--- Bài mới hơn ---
Có Thể Viết Đơn Xin Không Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Với Hành Vi Gây Tai Nạn Giao Thông Hay Không?
Đơn Đề Nghị Kiểm Tra Công Tơ Điện
Đơn Đề Nghị Kiểm Tra Công Tơ Điện Mẫu Đơn Xin Kiểm Tra Lại Công Tơ Điện
Mẫu Đơn Kiến Nghị Tập Thể, Mẫu Đơn Khiếu Nại Tập Thể
Mẫu Tờ Trình Xin Kinh Phí, Xin Hỗ Trợ Kinh Phí Hoạt Động, Thực Hiện Cô
Thủ tục xin không tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở. Có bắt buộc tham gia tổ chức Công đoàn? Quyền từ chối tham gia công đoàn của người lao động.
Kính gửi Luật sư! Tôi là một viên chức đang công tác tại tại chúng tôi tôi là một nhân viên bình thường không phải là Đảng viên, tôi đã gia nhập Công đoàn năm 2008 nhưng nay tôi muốn không tham gia Công đoàn nữa, xin cho tôi hỏi một số vấn đề sau:
– Tôi có thể ra khỏi tổ chức Công đoàn ở đơn vị được không? Có phải làm đơn không?
– Nếu tôi ra khỏi Công đoàn thì có bị ảnh hưởng gì không? (đối với bản thân tôi cũng như Cơ quan tôi công tác)
– Phó Chủ tịch Công đoàn tại Cơ quan tôi nói rằng Công đoàn là “tự nguyện trong ép buộc”, không thể tách mình ra khỏi một tổ chức, tôi là một viên chức nên phải chịu sự chi phối của Luật lao động cũng như Luật viên chức. Nếu ra khỏi Công đoàn thì cuối năm đánh giá cán bộ, viên chức sẽ rất ảnh hưởng vì từ trước tới giờ chưa có tiền lệ này. Nếu tôi cứ khăng khăng làm đơn ra khỏi Công đoàn thì Liên đoàn lao động Quận sẽ sang, rồi Cấp ủy nữa rất ảnh hưởng. Tôi không biết Phó Chủ tịch Công đoàn nói như vậy có đúng không, có căn cứ gì hay theo điều khoản nào của Luật không hay là đang “đe doạ” tôi?
Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Luật sư! Xin chân thành cám ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Công đoàn Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động thực hiện đường lối của Đảng, tạo cơ sở chính trị – xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước.
“1. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.
4. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.”
Có thể thấy, việc tham gia Công đoàn là hoàn toàn tự nguyện, dựa trên ý chí của người lao động. Không hề có một quy định nào của pháp luật quy định rằng người lao động phải tham gia tổ chức Công đoàn.
Cơ quan bạn làm sẽ không có quyền ép bạn tham gia vào công đoàn hay ngăn cản việc bạn rút khỏi công đoàn nếu chính bản thân bạn không còn mong muốn và nhu cầu tiếp tục ở trong công đoàn.
Như vậy, với quy định này, bạn có thể xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn ở đơn vị. Bạn chỉ cần với tổ chức Công đoàn nơi bạn tham gia, nêu rõ lý do muốn xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn, để làm thủ tục xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên theo quy định của pháp luật.
2. Nếu viên chức ra khỏi Công đoàn thì có bị ảnh hưởng gì không?
Khi tham gia tổ chức Công đoàn, bạn sẽ có các quyền sau được quy định cụ thê tại Điều 3 Điều lệ Công đoàn năm 2013 như sau:
“1. Được tham gia thành lập Công đoàn cơ sở và hoạt động Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
5. Được Công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về Pháp luật Lao động, Công đoàn; được Công đoàn đại diện tham gia tố tụng các vụ án về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
6. Được Công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề, tìm việc làm, ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do Công đoàn tổ chức; thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Được nghỉ sinh hoạt Công đoàn khi nghỉ hưu, được Công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và Công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do Công đoàn giúp đỡ“.
Với các quyền lợi của một đoàn viên được quy định như trên, khi bạn xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn bạn sẽ mất đi các quyền năng nêu trên của một đoàn viên.
Căn cứ Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
– Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức (Điều 3) bao gồm:
Tác phong, lề lối làm việc;
Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
– Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được quy định như sau:
+ Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
+ Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Như vậy, Công đoàn chỉ là một trong các đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác (trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành), góp phần trong quá trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức. Việc bạn rút khỏi công đoàn cơ sở cũng không vi phạm các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức. Do đó, việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của bạn cũng không bị ảnh hưởng.
3. Tham gia tổ chức Công đoàn ở đơn vị là “tự nguyện trong ép buộc” là đúng hay sai theo quy định pháp luật?
Theo Điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 quy định:
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”
Trên cơ sở tự nguyện này, việc tham gia hay rút khỏi công đoàn là một quyền năng của người lao động, và đây là ý chí tự nguyện của người lao động khi tham gia tổ chức Công đoàn. Việc tham gia hay xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn hoàn toàn dựa vào ý chí của người lao động, và không có một sự ép buộc yêu cầu người lao động phải tham gia. Chính vì vậy, với trường hợp của bạn, Phó Chủ tịch Công đoàn nói như trên là không có căn cứ pháp luật. Hiện tại, không có quy định pháp luật nào quy định về việc không tham gia tổ chức Công đoàn ảnh hưởng đến việc đánh giá cán bộ, viên chức và ảnh hưởng đến tổ chức Công đoàn các cấp trên. Phó Chủ tịch Công đoàn đang cản trở, gây khó khăn cho bạn trong việc thực hiện quyền công đoàn. Đây là một hành vi bị cấm được nêu tại Điều 9 Luật Công đoàn năm 2012. Bạn có thể làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch Công đoàn nơi bạn đang công tác để khiếu nại về hành vi này nhằm bảo vệ lợi ích của bạn.
--- Bài cũ hơn ---
Đơn Xin Thôi Không Tham Gia Ban Chấp Hành Công Đoàn
Đơn Xin Không Tham Gia Ban Chấp Hành Công Đoàn
Mẫu Đơn Xin Miễn Sinh Hoạt Đảng
Hướng Dẫn Viết Đơn Khởi Kiện Ly Hôn Đơn Phương Theo Mẫu Mới 2022
Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Nợ Chi Tiết, Thuyết Phục Nhất