Top 8 # Xem Nhiều Nhất Mẫu Đơn Đề Nghị Xác Minh Ranh Giới Đất Đai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Đơn Xin Xác Định Ranh Giới Đất Đai

Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất thông thường trên thực tế được yêu cầu để xin cấp giấy chứng nhận và giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, làm đơn xin xác định ranh giới đất như thế nào vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vậy, để tiến hành xác định ranh giới đất, cần làm đơn xin xác nhận ranh giới đất như thế nào theo đúng quy định của pháp luật.

Đo đạt, xác định ranh giới giữa các thửa đất

Trường hợp nào phải làm đơn xin xác định ranh giới đất?

Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất thường được lập trong hai trường hợp sau gồm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu bổ sung hồ sơ để giải quyết tranh chấp.

Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này.

Tên đơn xin xác định ranh giới đất và thông tin người làm đơn ghi như thế nào?

Đơn xin xác nhận ranh giới đất

Đơn xin xác định ranh giới đất nên được ghi như sau:

Cần ghi chính xác thông tin trên để khi có kết quả sẽ dễ dàng được liên hệ để được nhận kết quả.

Người yêu cầu phải ghi đầy đủ và chính xác họ và tên, năm sinh, thông tin chứng minh nhân nhân gồm số CMND, ngày cấp, nơi cấp và nơi thường trú hiện tại hoặc căn cước công dân.

Nơi gửi đơn xin xác nhận ranh giới đất là ở đâu?

Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định ranh giới đất

Người làm đơn xin xác nhận ranh giới đất phải nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung yêu cầu trong đơn xin xác định ranh giới đất

Về phần nội dung đơn yêu cầu xác định ranh giới đất, phần này cần trình bày về hiện trạng diện tích đất hiện tại như thế nào.

Ghi rõ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất. Lý do vì sao phải làm đơn xác định ranh giới thửa đất. Thường có hai lý do chính đấy là xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai. Nếu vì lý do giải quyết tranh chấp cần ghi thông tin của thửa đất ở vị trí, thửa nào, bản đồ nào.

Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình. Khi nhận đơn yêu cầu của người sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xác định ranh giới đất theo quy định của pháp luật.

Trên đây là hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác định ranh giới đất đảm bảo quy định pháp luật hiện hành về đất đai. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm hoặc soạn thảo văn bản hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, hãy liên hệ với Thạc sĩ Luật sư Phan Mạnh Thăng thông qua hotline bên dưới để được hướng dẫn cụ thể hơn. Xin cảm ơn./.

Tôi là Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên của đoàn luật sư TP.HCM. Giám đốc điều hành Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ tư vấn pháp lý, Luật sư Tranh Tụng, TƯ VẤN PHÁP LUẬT “miễn phí” các lĩnh vực về: Đất Đai✓ Doanh Nghiệp✓ Hợp Đồng✓ Thừa Kế✓ Lao Động✓ Hôn Nhân Gia Đình✓ Dân Sự✓ Hình Sự✓ Tham Gia Tố Tụng✓ ….

Với 9 năm kinh nghiệm hành nghề “Luật sư tư vấn pháp luật”, “Luật sư bào chữa”, “tham gia tố tụng”, “tranh tụng”, “lặp hồ sơ khởi kiện”…. Tôi đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều có nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Mẫu Đơn Xin Xác Định Ranh Giới Đất

Đơn xin xác định ranh giới đất thông thường trên thực tế được yêu cầu để xin cấp giấy chứng nhận và giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, tranh chấp phát sinh thông thường với ranh giới của thửa đất liền kề. Sau khi làm đơn xin xác nhận ranh giới thửa đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhận đơn và thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.

Trường hợp nào phải làm đơn xin xác định ranh giới đất?

Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất thường được lập trong hai trường hợp sau gồm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu bổ sung hồ sơ để giải quyết tranh chấp.

Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này.

Tên đơn xin xác định ranh giới đất và thông tin người làm đơn ghi như thế nào?

Đơn xin xác định ranh giới đất nên được ghi như sau:

v/v: xác định ranh giới đất

Cần ghi chính xác thông tin trên để khi có kết quả sẽ dễ dàng được liên hệ để được nhận kết quả.

Người yêu cầu phải ghi đầy đủ và chính xác họ và tên, năm sinh, thông tin chứng minh nhân nhân gồm số CMND, ngày cấp, nơi cấp và nơi thường trú hiện tại hoặc căn cước công dân.

Nơi gửi đơn xin xác nhận ranh giới đất là ở đâu?

Người làm đơn xin xác nhận ranh giới đất phải nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung yêu cầu trong đơn xin xác định ranh giới đất

Về phần nội dung đơn yêu cầu xác định ranh giới đất, phần này cần trình bày về hiện trạng diện tích đất hiện tại như thế nào. Ghi rõ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất. Lý do vì sao phải làm đơn xác định ranh giới thửa đất. Thường có hai lý do chính đấy là xin cấp giấy chứng nhận hoặc giải quyết tranh chấp. Nếu vì lý do giải quyết tranh chấp cần ghi thông tin của thửa đất ở vị trí, thửa nào, bản đồ nào.

Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình.

Bài viết ban đầu được đăng tại: Công Ty Luật Long Phan Link: https://chuyentuvanluat.com/dat-dai/xin-xac-dinh-ranh-gioi-dat

Đơn Xin Xác Nhận Ranh Giới Đất Ở

Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và tiến hành xác nhận ranh giới đất, mốc giới đất hay vị trí giáp ranh với những thửa đất liền kề nhất định.

1. Hướng dẫn làm Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở

Thực tế chỉ ra rằng các sự việc mâu thuẫn của người dân trong việc xác định mốc giới, ranh giới đất của mình xảy ra rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Nguyên do chủ yếu là do qua thời gian, các hoạt động xây dựng, cải tạo đất không phải lúc nào cũng được xin phép cơ quan có thẩm quyền mà tự phát, lâu dần các ranh giới đất bị xâm phạm, nảy sinh các mâu thuẫn với những hộ liền kề, mâu thuẫn dâng cao không thể hòa giải là khi vụ việc cần được cơ quan chức năng xác định. Một trong các cách thức nhanh nhất là sự xác nhận về mốc giới của cơ quan địa chính Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

Để xin xác nhận này, người dân cần làm Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở gửi tới Ủy ban nhân dân.

Hồ sơ xin xác nhận ranh giới, mốc giới đất ở bao gồm:

Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở;

CMND/CCCD người làm đơn;

Sổ hộ khẩu người làm đơn;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;

2. Mẫu Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –o0o– …………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN XIN XÁC NHẬN RANH GIỚI ĐẤT Ở

Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……………. – Ông…………………… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)………………

(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền như các chủ thể sử dụng đất,… tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015; – Căn cứ Luật đất đai năm 2013; – Căn cứ tình hình thực tế.

Tên tôi là:…………………………………. Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:

………………………………………………

………………………………………………

(Phần này bạn trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận ranh giới đất, ví dụ:

Tôi là người sử dụng mảnh đất số…………… tại Bản đồ địa chính…………. của………. năm………… từ ngày…/…./…… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…………… do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày…./…./…..

Hiện nay tôi đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất trên cho Ông/Bà…………………. Do yêu cầu của Ông/Bà……………., tôi cần chứng minh ranh giới đất mà tôi đã đưa ra trước Ông/Bà…………… là đúng, phù hợp với sự thật khách quan bằng các nhận về ranh giới phần đất của tôi với những chủ sử dụng đất liền kề.)

Bởi vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xác nhận ranh giới đất giữa phần đất thuộc quyền sử dụng đất của tôi và những phần đất liên kề được xác định theo đúng thông tin sau:

…………………………………………………

…………………………………………………

(Phần này bạn đưa ra các thông tin giúp chủ thể có thẩm quyền xác nhận ranh giới đất mà bạn cần xác nhận, bạn cũng có thể gửi kèm một phần hồ sơ địa chính để tiện cho việc xác định ranh giới này.)

Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận ranh giới đất cho tôi để tôi có thể………………….

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Đơn khiếu nại về ranh giới đất

Ranh giới nhà được tính như thế nào

Đơn khiếu nại hành vi xâm phạm ranh giới đất và gây hư hỏng công trình lân cận

Đơn yêu cầu đo đạc đất, tư vấn xác định ranh giới mốc giới

Bị Hàng xóm lấn chiếm đất để lại làm ranh giới thì phải làm sao

Đơn khởi kiện đất đai

Đơn xin xác định lại ranh giới đất

Đơn xin xác định ranh giới đất

Đơn Đề Nghị Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Đơn yêu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai về cơ bản có thể đánh máy hoặc viết tay, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung về mặt pháp luật dân sự, cụ thể như sau:

Đầu tiên, phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định theo khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013.

Đồng thời phải nêu rõ lý do viết đơn là gì, tranh chấp với ai; Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp; Nội dung tranh chấp cụ thể là như thế nào và những yêu cầu, mong muốn để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp này.

Tất nhiên, văn bản đi kèm này phải có chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như có sự xác nhận của chính quyền địa phương thì mới có giá trị. Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó;

Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Ngoài mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai bạn cũng cần phải trình bày những tài liệu quan trọng khác đi kèm như giấy chứng nhận sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu…để cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc tiến hành điều tra, đo đạc, tránh những nhầm lẫn và có kết quả cuối cùng chính xác nhất, có lợi cho cả đôi bên.

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu?

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Theo quy định của Điều 202 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm những nội dung gì?

Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người người bị kiện

Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo (nếu có);

Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);