Top 14 # Xem Nhiều Nhất Mẫu Bảng Kê Mua Hàng Không Có Hóa Đơn Excel Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Bảng Kê Mua Hàng Không Có Hóa Đơn: Mẫu Số 01/Tndn

Khi doanh nghiệp mua hàng hóa, thuê dịch vụ mà không có hóa đơn đầu vào thì cần làm bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn: Mẫu 01/TNDN theo TT 78/2014/TT-BTC để được làm chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Các loại hàng hóa doanh nghiệp thu mua được phép lập bảng kê như:

Các loại dịch vụ phổ biến mà doanh nghiệp lập bảng kê 01/TNDN như:

Mẫu số: 01/TNDN(Ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN

(Ngày … 31 …. tháng … … năm …… 03 ………) 2020

– Tên doanh nghiệp: …… Công ty kế toán Thiên Ưng ………

…………………………………………………………………………….

Mã số thuế: 0106208569

– Địa chỉ: …. P501, nhà B13, ngõ 461 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội. …….

– Địa chỉ nơi tổ chức thu mua: P501, nhà B13, ngõ 461 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội

– Người phụ trách thu mua: ……………… Phạm Thúy Hằng ……………………..

– Tổng giá trị hàng hóa mua vào: ………… 550.000đ ……………….

Người lập bảng kê (Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng …. năm 2020..Giám đốc doanh nghiệp (Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

– Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.

– Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.

Các bạn điền đầy đủ thông tin trên bảng kê như mẫu hướng dẫn ở trên. Thay các số liệu theo thực tế của doanh nghiệp mình. Ký và đóng dấu xác nhận là xong.

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê c ao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Ngoài bảng kê 01/TNDN thì doanh nghiệp cần lập thêm: hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán, biên bản giao nhận…

Thực tế trong doanh nghiệp sẽ có rất nhiều khoản chi phí bị loại trừ khi tính thuế TNDN. Cụ thể bạn đọc ở đây:Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Khi xác định được chi phí cũng như doanh thu thì doanh nghiệp cần tính toán để xác định số tiền thuế TNDN phải nộp trong kỳ. Chi tiết:Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Mẫu Bảng Kê Hóa Đơn Mua Vào

1. Quy định về hóa đơn mua vào

(1) Hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên

Điều kiện bắt buộc với hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu là phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Một số lưu ý cụ thể:

+ Hóa đơn được thanh toán làm nhiều lần:

Khi thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán.

Trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.

+ Đối với hóa đơn mua cùng trong một ngày:

Trường hợp trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị với tổng tiền mua từ 20 triệu đồng trở lên nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng.

Do đó khi thanh toán bằng tiền mặt, cần phải rà soát hóa đơn của một đơn vị trong một ngày, tránh trường hợp tổng số tiền mua bán từ 20 triệu đồng trở lên.

+ Chuyển tiền qua ngân hàng:

Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

+ Thời điểm thanh toán:

Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.

(2) Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cố định

Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.

(3) Hóa đơn đã kê khai năm trước nhưng năm sau mới hạch toán

Đối với hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

(4) Hóa đơn đối với dự án

Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó.

Do đó, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.

(5) Bỏ sót hoá đơn chưa kê khai

Thời hạn hoá ơn mua vào: “Đối với các hóa đơn đầu vào: thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.” (Theo Công văn 414/TCT-KK)

2. Mẫu bảng kê hóa đơn mua vào Phụ lục số 01-2/GTGT

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế

Tên người bán

Mã số

thuế người bán

Giá trị HHDV

mua vào chưa có thuế

Thuế GTGT

đủ điều kiện khấu trừ thuế

Ghi chú

Số hóa đơn

Ngày, tháng, năm lập hóa đơn

1. Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế:

Tổng

2. Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế:

Tổng

3. Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế (*):

Tổng

Tổng giá trị HHDV mua vào phục vụ SXKD được khấu trừ thuế GTGT (**): ………………

Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào đủ điều kiện được khấu trừ (***): ………………

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:…….

…, ngày …….tháng …….năm …….

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

(*) Tổng hợp theo từng dự án đầu tư thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT.

(**) Tổng giá trị HHDV mua vào phục vụ SXKD được khấu trừ thuế GTGT là tổng cộng số liệu tại cột 6 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2.

(***) Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào đủ điều kiện được khấu trừ là tổng cộng số liệu tại cột 7 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2.

– GTGT: giá trị gia tăng.

– SXKD: sản xuất kinh doanh.

– HHDV: hàng hóa dịch vụ.

NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi khuôn dạng của mẫu biểu như thêm vào hay cắt bớt hoặc thay đổi vị trí các chỉ tiêu.

Mục 1: ” Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế ”

Trường hợp những hoá đơn không đủ điều kiện khấu trừ theo TT219/2013/TT-BTC thì không phải ghi kê khai vào mục này. Còn trường hợp DN kinh doanh bán hàng chịu thuế GTGT (khi bán có xuất hoá đơn GTGT chịu thuế 0%-5%-10%) thì toàn bộ hoá đơn mua vào xác nhận hợp pháp thì ghi vào mục này.

Các cột (2,3,4,5,6,7): Ghi theo nội dung tương ứng của từng hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế.

VD1: Ngày 22/9/20xx Công ty Kế toán Việt Hưng có mua 01 xe ô tô 4 chỗ sử dụng vào mục đích đưa đón lãnh đạo với giá chưa thuế GTGT là 1,9 tỷ đồng. Thuế GTGT 10% là 190 triệu đồng (đã có chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng).

Kê khai: Vì Ô tô trên Cty không sử dụng cho vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn nên Cty chỉ được khấu trừ 1,7 tỷ.

– Mục 1: Ghi “Giá trị hàng hoá: 1,7 tỷ – Thuế GTGT: 170 triệu”.

– Chuyển sang nhập số tiền thuế vào chỉ tiêu 23,24,25 trên Tờ khai 01/GTGT cụ thể như sau:

Mục 2: ” Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế ”

Trường hợp DN sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vừa chịu thuế vừa không chịu thuế GTGT thì những hoá đơn mua vào phục vụ cho SXKD mặt hàng chịu thuế kê khai vào mục 1 phía trên. Còn những hoá đơn mua mà phục vụ cho SXKD mặt hàng không chịu thuế thì không được kê khai trên phụ lục. Mà nhập số tiền (nếu có) vào chỉ tiêu 23,24 bên Tờ khai. Những hoá đơn mua vào mà phục vụ chung cho cả 02 hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế thì kê khai vào mục 2 này (Kê khai xong phải chuyển sang Tờ khai vì phải tính riêng được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ để nhập sang chỉ tiêu 23, 24, 25 của Tờ khai như VD mục 1)

– Các hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế phát sinh quá 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ.

– Các hóa đơn GTGT mua hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng thanh toán bằng tiền mặt.

– Các hóa đơn mua tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh, tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dung, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bênh viện, trường học, tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn.

– Phần chênh lệch của giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng đối với hóa đơn mua tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

– NNT ghi theo từng hóa đơn chứng từ vào các cột 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và 11 tương tự như hướng dẫn ở các chỉ tiêu 1,2 và 3 nêu trên. Riêng đối với hóa đơn mua ô tô vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số liệu kê vào cột 8 và cột 10 chỉ kê phần gia trị chênh lệch không được khấu trừ, ở cột 11 ghi rõ là “phần giá trị vượt mức quy định không được khấu trừ”.

Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá bán ghi trên hoá đơn / 1 + thuế suất

Kê khai âm vào bảng kê này khi gặp trường hợp các hoá ơn chiết khấu thương mại của kỳ trước, các hoá đơn đều chỉnh giảm do viết sai

Khi kê khai âm vào Phụ lục này thì trường hợp làm trên hệ thống phần mềm rất có thể báo lỗi, hãy ấn GHI & kết xuất bình thường.

Mục 3: ” Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế”

Có thể không kê khai vào mục này vì sẽ có 1 tờ khai riêng là “Tờ khai GTGT cho dự án đầu tư” theo Mẫu 02/GTGT tại TT số 156/2013/TT-BTC

XEM THÊM: Hơn 60 khoá học kế toán Online tương tác cao đa lĩnh vực nghề

Mẫu Bảng Kê Mua Hàng Chuẩn Nhất

Bảng kê mua hàng sẽ giúp kế toán viên có thể hạch toán được chi phí mua hàng của doanh nghiệp. Ở bài viết này, Kĩ năng kế toán sẽ đưa lên mẫu bảng kê mua hàng theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC để bạn có thể download về, đồng thời hướng dẫn bạn cách viết mẫu bảng kê quan trọng này.

1. Mẫu bảng kê mua hàng theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC

Bảng kê mua hàng theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC là chứng từ kê khai mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện không phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán và hạch toán chi phí vật tư, hàng hóa,…lập trong Bảng kê khai này không được khấu trừ thuế GTGT. khóa học kế toán tổng hợp

Trường hợp mua vật tư, hàng hóa,…của người bán không có hóa đơn với khối lượng lớn để được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ thì phải lập “Bảng kê hàng hóa mua hàng vào không có hóa đơn”(Mẫu số 04/GTGT) theo quy định của Luật thuế. học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu

Góc bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị( hoặc đong dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Bảng kê mua hàng. Bảng kê mua hàng phải đongs thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong một năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu đến cuối quyển.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.

Cột A, B, C, D: ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng và đơn vị tính của từng thứ vạt tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.

Cột 1: Ghi số lượng cảu mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa đã mua.

Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa đâ mua.

Cột 3: Ghi số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa đã mua(Cột 3 = Cột 1x Cột 2).

Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại vật tư công cụ, hàng hóa ghi trong bảng.

Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống. học làm kế toán thuế

Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần)

Sau khi lập xong, người mua ký và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, ký vào Bảng kê mua hàng. Người đi mua phải chuyển “Bảng kê mua hàng: cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho(nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng.

Liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tuc hải quan và ghi sổ. học khai báo hải quan ở đâu tốt nhất

Tải mẫu Bảng kê mua hàng theo thông tư 200/2014/TT-BTC: TẠI ĐÂY

Tải mẫu Bảng kê mua hàng theo thông tư 133/2016/TT-BTC: TẠI ĐÂY

Hóa Đơn Điện Tử Có Được Xuất Kèm Bảng Kê Không?

Từ 1/11/2020, 100% DN phải sử dụng hóa đơn điện tử. Hiện nay, nhiều Doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn về các thủ tục, quy định. Trong đó câu hỏi: “Hoá đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê không?” được số đông kế toán thắc mắc.

1. Hóa đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê không?

– Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn.

Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.

Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in, việc lập và in hóa đơn thực hiện trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn, Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị:

cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).”

– Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn. a) Nội dung ghi trên hóa đơn

Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

b) Nội dung trên bảng kê

Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:

Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.

Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.

Công ty được thể hiện hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiếp theo trang trước – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).

MISA meInvoice đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo NĐ 119/2018/NĐ-CP, TT32/2011/TT-BTC. Doanh nghiệp dễ dàng triển khai, chỉ cần đăng ký là có thể sử dụng được ngay, không cần cài đặt. Đặc biệt, đây là phần mềm hóa đơn điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bảo mật Blockchain an toàn, bảo mật, chống làm giả hóa đơn.