Top 7 # Xem Nhiều Nhất Mẫu Biên Bản Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Biên Bản Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai

Trong bài chia sẻ lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai vấn đề chính, đó là một số thông tin về biên bản hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật và mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai chuẩn cấp xã hiện nay.

Một số điều cần biết về biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc cần phải có khi thực hiện thủ tục hòa giải tại cấp xã. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có giá trị cả trong trường hợp hòa giải thành và hòa giải không thành nhằm thực hiện những bước tiếp theo một cách thuận tiện, đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được nêu rõ Tại khoản 4, khoản 5 Điều 202 Hòa giải tranh chấp đất đai thuộc Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Theo đó:

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản hòa giải, có chữ ký của các bên, có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã nơi có đât đai tranh chấp.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được gửi đến các bên xảy ra tranh chấp và được lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tiến hành tranh chấp.

Trong trường hợp hòa giải thành, có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải đất đai đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Trong trường hợp hòa giải thành, có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải đất đai đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với những trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường UBND sẽ cùng cấp quyết định công nhận thay đổi ranh giới, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền được sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền trên đất.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cũng được quy định rõ tại Khoản 4, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP của Chính phủ. Theo đó:

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai thành nhưng có sự thay đổi về hiện trạng của ranh giới đất, chủ sở hữu quyền sử dụng đất thì UBND cấp xã phải gửi biên bản hòa giải này đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết theo đúng Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013.

Trường hợp hòa giải không thành, hoặc sau khi hòa giải thành mà một trong các bên có ý kiến thay đổi về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã phải lập biên bản hòa giải không thành, hướng dẫn các bên gửi đơn đến những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Nội dung biên bản hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm những nội dung cơ bản:

Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai

Bên có đơn tranh chấp

Người bị tranh chấp đất đai

Theo đó:

Cán bộ địa chính: Sẽ báo cáo tóm tắt kết quả xác minh, nhưng không nêu hướng hòa giải

Các bên tham gia hòa giải cho ý kiến:

Người tranh chấp: Nêu ý kiến về nội dung, yêu cầu việc hòa giải, những tài liệu để chứng minh,…

Người bị tranh chấp: Phản biện ý kiến của người tranh chấp, yêu cầu việc hòa giải, những tài liệu để chứng minh,….

Thành viên hội đồng hòa giải: Cho ý kiến dựa trên tình hình thực tế của buổi hòa giải

Dựa trên cơ sở các ý kiến hòa giải, thông tin tài liệu thu được tại phiên hòa giải, người chủ trì sẽ tiến hành kết luận những nội dung cơ bản diện tích đất đang tranh chấp có hay không giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, nội dung các bên tham gia hòa giải thỏa thuận và không thỏa thuận (ghi rõ lý do nếu không thỏa thuận), hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nếu hòa giải không thành,…/

Hiếu

Mẫu Biên Bản Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất 2022

1. Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2017

Nội dung trong biên bản phải có:

Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh.

Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:

Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hoà giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:

+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều luật đã hiện hành + Những nội dung đã được các bên tham gia hoà giải thoả thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do; + Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành + Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

2. Những lưu ý trong mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Trong biên bản hòa giải cần nêu rõ ngày tháng thực hiện hòa giải cho hai bên, và quan trọng là cần phải nêu rõ thông tin của hai bên gồm có như họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại…

Người hòa giải cần nêu rõ vấn đề xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên đó là gì, và và kết quả hòa giải là ý kiến của ủy ban phường, xã về vấn đề là nên giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

Kết quả của giấy tờ hòa giải cần nêu ra là kết quả là cả hai bên có đồng ý với những ý kiến của cơ quan chính quyền đưa ra hay không, nếu không đồng ý với ý kiến trên có thể đơn kiện sẽ được chuyển lên cơ quan chức năng có quyền cao hơn đó là tòa án nhân dân.

Đơn Yêu Cầu Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai

1. Vì sao cần dùng đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất?

Theo quy định tại Điều 01 và 02 Khoản 202 Luật đất đai 2013:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Tự hòa giải giữa các bên đang xảy ra tranh chấp được nhà nước khuyến khích, chứ không phải là bắt buộc;

– Nếu các bên không tự hòa giải hoặc tự hòa giải nhưng không thành thì hòa giải tại cơ sở là điều bắt buộc phải được thông qua;

– Khi các bên không thể tự hòa giải thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lên UBND cấp xã;

Như vậy, phía UBND cấp xã không tự hòa giải, mà các bên cần nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai để được hòa giải tại cơ sở.

……………., ngày…tháng…năm…

ĐƠN YÊU CẦU HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (V/v: Đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai khu vực……….)

– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…………………………………………………………………………..

– Ông………………… – Chủ tịch Ủy ban xã…………………………………………………………………….

– Căn cứ Luật đất đai năm 2013;

– Căn cứ tình hình thực tế của các bên.

Tên tôi là:………………………………… Sinh ngày…. tháng…… năm……………………………………

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay …………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:

Công ty:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………..

Giấy CNĐKDN số:…………….. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…./……..

Số điện thoại:……………………………………………………… Số Fax:………….

Người đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

Chức vụ:………………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay ……………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………

Căn cứ đại diện:………………………………………………………………………)

Xin trình bày sự việc như sau:

(Công ty) tôi là chủ sở hữu quyền sử dụng mảnh đất số………. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…………… do Sở Tài nguyên và môi trường………. cấp ngày…/…../…….

Tuy nhiên, vào ngày…/…./…… (công ty) tôi phát hiện:

Ông/Bà:…………………………………………………………….. Sinh năm:………..

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay …………………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………..

Có hành vi sử dụng/….. phần diện tích đất…………………………………………….

Ngày…./…./….. (Công ty) tôi và Ông/Bà………. Đã có buổi làm việc để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên, buổi làm việc không dẫn đến kết quả như mong muốn:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Ông/Bà xem xét và tiến hành giải quyết yêu cầu của tôi, tiến hành mở phiên hòa giải tranh chấp về……… cho tôi theo quy định của pháp luật.

Trong sự việc này, tôi yêu cầu Ông/Bà…………………:

2./………. (Đưa ra đề nghị của bạn trong việc giải quyết tranh chấp, như yêu cầu người vi phạm chấm dứt vi phạm, bồi thường thiệt hại,….)

Tôi xin cam đoan với Ông/Bà/Quý cơ quan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Kính mong Ông/Bà/Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Ông/Bà/Quý cơ quan những văn bản, tài liệu, chứng cứ sau:………………….. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng các văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm, đó có thể là 01 Bản sao y Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), Hay 01 Bản làm chứng của người dân xung quanh về tình trạng sử dụng đất,…)

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

3. Dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp đất đai tại DHLaw

DHLaw là một trong những công ty luật uy tín tại TPHCM. Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc, dưới sự dẫn dắt của Luật sư Lê Minh Thái, và sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên môn tốt, DHLaw đã tiếp nhận và xử lý thành công hàng ngàn hồ sơ đất đai. Trong đó có không ít các vụ việc tranh chấp đất đai khó giải quyết.

Khi bạn cần sự hỗ trợ của các luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai . Bạn hãy tham khảo, liên hệ và sử dụng dịch vụ do công ty DHLaw cung cấp để được hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả và nhận được nhiều ích lợi khác.

Để được tư vấn, hỗ trợ soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw. Add: Tell: Hotline:Email: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 028 66 826 954 0979 006 722 hoặc 0909 854 850 contact@dhlaw.com.vn

Đơn Đề Nghị Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Đơn yêu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai về cơ bản có thể đánh máy hoặc viết tay, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung về mặt pháp luật dân sự, cụ thể như sau:

Đầu tiên, phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định theo khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013.

Đồng thời phải nêu rõ lý do viết đơn là gì, tranh chấp với ai; Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp; Nội dung tranh chấp cụ thể là như thế nào và những yêu cầu, mong muốn để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp này.

Tất nhiên, văn bản đi kèm này phải có chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như có sự xác nhận của chính quyền địa phương thì mới có giá trị. Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó;

Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Ngoài mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai bạn cũng cần phải trình bày những tài liệu quan trọng khác đi kèm như giấy chứng nhận sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu…để cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc tiến hành điều tra, đo đạc, tránh những nhầm lẫn và có kết quả cuối cùng chính xác nhất, có lợi cho cả đôi bên.

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu?

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Theo quy định của Điều 202 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm những nội dung gì?

Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người người bị kiện

Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo (nếu có);

Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);