.Tài khoản sử dụng

1.4.1.3. Phương pháp hạch toán

1.4.2.Kế toán chi phí tài chính

1.4.2.1. Nội dung

1.4.2.2.Tài khoản sử dụng

1.4.2.3.Phương pháp hạch toán

1.5.KẾ TOÁN THU NHẬP VÀ CHI PHÍ KHÁC

1.5.1.Kế toán thu nhập khác

1.5.1.1. Nội dung

1.5.1.2.Tài khoản sử dụng

1.5.1.3.Phương pháp hạch toán

1.5.2.Kế toán chi phí khác

1.5.2.1. Nội dung

1.5.2.2.Tài khoản sử dụng

1.5.2.3.Phương pháp hạch toán

1.6. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1.6.1.Kế toán thuế TNDN

1.6.1.1.Nguyên tắc tính thuế

1.6.1.2.Tài khoản sử dụng

1.6.1.3.Phương pháp hạch toán

1.6.2.Kế toán xác định kết quả KD

1.6.2.1.Tài khoản sử dụng

1.6.2.2.Phương pháp hạch toán

1.6.3.Lập báo cáo kết quả SXKD

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY … VÀ [ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ]

Nội dung bắt buộc viết cũng là tiêu đề cấp 2 cho chương 2 này

Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành viên Hoa Cát

Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của công ty

Giới thiệu công nghệ sản xuất sản phẩm chính (hoặc quá trình hoạt động kinh doanh chính)

Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty (nếu là chuyên đề kế toán thì thêm phần giới thiệu tổ chức bộ máy kế toán)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên trong thời gian gần đây (ít nhất 3 năm)

Phân tích thực trang đề tài nghiên cứu

Nội dung viết phụ thuộc vào lĩnh vực/mảng đề tài nghiên cứu mà phân chia thành các tiêu đề cấp 2, tiêu đề cấp 3, tiêu đề cấp 4,…

Cách viết bài báo cáo thực tập kế toán đại học sài gòn gồm 3 chương, chương 1: cơ sở lý luận; chương 2: thực trạng; chương 3 sẽ là giải pháp và kiến nghị với thực trạng kế toán mà bạn đã nếu ra ở chương 2.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày các giải pháp khả thi, thiết yếu và nêu các kiến nghị, phân chia thành các tiêu đề cấp 2, tiêu đề cấp 3.

Tiêu đề cấp 1 là

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lược lại kết quả nghiên cứu.

Xin chứng từ kế toán làm báo cáo thực tập

Kế toán vốn bằng tiền xin chứng từ gì, kế toán bán hàng xin chứng từ gì , kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh xin chứng từ gì, kế toán tiền lương xin chứng từ là gì…..

Xin chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Xin chứng từ tiền lương và các khoản trích theo lương gồm bảng lương, bảng chấm công, thanh toán lương, bảo hiểm xã hội, sổ cái…

Xin chứng từ doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh gồm: hóa đơn VAT đầu ra, mua vào, nhập kho, xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, sổ cái, nhật ký chung,…

– Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.

– Sổ chi tiết: Các sổ chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp phân tích kiểm tra của đơn vị mà sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được

Các loại sổ chi tiết:

Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ

Sổ chi tiết chi phí trả trước

Sổ chi tiêt tạm ứng

Sổ chi tiết tài sản cố định

Sổ chi tiết tiền vay

Sổ chi tiết phải thu, phải trả nội bộ

Sổ chi tiết tiền gửi, tiền mặt

Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán

Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh

Sổ chi tiết doanh thu

Sổ quỹ tiền mặt

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố không thể thiếu trong quá trình Sản xuất. Vật liệu là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực Thể của sản phẩm. Tài sản cố định và công cụ dụng cụ khác không đủ tiêu Chuẩn là tài sản cố định là tư liệu lao động, còn lao động của con người là Yếu tố sức lao động. Như vậy có thể thấy nguyên vật liệu là một trong ba Yếu tố cơ bản của quá trình tạo ra sản phẩm.

Tài sản cố định bao gồm Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

Tài sản cố định vô hình : là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.