Top 9 # Xem Nhiều Nhất Mẫu Đơn Ly Hôn Không Hòa Giải Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

#1 Mẫu Đơn Xin Không Hòa Giải Ly Hôn

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Thủ tục ly hôn có bắt buộc hòa giải không?

Theo quy định tại điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau. Trong đó cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.

Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2015.

Trường hợp không hòa giải được trong ly hôn

Theo quy định 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, có 04 trường hợp sau đây, các vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải được:

Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;

Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;

Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng không mong muốn hòa giải có thể gửi đơn đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải và giải quyết việc ly hôn một cách nhanh chóng.

Tải mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn

Tải xuống ngay Tải xuống ngay

Cách viết mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn

Đơn đề nghị Tòa án không hòa giải khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn là một văn bản đơn giản, tuy nhiên khi viết bạn cần lưu ý các thông tin sau:

Thứ nhất, bạn phải ghi đúng vai trò của mình là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ việc này.

Thứ hai, bạn phải nêu đúng thông tin của bị đơn hay nguyên đơn còn lại.

Thứ ba, bạn phải nêu ra được lý do thuyết phục Tòa án rằng việc hòa giải không thể hàn gắn, giúp ích được mối quan hệ hôn nhân của bạn và bạn mong muốn các thủ tục pháp lý được hoàn thành nhanh nhất có thể. Lý do đó có thể là về việc bạo lực gia đình; dùng con cái để đe dọa, đòi hỏi vật chất; các lý do khác về việc không có tiếng nói chung trong hôn nhân. Ngoài ra, bạn nên có các chứng cứ đi kèm để có thể chứng minh sự không cần thiết của việc hòa giải tại Tòa án.

Thứ tư, đơn đề nghị không hòa giải ly hôn cần được nộp đến Tòa án trong thời gian chuẩn bị xét xử để Tòa có thời gian xem xét.

Trân trọng./.

Mẫu Đơn Yêu Cầu Không Hòa Giải Khi Thực Hiện Ly Hôn

Đơn yêu cầu không hòa giải

Hòa giải là một biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và đặc biệt là đối với các vụ án Hôn nhân và gia đình. Mặc dù những kết quả mà hòa giải đem lại là không thể phủ nhận nhưng do đây là tranh chấp dân sự

Hòa giải là một biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và đặc biệt là đối với các vụ án Hôn nhân và gia đình. Mặc dù những kết quả mà hòa giải đem lại là không thể phủ nhận nhưng do đây là tranh chấp dân sự nên quyền và lợi của cá nhân vẫn được đặt lên trên tất cả. Vậy nên khi các bên có yêu cầu thì vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải.

Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải như sau:

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Và mặc dù pháp Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định về các trường hợp không hòa giải nhưng căn cứ Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì có bốn trường hợp các vụ án Hôn nhân và gia đình không hoà giải được đó là:

2. Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;

3.Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;

4. Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………, ngày……tháng……năm ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………

Tôi là: ……………………………………………………………………………………..

Sinh ngày ………. tháng ………….. năm …………

CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:… …… do ………cấp ngày …………………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………..

Tôi là (*) ……. trong vụ án ly hôn giữa ……………………………………………………..

Hiện nay, do ……………………………………………………………………………..

nên tôi nhất định phải ly hôn với ……………………………………………………………….

Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là (3)……………………………………………… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.

Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

(*)Tư cách pháp lý trong vụ án của người làm đơn

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

#1 Mẫu Biên Bản Hòa Giải Ly Hôn

Mẫu biên bản hòa giải ly hôn là mẫu biên bản được lập ra sau khi tiến hành thủ tục hòa giải tại Tòa án.

Mẫu biên bản hòa giải ly hôn được sử dụng theo mẫu số 34-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nghị quyết 01/2017/NQ-HDTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự

Mẫu biên bản hòa giải ly hôn được sử dụng khi nào?

Mẫu biên bản hòa giải ly hôn là mẫu biên bản được lập ra sau khi tiến hành thủ tục hòa giải tại Tòa án. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn được sử dụng theo mẫu số 34-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Đây là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng về việc giải quyết các vấn đề về ly hôn, tài sản, con cái do Tòa án đứng ra giải quyết. Mẫu biên bản hòa giải nêu rõ thông tin của các bên tham gia hòa giải, thời gian diễn ra cuộc hòa giải, nội dung sự việc tranh chấp trước đó, kết quả hòa giải và có sự xác nhận, chứng kiến của Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Tải mẫu biên bản hòa giải ly hôn

Những thông tin cơ bản trong biên bản hòa giải ly hôn

Thông tin Quốc hiệu, tiêu ngữ;

Thông tin Tòa án nhân dân;

Thông tin ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải;

Thông tin địa điểm tiến hành phiên hòa giải;

Thông tin những người tiến hành tố tụng;

Thành phần tham gia phiên hòa giải;

Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;

Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất;

Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của những người tham gia hòa giải;

Thông tin thời gian phiên họp kết thúc;

Chữ ký các đương sự tham gia phiên họp, thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.

Cách viết biên bản hòa giải ly hôn

Cách ghi biên bản hòa giải ly hôn tại các mục như sau:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành hoà giải;

Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;

Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó. Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 37/2019/TLST-HNGĐ).

(3) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên hoà giải.

(4) Ghi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia hoà giải về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.

(5) Ghi những nội dung những người tham gia hoà giải đã thoả thuận được trước, đến những nội dung những người tham gia hoà giải không thoả thuận được. Trong trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán chủ trì phiên họp lập biên bản hoà giải thành theo mẫu số 36 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).

(6) Ghi họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia phiên họp.

Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của vợ, chồng có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.

Trân trọng./.

Ly Hôn Tòa Triệu Tập Mấy Lần? Khi Nào Ly Hôn Không Cần Hòa Giải?

Việc đương sự có mặt tại phiên tòa khi Tòa án triệu tập hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thời gian ly hôn trên thực tế. Trong các vụ án ly hôn, một trong số những vấn đề được các bên tham gia quan tâm chính là phải ra tòa bao nhiêu lần. Cùng tìm hiểu!

Xem nhanh nội dung bài viết

1. Ly hôn thuận tình tòa triệu tập mấy lần?

Ly hôn thuận tình là trường hợp mà cả hai bên vợ, chồng tự nguyện đồng ý ly hôn, không bị ai ép buộc, cùng ký vào đơn xin ly hôn.

Khi giải quyết ly hôn thuận tình, ngoài hòa giải ở cơ sở được khuyến khích thực hiện thì việc hòa giải tại Tòa án chính là thủ tục mà các bên phải tham gia theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Tòa án phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc thuận tình ly hôn và hòa giải không thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện như là:

Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con;

Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;

Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay mà các bên không có quyền kháng cáo và Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Nếu vào trường hợp trên, các bên chỉ phải tới Tòa án để tham gia phiên hòa giải. Trong trường hợp hoà giải tại Tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì Tòa án sẽ lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành và đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Các bên sẽ phải tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc cả phúc thẩm nếu như không đồng ý với quyết định tại phiên tòa sơ thẩm.

2. Ly hôn đơn phương tòa triệu tập mấy lần?

Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, bên còn lại không đồng ý ly hôn. Cũng giống như trường hợp ly hôn thuận tình, thủ tục hòa giải là cần thiết, tuy nhiên thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn đơn phương lại không phải là trình tự buộc các bên phải tham gia.

Khi hòa giải tại Tòa án, sẽ có những trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Nếu các bên hòa giải được với nhau và đồng ý rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trường hợp 2: Các bên không thỏa thuận được với nhau về một hoặc tất cả các vấn đề, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án có thể bị hoãn và thời hạn hoãn là không quá 1 tháng. Sau khi xét xử vụ án, Tòa án sẽ ban hành Bản án để giải quyết vụ án. Sau 15 ngày kể từ tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực thi hành.

Trong một vụ án ly hôn, ngoài việc phải tham gia các buổi hòa giải, trước đó các bên còn bị triệu tập đến tòa để lấy lời khai (không giới hạn số lần) và tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Riêng về phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, nếu thuận lợi thì bạn chỉ cần phải tham gia phiên tòa 1 lần, nhưng nếu có một số nguyên nhân khách quan chẳng hạn như: sự vắng mặt của một bên, sự kiện bất khả kháng, có yêu cầu thay đổi thành phần Hội đồng xét xử.. thì phiên tòa có thể bị hoãn theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự.

Sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu không đồng ý với kết quả xét xử sơ thẩm, các bên có thể kháng cáo, kháng nghị để vụ án được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm.

3. Ly hôn không cần hòa giải khi nào?

Theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở .”

Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn…

Theo quy định trên thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này hay không là theo sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp.

Nếu các bên lựa chọn hòa giải ở cơ mà khi hòa giải không thành, hay với những vụ ly hôn đơn giản, cần giải quyết nhanh chóng thì không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho Tòa án. Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc.

Tuy nhiên, những trường hợp sau đây, việc giải quyết ly hôn sẽ không cần phải trải qua thủ tục hòa giải:

Yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn từ cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. (khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn (khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Các trường hợp không tiến hành hòa giải được theo Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nêu trên.

Có thể thấy, tuy đã có những quy định pháp luật cụ thể về trình tự và thủ tục giải quyết ly hôn nhưng trong thực tế vẫn có nhiều yếu tố bất ngờ xảy ra khiến cho quá trình giải quyết ly hôn không nhanh như bạn mong muốn. Để có thể chấm dứt hôn nhân thông qua một thủ tục ly hôn nhanh chóng, bạn cần tham khảo ý kiến của các luật sư để có được cách làm thuận tiện nhất.

Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ:luật sư tư vấn ly hôn, https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.

Từ kinh nghiệm 10 năm trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án ly hôn trong thực tế, các luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự không chỉ đảm bảo cho bạn giành được mọi quyền lợi hợp pháp mà còn cho bạn những lời khuyên, chia sẻ tận tình khi bạn đang bối rối trước ngưỡng cửa ly hôn, hỗ trợ bạn nhanh chóng và kịp thời nhất!

Các luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự là những người có kiến thức pháp luật chắc chắn, có kinh nghiệm khi giải quyết các vụ án ly hôn trong thực tế nên sẽ giúp bạn đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp khi ly hôn.