Top 4 # Xem Nhiều Nhất Mẫu Đơn Về Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Đơn Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế

Hỏi: Ba mẹ tôi trước khi mất đã để lại di chúc cho tôi một mảnh đất ở 400m2. Nay tôi có nhu cầu bán cho người khác thì bị em trai tôi giành lại, yêu cầu phân chia đều vì cho rằng mảnh đất đó là tài sản của ba mẹ, phải được chia đồng đều cho các anh em. Hai bên không thể tự giải quyết với nhau được, bây giờ tôi muốn hỏi như vậy em tôi có phải thuộc đối tượng được hưởng di sản không và tôi muốn làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế thì phải làm như thế nào ạ.

Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

Theo như bạn trình bày thì di chúc của ba mẹ viết để lại tài sản là mảnh đất cho mình bạn. Tuy nhiên cần phải xem xét những đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nếu em trai bạn thuộc các trường hợp nêu trên thì mảnh đất đó bắt buộc phải được chia phần cho em trai của bạn, trường hợp này việc định đoạt mảnh đất phải được sự đồng ý của người em trai này. Còn nếu ba mẹ bạn không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, ba mẹ bạn để lại di chúc cho một mình bạn thì bạn hoàn toàn có quyền tự định đoạt với mảnh đất đó.

Nếu các bên tranh chấp không thể tự hòa giải được thì bạn có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai,

Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Mời bạn tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai,

Ngô Thị Thanh Thúy

Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:

ĐT: 0909 283 917

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/QeRup

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/gMD6V

Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: https://bitly.com.vn/68yYw

Ủy Quyền Tranh Chấp Đất Đai

Hiện nay, tranh chấp đất đai là loại tranh chấp thường xuyên, phổ biến. Những tranh chấp này bắt nguồn từ những việc như: nhà nước thu hồi đất mà các hộ dân không được đền bù thỏa đáng, tranh chấp quyền sử dụng về ranh giới giữa các thửa đất liền kề, tranh chấp đòi lại đất. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm tự giải quyết tranh chấp đất đai thì có thể ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho Luật sư hoặc người khác.

Trong tất cả các tranh chấp như trên nếu như người dân thiếu hiểu biết về pháp luật thì sẽ để mất những quyền lợi chính đáng của mình. Vì đất đai là tài sản quan trọng, là nơi ăn ở, sinh hoạt của con người nên nếu không được giải quyết thỏa đáng tranh chấp này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân, gia đình. Từ đó, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng xã hội tiêu cực, ảnh hưởng đến trật tự trị an.

Vì những lý do trên, để đảm bảo được quyền lợi của người dân được bảo vệ, pháp luật đã cho phép cá nhân, tổ chức được ủy quyền cho một bên khác tham gia tranh chấp để nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.”

Như vậy, trong trường hợp bạn không thể tự mình tham gia giải quyết vì bất kỳ lý do gì hoặc để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn nên ủy quyền cho một bên khác để giải quyết tranh chấp đất đai thay cho bạn.

Theo chúng tôi, nếu bạn không tìm được người đủ để mình tin tưởng về khả năng, trình độ để ủy quyền thì bạn nên đến các tổ chức hành nghề luật sư để nhờ tư vấn, hỗ trợ cũng như ủy quyền cho họ tham gia giải quyết tranh chấp giúp bạn.

Theo quy định của pháp luật, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và phải được công chứng tại phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã (phường).

Mẫu Đơn Khiếu Nại Yêu Cầu Giải Quyết Tranh Chấp Về Đất Đai Chính Xác

Mẫu đơn khiếu nại về đất đai? Mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai? Thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp về đất đai? Tranh chấp về đất đai có phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!

Thực tế hiện nay, số lượng các vụ việc tranh chấp đất đai không phải con số nhỏ, thậm chí không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng. Trong khi đó, vấn đề này lại càng nóng hơn bao giờ hết nhất là khi các vụ việc về tranh chấp đất đai lại thường kéo dài và phức tạp. Vậy để giải quyết các vướng mắc trong đất đai cần làm gì? Khiếu nại, khởi kiện,… Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về tranh chấp đất đai và thủ tục khiếu nại đất đai là rất cần thiết. Trong bài viết này, Luật Dương gia xin cung cấp mẫu đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai và hướng dẫn cách viết đơn sao cho hợp lệ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: (1) ……

Họ và tên.(2) ………………. Giới tính: Nam/Nữ

Sinh năm: …………….

Địa chỉ thường trú (hoặc địa chỉ tạm trú): ……

Đối tượng bị khiếu nại (3): ……

Nội dung vụ việc: (4)

1. Tóm tắt nội dung vụ việc: vấn đề đang xảy ra với đất đai từ thời điểm, sự kiện, chủ thể thực hiện ……………………………………

2. Những quyền và lợi ích hợp pháp đang bị xâm phạm: (thiệt hại đối với các bên) ……

3. Chứng minh sự thiệt hại: (đất đai bị xâm lấn, tranh chấp quyền sử dụng…) ………….

4. Yêu cầu, kiến nghị: (Thu hồi, hủy bỏ Quyết định hành chính, bồi thường thiệt hại nếu có) ……

* Tài liệu, chứng cứ gửi kèm:

CÁCH VIẾT ĐƠN KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI:

(1): Tên, chức vụ người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan giải quyết.

(2): Trường hợp là cá nhân, phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, các thông tin cá nhân khác. Trường hợp là tổ chức, ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức.

+ Nếu là quyết định hành chính, ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, số quyết định. Ví dụ: Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định xử phạt hành chính, Quyết định cưỡng chế,….

+ Nếu là về hành vi hành chính: ghi rõ họ tên, địa chỉ người thực hiện hành vi hành chính. Ví dụ: Hành vi không giải quyết khiếu nại, không tiếp công dân, không tiếp nhận hồ sơ,…

(4) Nội dung vụ việc: ghi rõ ràng, ngắn gọn, trung thực về vụ việc, và những quyền lợi bị xâm phạm. Từng thời điểm, mốc thời gian và sự kiện diễn ra cụ thể.

(5): Cam kết của người viết đơn: Trình bày đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước nội dung trình bày.

– Người viết đơn phải ký, ghi rõ họ tên, không được sao chụp chữ ký hoặc sử dụng chữ ký photo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(V/v : Giải quyết tranh chấp đất đai tại thửa đất/căn nhà địa chỉ ………….)

Kính gửi: UBND Xã/Phường………quận/Huyện…….Tỉnh/Thành phố……….

Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): …

Số CMTND/Hộ chiếu/ Căn cước công dân: ……. do ……….. cấp ngày ………….

Xin trình bày vụ việc như sau:

Vì vậy, tôi/chúng tôi làm đơn này kính mong UBND Xã/Phường………quận/Huyện…….Tỉnh/Thành phố………. xử lý hành vi………. của ông (bà) để trả lại cho tôi/chúng tôi……… quyền và lợi ích hợp pháp như Nhà Nước đã công nhận QSDĐ hợp pháp của tôi.

Tôi gửi kèm theo đơn:

+ GCNQSDĐ số…………. ngày… tháng …năm…;

+ Bản đồ hồ sơ kỹ thuật thửa đất;

+ Giấy tờ khác nếu có./.

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết, tôi xin chân thành cảm ơn!

3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp về đất đai

Dân số ngày càng đông, nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Chính vì thế kéo theo một hiện tượng pháp lý đó là các tranh chấp đất đai ngày càng nhiều và trở lên phổ biến. Khi quyền và lợi ích của bạn về đất đai bị xâm phạm bạn cần làm gì? làm như thế nào để đòi lại quyền lợi của mình.

4. Tranh chấp về đất đai có phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã?

Gia đình tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phía sau nhà tôi là đất thổ cư và đất vườn tạp giáp với mặt đường Quốc lộ, nhưng do không đi từ đường quốc lộ vào nhà mà đi theo đường xóm từ trước, vào những năm 1990 có hộ gia đình mua đất bên cạnh nhà tôi và đã lấn chiếm một phần góc vườn nhà tôi rồi xây lên một quán nhỏ, gia đình tôi đã có ý kiến nhưng cơ sở xóm lúc đỏ giải quyết vẫn công nhận khu đất đó thuộc quyền sở hữu của nhà lấn chiếm. (Hiện tại theo bản đồ quán đó và một phần đất nhà tôi thuộc hành lang cầu), từ năm 2014 đến nay, gia đình đó lại tiếp tục cơi nới đổ đất tràn cả sang phần đất trống của nhà tôi để mở rộng quán, gia đình tôi đã làm đơn yêu cầu giải quyết nhưng vẫn chưa xong, vậy tôi muốn hỏi bây giờ gia đình tôi muốn đòi lại khu đất gia đình kia lấn chiếm làm quán có được không và gia đình tôi có vi phạm đất hành lang cầu không. (Vì nguồn gốc đất đai do ông nội để lại, chưa từng được đền bù hiện tại nhà tôi đang trồng chuối không xây dựng bất cứ công trình nào), thủ tục hồ sơ kiện nếu địa phương không hòa giải được và yêu cầu gia đình nhà kia tháo dỡ?

Gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều này có nghĩa là gia đình bạn có quyền sử dụng, khai thác phần đất trong diện tích giấy chứng nhận theo đúng mục đích và theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Lấn đất được hiểu và việc ngừi đang sử dụng đất tự dịch chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích tích đất. Còn chiếm đất là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng đất do nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo thông tin bạn cung cấp, đất nhà bạn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng nhà hàng xóm lấn chiếm một phần góc vườn nhà bạn rồi xây lên một quán nhỏ, gia đình bạn đã có ý kiến nhưng cơ sở xóm lúc đỏ giải quyết vẫn công nhận khu đất đó thuộc quyền sở hữu của nhà lấn chiếm. Từ năm 2014 đến nay, gia đình đó lại tiếp tục cơi nới đổ đất tràn cả sang phần đất trống của nhà bạn để mở rộng quán. Trong trường hợp này, nếu có căn cứ về việc gia đình có hành vi vi phạm bạn có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai.Ở đây, theo Điều 202 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo đó, đầu tiên bạn làm đơn gửi ra Ủy ban nhân dân cấp xã để được hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thời gian giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu đã thực hiện hòa giải tại ủy ban nhân dân xã nhưng không hòa giải được thì làm đơn khởi kiện căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Như vậy, trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Bên cạnh đó, theo quy định của khoản 3, Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Do đó, khi quyền sử dụng đất của gia đình bạn bị xâm phạm thì gia đình bạn vẫn có quyền khởi kiện mà không phụ thuộc vào thời hiệu còn hay hết. Về hồ sơ khởi kiện thì bạn chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện. Nội dung của đơn được quy định tại khoản 4, Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Bạn phải nộp thêm bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của gia đình bạn.

– Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…;

– Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà bạn. Kèm theo đó, bạn phải nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thùy Linh

Biên Bản Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai

Trong bài chia sẻ lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai vấn đề chính, đó là một số thông tin về biên bản hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật và mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai chuẩn cấp xã hiện nay.

Một số điều cần biết về biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc cần phải có khi thực hiện thủ tục hòa giải tại cấp xã. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có giá trị cả trong trường hợp hòa giải thành và hòa giải không thành nhằm thực hiện những bước tiếp theo một cách thuận tiện, đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được nêu rõ Tại khoản 4, khoản 5 Điều 202 Hòa giải tranh chấp đất đai thuộc Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Theo đó:

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản hòa giải, có chữ ký của các bên, có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã nơi có đât đai tranh chấp.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được gửi đến các bên xảy ra tranh chấp và được lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tiến hành tranh chấp.

Trong trường hợp hòa giải thành, có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải đất đai đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Trong trường hợp hòa giải thành, có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải đất đai đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với những trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường UBND sẽ cùng cấp quyết định công nhận thay đổi ranh giới, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền được sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền trên đất.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cũng được quy định rõ tại Khoản 4, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP của Chính phủ. Theo đó:

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai thành nhưng có sự thay đổi về hiện trạng của ranh giới đất, chủ sở hữu quyền sử dụng đất thì UBND cấp xã phải gửi biên bản hòa giải này đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết theo đúng Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013.

Trường hợp hòa giải không thành, hoặc sau khi hòa giải thành mà một trong các bên có ý kiến thay đổi về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã phải lập biên bản hòa giải không thành, hướng dẫn các bên gửi đơn đến những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Nội dung biên bản hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm những nội dung cơ bản:

Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai

Bên có đơn tranh chấp

Người bị tranh chấp đất đai

Theo đó:

Cán bộ địa chính: Sẽ báo cáo tóm tắt kết quả xác minh, nhưng không nêu hướng hòa giải

Các bên tham gia hòa giải cho ý kiến:

Người tranh chấp: Nêu ý kiến về nội dung, yêu cầu việc hòa giải, những tài liệu để chứng minh,…

Người bị tranh chấp: Phản biện ý kiến của người tranh chấp, yêu cầu việc hòa giải, những tài liệu để chứng minh,….

Thành viên hội đồng hòa giải: Cho ý kiến dựa trên tình hình thực tế của buổi hòa giải

Dựa trên cơ sở các ý kiến hòa giải, thông tin tài liệu thu được tại phiên hòa giải, người chủ trì sẽ tiến hành kết luận những nội dung cơ bản diện tích đất đang tranh chấp có hay không giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, nội dung các bên tham gia hòa giải thỏa thuận và không thỏa thuận (ghi rõ lý do nếu không thỏa thuận), hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nếu hòa giải không thành,…/

Hiếu