Là mẫu đơn được sử dụng khi vợ chồng ly hôn theo thủ tục thuận tình ly hôn.
Là văn bản pháp lý thể hiện nguyện vọng ly hôn của hai bên vợ chồng cùng với các vấn đề về con cái, tài sản, công nợ khác.
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự
Đơn ly hôn thuận tình được sử dụng khi nào?
Mẫu đơn ly hôn thuận tình là mẫu đơn được sử dụng khi vợ chồng ly hôn theo thủ tục thuận tình ly hôn. Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình là văn bản pháp lý thể hiện nguyện vọng ly hôn của hai bên vợ chồng cùng với các vấn đề về con cái, tài sản, công nợ khác.
Vậy mẫu đơn ly hôn thuận tình được sử dụng khi nào? Trường hợp vợ chồng ly dị, khi cả hai bên vợ chồng đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề xoay quanh quan hệ hôn nhân, con cái và tài sản. Theo đó, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được sử dụng khi:
Hai vợ chồng cùng tự nguyện đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên và cùng ký vào đơn ly hôn;
Vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;
Vợ chồng đã có thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.
Đồng thời việc thỏa thuận về các vấn đề tài sản, con cái phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Tải mẫu đơn ly hôn thuận tình
TẢI MẪU ĐƠN LY HÔN THUẬN TÌNH
Những nội dung cơ bản trong mẫu đơn ly hôn thuận tình
Dù mẫu đơn thuận tình ly hôn được viết tay hay đánh máy thì trong đơn cần được bảo đảm những nội dung cơ bản sau đây:
Quốc hiệu, tiêu ngữ;
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
Thông tin cá nhân của hai vợ chồng;
Thông tin về tình trạng hôn nhân của vợ chồng và lý do yêu cầu ly hôn;
Thông tin về con chung và yêu cầu của vợ chồng;
Thông tin về tài sản chung và yêu cầu của vợ chồng về việc chia tài sản;
Thông tin về khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác;
Ở đơn thuận tình ly hôn này, cả hai vợ chồng cần xác nhận nội dung các vấn đề nêu trên, ký và rõ họ tên của mình vào cuối đơn.
Cách viết đơn ly hôn thuận tình
Về thông tin Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Người yêu cầu cần ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật. Trong đó lưu ý:
Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Về thông tin hai bên vợ chồng
Người yêu cầu cần trình bày rõ các thông tin cả vợ và chồng, bao gồm các thông tin như sau:
Họ và tên vợ, họ tên chồng (được viết bằng chữ in hoa, có dấu);
Năm sinh của hai vợ chồng;
Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp) của hai vợ chồng;
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hai vợ chồng;
Nơi ở hiện tại của hai vợ chồng.
Người viết đơn xin ly hôn ghi rõ địa điểm kết hôn, thời gian kết hôn và chung sống (thời gian kết hôn cụ thể được pháp luật công nhận trong giấy đăng ký kết hôn, thời gian chung sống được tính kể từ ngày pháp luật công nhận hôn nhân cho đến ngày viết đơn xin ly hôn).
Trong cách viết đơn xin ly hôn theo đúng quy định, người làm đơn ly hôn cần ghi rõ các nguyên nhân, tình trạng các mâu thuẫn, các phương pháp hòa giải mà cả hai hoặc một trong hai đã áp dụng (hòa giải, thỏa thuận, khuyên răn,…) nhưng không thành. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì không phải ai cũng giống nhau. Tuy nhiên, có thể trình bày một số nguyên nhân sau đây:
Cuộc sống vợ chồng ngày càng phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm, cuộc sống gia đình rơi vào tình trạng căng thẳng trầm trọng. Đã rất nhiều lần vợ chồng ngồi lại nói chuyện để tìm cách giải quyết nhưng đều không có kết quả, không tìm được tiếng nói chung.
Hai người có nhiều mâu thuẫn và mâu thuẫn kéo dài khiến mục đích của hôn nhân không đạt được. Sau nhiều lần cố gắng nhưng quan điểm trong cuộc sống khác nhau, tình cảm vợ chồng không còn, không thể kéo dài cuộc sống hôn nhân nữa.
Do một trong hai người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng như: ngoại tình, bạo lực gia đình… khiến cả hai đều mệt mỏi và không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng.
Vợ chồng chúng tôi đã ly thân trong thời gian dài, nhận thấy tình trạng hôn nhân rơi vào trầm trọng không thể cứu vãn.
…..
Về con chung
Trong mục này, nếu như chưa có con chung, ghi vào mục này là chưa có;
Nếu có con chung, ghi rõ các thông tin của con bao gồm: có mấy người con, họ và tên, giới tính, ngày/tháng/năm sinh,…Trình bày rõ sự thỏa thuận của vợ chồng về người trực tiếp nuôi dưỡng con, yêu cầu cấp dưỡng ( không yêu cầu cấp dưỡng hay tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng hay thỏa thuận mức cấp dưỡng,….) đối với từng con sau khi ly hôn.
Về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trong quá trình viết đơn ly hôn, nội dung tài sản chung được hướng dẫn như sau:
Nếu không có tài sản chung thì ghi là Vợ chồng không có tài sản chung.
Nếu có tài sản chung, nhưng vợ chồng đã tự thỏa thuận giải quyết được toàn bộ vấn đề tài sản với nhau, không yêu cầu Tòa án giải quyết thì không cần thống kê tài sản vợ chồng trong đơn, ghi rõ Vợ chồng chúng tôi tự thỏa thuận với nhau và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về nợ chung và các nghĩa vụ tài chính khác trong thời kỳ hôn nhân
Nợ chung là một trong những vấn đề vợ chồng quan tâm khi ly hôn, nó ảnh hưởng đến quá trình giải quyết ly hôn. Đối với những khoản nợ chung trong đơn ly hôn được hướng dẫn cụ thể như sau:
Nếu vợ chồng không có nợ chung, sẽ ghi vào trong đơn là “Vợ chồng chúng tôi không cho ai vay nợ và cũng không nợ ai nên không yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Nếu vợ chồng có khoản nợ chung thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết các khoản nợ chung, thời gian nợ, thời gian trả, người cho vay nợ, tên tài sản nợ,người làm chứng (nếu có), thỏa thuận với người trả nợ. Nếu không thỏa thuận được với bên cho vay nợ, phần này sẽ do Tòa án xem xét và xử lý.
Trân trọng./.