Top 8 # Xem Nhiều Nhất Đơn Xin Kết Nạp Đảng Viên Mới Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Điều Kiện Kết Nạp Lại Đảng Viên Mới Nhất

Tôi muốn được hỏi luật sư về quy định Kết nạp lại Đảng viên cần có điều kiện gì? Có được kết nạp lại lần hai không?

Quyết định số 29/2016/TW của Ban chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng

Theo Quyết định 29/2016/TW Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng như sau:

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Thứ hai: Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng, làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.

Riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì thời hạn áp dụng là: phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích, làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.

Thứ ba: Thực hiện đúng quy định về thủ tục kết nạp Đảng theo Điều lệ Đảng như sau:

– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng (người xin kết nạp lại phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưở n g của Đảng, về động cơ xin vào Đảng)

– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ (tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu)

– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu: người giới thiệu phải là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; thực hiện việc báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.

(Ở n ơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu).

(Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu)

Về trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ : Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.

Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương theo Hướng dẫn 01-HD/TW của Ban chấp hành Trung ương về một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng.

Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một. Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.

Lưu ý: Việc kết nạp lại đảng viên chỉ kết nạp lại một lần.

Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

Một số đối tượng sau đây sẽ không được xem xét kết nạp lại Đảng viên: Những người trước đây ra khỏi Đảng với lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật Minh Khuê

Mẫu Đơn Xin Kết Nạp Đảng (Đơn Xin Vào Đảng) Mới Năm 2022 Và Điều Kiện Kết Nạp Đảng Cộng Sản ?

2. Điều kiện nào để được kết nạp Đảng ?

Thưa Luật sư, em có câu hỏi mong được giải đáp: Cách đây hơn 1 năm em được chi bộ cử đi học lớp cảm tình Đảng, chi bộ đã cử đảng viên theo dõi trong hơn 1 năm, nay chi bộ lại chưa xét cho em vào Đảng vì lí do trước kia giới thiệu em đi học cảm tình Đảng chưa có Nghị quyết giới thiệu của Chi đoàn.

Trong hơn một năm qua em luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, của công đoàn, trong trường hợp như vậy chi bộ chưa xét cho em vào đảng và đúng hay sai ạ ?

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn được chi bộ cử đi học cảm tình đảng nhưng lại chưa có Nghị quyết của chi đoàn về việc giới thiệu bạn vào đảng. Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Theo quy định tại điểm 5 Quy định số 05/QĐ-TW ( Quy định số 45/Qđ-TW của BCH trung ương về “Thi hành điều lệ đảng”)

“Điều 4 (khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng”. Nghị quyết này được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt. Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành công đoàn cơ sở như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.”

Nghị quyết theo quy định trên là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xét kết nạp đảng của bạn, được chi bộ Đảng xem xét để kết nạp đảng viên mới theo quy định tại điểm 5.4 Hướng dẫn số 01/HD-TW của BCH trung ương về thi hành điều lệ đảng. Như vậy, nếu bạn chưa có nghị quyết giới thiệu của chi đoàn, tức là bạn không đủ về mặt hồ sơ để chi bộ Đảng xem xét kết nạp. Quyết định và lý do không kết nạp vào đảng cho bạn của Chi bộ là đúng theo quy định pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Tư vấn thẩm tra lý lịch và điều kiện kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam ?

Thưa luật sư, Hiện tại cha ruột của chồng tôi đang chấp hành hình phạt tù, vậy tôi có thể xin được vào ngành công an không?

Rất mong được quý luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cảm ơn!

Nghị định số 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự thì:

“Điều 5. Tiêu chuẩn tuyển chọn

Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có lý lịch rõ ràng.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.

3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.

4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

5. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.”

Như vậy, tiêu chuẩn chính trị của công dân là lý lịch bản thân và gia đình bạn phải rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng, của nhà nước. Như vậy, nếu bố chồng bạn đang chấp hành hình phạt tù, thì bạn không được xin vào ngành công an nhân dân.

THưa luật sư, xin cho em hỏi em có anh trai bị phạt tù và cậu em cũng đã bị phạt tù nhưng đã được tha tự do. em được giới thiệu đi học lớp cảm tình để phấn đấu vào đảng thì có ảnh hưởng gì khi thẩm định hồ sơ không ? Được kết nạp vào đảng không ?

Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.3- Lý lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

Về nội dung thẩm tra: – Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. – Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch chỉ có cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng.

Em chào anh/chị, Em đang có một thắc mắc về việc xác minh lý lịch Đảng viên, em nhờ anh/chị giải đáp giúp em ạ: Hiện nay, mẹ vợ của em đang bị án kinh tế và đang bị phạt tù và bố mẹ vợ của em thì lại đang ly di và vợ em thì được tòa án chỉ định là Bố vợ chăm sóc. Vậy lúc em làm thủ tục xác minh lý lịch Đảng viên thì có phải khai mẹ vợ vào không? Và về vấn đề mẹ vợ em bị đang trong quá trình phạt tù vì án kinh tế thì có ảnh hưởng nhiều đến việc em xác minh lý lịch Đảng viên hay không? Em cám ơn anh/chị ạ!

“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.3- Lý lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, với những thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi và căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch là cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng thì bạn không đủ điều kiện vào Đảng.

Thưa luật sư, cháu có một vấn đề muốn hỏi luật sư ạ. Cháu đang là sinh viên, được đề cử tham gia học lop nhận thức cảm tình đảng, nhưng trước đây bố cháu có mắc án ma tuý. Bị phạt tù 15 năm. Thời hạn bắt đầu từ năm 2001 đến 9-2012 bố cháu đc về trước thời hạn. Vậy luật sư cho cháu hỏi là trường hợp của cháu có cơ hội đc đi học và được kết nạp không ạ. Cháu cảm ơn luật sư

“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.3- Lý lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phương pháp thẩm tra

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

Như vậy, căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch là cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng thì bạn không đủ điều kiện vào Đảng.

Thưa luật sư, xin cho em hỏi, em đang làm lý lịch để xét vào đảng nhưng trong lúc làm thì ba mẹ e có nói là ông nội, ông ngoại bị ngụy bắt đi để làm lính cho ngụy , mà ông nội và ngoại rất thật thà, lương thiện, không chống đối đảng và nhà nước ta chỉ do ông nội, ngoại bị bắt đi để làm lính thương. vì vậy thì khi đời e có được xét vào đảng không ạ

Căn cứ pháp lý để chững mih bạn có đủ điều kiện được xét vào Đảng hay không bạn có thể tham khảo các bài viết ở bên trên

Và với những thông tin mà bạn đưa ra cho chúng tôi thì ông nội và ông ngoại bạn tuy bị ngụy bắt đi làm lính nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến việc vào Đảng của bạn vì chỉ có cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng là đối tượng cần phải thẩm tra lý lịch.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Tư vấn điều kiện để kết nạp đảng ?

Thưa luật sư tôi là một đoàn viên đoàn thanh niên, tôi đang được chi bộ xem xét hoàn thiện thủ tục để kết nạp vào đảng nhưng tôi muốn làm một bà mẹ đơn thân vậy có ảnh hưởng gì đến việc kết nạp đảng của tôi không ? Và muốn làm một bà mẹ đơn thân tôi có cần phải làm thủ tục gì không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Điều 2.Đảng viên có nhiệm vụ:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Quy định số 45-QĐ/TW quy định thi hành điêu lệ đảng

a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng).

Điều 4.Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):

1. Người vào Đảng phải:

– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;

– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;

– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

2. Người giới thiệu phải:

– Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;

– Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.

Như vậy để kết nạp vào đảng ngoài phải đủ điều kiện như trên thì chị phải có đơn tự nguyện xin vào đảng ,báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ và phải được hai đảng viên giới thiệu đủ điều kiện như trên.

Nếu chị muốn làm bà mẹ đơn thân thì chị có thể làm thủ tục để được nhận con nuôi, trong đó chị phải đáp ứng được các điều kiện nhận nuôi con nuôi là người chị muốn nhận nuôi cũng phải đáp ứng được điều kiện được nhận nuôi theo quy định của luật nuôi con nuôi 2010

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Tư vấn trường hợp không được kết nạp đảng ?

Chào Luật Minh Khuê, tôi công tác tại 1 bv công trong HCM được 11 năm, vừa được bổ nhiệm vào vị trí quản lý. Tôi xin hỏi luật sư 1 vấn đề sau: Gia đình tôi có cậu và bác ruột định cư ở nước ngoài, đi vượt biên qua mỹ trước năm 80. Các cậu khác và dì ruột và bà ngoại định cư ở nước ngoài theo dạng đoàn tụ gia đình.

Mẹ tôi đang phải chịu án tù do tội lừa đảo (từ nhỏ đến lớn tôi không sống cùng mẹ). Gia đình chồng tôi ở Củ chi, ba chồng là đảng viên làm trong hội nông dân, chồng tôi lúc trước là công an công tác trong dự án T30 ở nhà bè nhưng vì lấy tôi chồng tôi phải ra khỏi ngành.

Tôi xin hỏi trường hợp tôi có được xét vào Đảng hay không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Theo Điều 1 Đ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì: ” Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.

Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú do cấp ủy cơ sở xác nhận.

Theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2 Điều 2 (về quan hệ gia định) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:

“Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

2.1. Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

2.2. Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương của các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên”.

Theo như các quy định trên, việc gia đình bạn có cậu và bác ruột vượt biên định cư ở nước ngoài không ảnh hưởng đến việc khai lý lịch đảng của bạn. Khi muốn được xem xét kết nạp Đảng thì lý lịch của bố ,mẹ, chồng bạn cần được làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, pháp luật của Nhà nước, Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì mẹ bạn đang chịu án tù do tội lừa đảo. Trường hợp của bạn tuy không thuộc vào các trường hợp bị cấm kết nạp Đảng nhưng lại thuộc vào một trong các trường hợp mẹ bạn không chấp hành quy định của pháp luật. Như vậy, bạn có thể được kết nạp nếu được xem xét kết nạp khi mẹ bạn được xóa án tích đối với hành vi phạm tội của bà. Theo đó, quy định của pháp luật về xóa án tích như sau:

“Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích

Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

1. Người được miễn hình phạt.

2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”

Theo quy định của điều luật trên, trong trường hợp của bạn, nếu mẹ bạn chấp hành xong bản án mà không phạm thêm tội mới, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật thì sau thời gian thử thách sẽ được đương nhiên xóa án tích. Lúc này bạn có thể thực hiện thủ tục để được kết nạp Đảng nếu như thỏa mãn các điều kiện khác.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi ở địa chỉ trụ sở Công ty luật Minh Khuê hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài .

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật Minh Khuê

Thủ Tục Xem Xét Kết Nạp Đảng Viên

Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên

Thứ năm – 15/10/2020 22:56

 

 

 

Ban biên tập giới thiệu thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) theo Hướng dẫn 01-HD/TW, ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.

1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp. 2- Đơn xin vào Đảng Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. 3– Lý lịch của người vào Đảng a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. 4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: – Người vào Đảng. – Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh – Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. – Đối với người thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. c) Phương pháp thẩm tra, xác minh – Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. – Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. – Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. – Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. – Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủyNgoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra. d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên – Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng: + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch). + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó. + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng. – Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch. + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng. đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí. 5– Lấy ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủynơi người vào Đảng cư trú Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện tổ chức chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ. 6- Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú. b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành. Ở những nơi có đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định, nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở. Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp. 7- Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu. Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên. b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Tổng cục Chính trị Công an nhân dân thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. 8- Tổ chức lễ kết nạp đảng viên a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ). b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác – Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”. c) Chương trình buổi lễ kết nạp – Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca). – Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu. – Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền. – Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ. – Đại diện chi ủy nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị. – Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có). – Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca). 9- Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú a) Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ. b) Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (đảng ủy được ủy quyền, ban thường vụ đảng ủy được giao quyền, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương) thì cấp ủycơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp. Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp cóthẩm quyền kết nạp đảng viên, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kết nạp, ban hành quyết định kết nạp. Nếu quá thời hạn trên phải báo cáo cấp ủy cấp trên. c) Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp – Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (trong cùng đảng bộ cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp. – Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp. Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi ban hành quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến. 10- Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị – Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến nơi làm việc, học tập hoặc nơi cư trú mới, thì chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị và gửi kèm bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ để đảng viên báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. – Đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị trước khi chuyển sinh hoạt đảng đến tổ chức cơ sở đảng khác, có trách nhiệm gửi bản nhận xét về đảng viên dự bị. Chi bộ phân công đảng viên chính thức khác tiếp tục theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị.

Tác giả bài viết: Ban biên tập

Mẫu Đơn Xin Vào Đảng, Mẫu Đơn Xin Kết Nạp Đảng Hay, Mới Nhất 2022

Mẫu đơn xin vào Đảng, mẫu đơn xin kết nạp Đảng hay và mới nhất năm 2020. Mẫu đơn xin kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam (Mẫu 1-KNĐ) theo quy định thủ tục xin vào Đảng mới nhất 2020.

xin gửi đến bạn Mẫu đơn xin vào Đảng, mẫu đơn xin kết nạp Đảng hay nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!

Kết nạp Đảng là mong ước của rất nhiều người. Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, người xin kết nạp Đảng phải trải qua quãng thời gian phấn đấu, rèn giũa bản thân.

Sau khi học xong lớp cảm tình Đảng, đủ các điều kiện để kết nạp Đảng, mỗi Đảng viên phải viết Đơn xin vào Đảng, Đơn xin kết nạp Đảng nộp cho Đảng bộ nơi mình sẽ tham gia sinh hoạt.

Tư vấn viết đơn xin kết nạp Đảng, tư vấn thủ tục xin kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam: 1900.6568

Tuy nhiên, rất nhiều người không biết viết mẫu đơn này như thế nào cho đúng chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo mẫu đơn xin vào Đảng viết tay bản mới nhất, chi tiết và đầy đủ nhất do Luật Dương Gia giới thiệu dưới đây. Bên cạnh đó, còn có hướng dẫn các thủ tục để kết nạp Đảng để các bạn hiểu rõ quy trình, biết những việc cần làm trước khi kết nạp Đảng.

– Ấn vào liên kết sau để tải mẫu đơn xin vào Đảng: Tải về đơn xin vào Đảng

– Để được tư vấn – hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn xin vào Đảng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568

Dịch vụ tham khảo: Công ty luật, văn phòng luật sư tư vấn pháp luật uy tín toàn quốc

Kính gửi: Chi uỷ:…………………………………………………………………………………………

Đảng uỷ:………………………………………………………………………………………

Tôi là:……………………………………….. sinh ngày……..tháng………năm……………………………..

Nơi sinh:………………………………………………………………………………………………………………..

Quê quán:……………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc:…………………………………………. Tôn giáo……………………………………………………….

Trình độ học vấn:…………………………………………………………………………………………………..

Dịch vụ tham khảo: Luật sư tư vấn pháp luật qua email trả lời chi tiết bằng văn bản

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………….

Nghề nghiệp…………………………………………………………………………………………………………..

Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ chính quyền, đoàn thể:……………………………………………………………………………….

Vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày……..tháng…….năm…………………………tại……………………..

Được chi bộ xét là cảm tình Đảng ngày……….tháng…………năm……..tại chi bộ……………………………………………..

Qua nghiên cứu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; được sự giáo dục, bồi dưỡng của chi bộ và của Đoàn (nếu có) tôi đã nhận thức được:

Dịch vụ tham khảo: Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu

– Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của Giai cấp Công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của Giai cấp Công nhân, nhân dân lao động và của cả Dân tộc Việt Nam. – Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. – Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Đảng là tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.

– Vai trò, trách nhiệm của Đảng là cầm quyền trong hệ thống chính trị và trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

– Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân toàn thế giới.

– Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.

Tự ý thức là một cán bộ công chức luôn luôn phấn đấu, rèn luyện xây dựng cho bản thân một động cơ đúng đắn, một mục đích là góp công sức vào mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đề ra. Bên cạnh đó, thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, gương mẫu trong mọi công việc.

Với nguyện vọng là được trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam để góp công sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước, xây dựng sự nghiệp cách mạng trong thời kì mới. Trong quá trình công tác, bản thân tôi luôn tu dưỡng, rèn luyện, phẩm chất đạo đức, giữ gìn lối sống trong sáng, lành mạnh, tác phong đúng mực, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành mọi nghị quyết của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước.

*Nếu được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi xin hứa:

1. Tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Luôn có tinh thần Quốc tế Vô sản trong sáng, cao quý, Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. 3. Luôn học tập để nâng cao trình độ, luôn dựa vào quần chúng, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn. 4. Luôn luôn đấu tranh, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, bè phái và những kẻ cơ hội mượn danh Đảng để làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trong lòng quần chúng.

Tôi nguyện trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

……………, ngày…….tháng…….năm 20……..

Kính gửi: Chi bộ thôn La Tiến

Đảng ủy xã Nguyên Hoà – Phù Cừ – Hưng Yên

Tôi tên là: NGUYỄN VĂN DƯƠNG sinh ngày 20 tháng 08 năm 1989

Nơi sinh: thôn La Tiến, xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Quê quán: thôn La Tiến, xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không

Trình độ học vấn: Thạc sĩ

Nơi cư trú: thôn La Tiến, xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Nghề nghiệp: Luật sư

Đơn vị công tác: Công ty Luật TNHH Dương Gia

Chức vụ chính quyền, đoàn thể: Nhân viên

Vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 03 năm 2007 tại Đoàn trường THCS Tống Trân.

Được xét là cảm tình Đảng ngày 02 tháng 09 năm 2018 tại chi bộ thôn La Tiến

Qua nghiên cứu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; được sự giáo dục, bồi dưỡng của chi bộ, tổ chức Đoàn, Công đoàn (nếu có) tôi đã nhận thức được:

– Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của Giai cấp Công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của Giai cấp Công nhân, nhân dân lao động và của cả Dân tộc Việt Nam.

– Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

– Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Đảng là tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.

– Vai trò, trách nhiệm của Đảng là cầm quyền trong hệ thống chính trị và trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

– Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân toàn thế giới.

– Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.

Tự ý thức là một cán bộ công chức luôn luôn phấn đấu, rèn luyện xây dựng cho bản thân một động cơ đúng đắn, một mục đích là góp công sức vào mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đề ra. Bên cạnh đó, thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, gương mẫu trong mọi công việc.

Với nguyện vọng là được trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam để góp công sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước, xây dựng sự nghiệp cách mạng trong thời kì mới. Trong quá trình công tác, bản thân tôi luôn tu dưỡng, rèn luyện, phẩm chất đạo đức, giữ gìn lối sống trong sáng, lành mạnh, tác phong đúng mực, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành mọi nghị quyết của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước.

*Nếu được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi xin hứa:

– Tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

– Luôn có tinh thần Quốc tế Vô sản trong sáng, cao quý, Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết

– Luôn học tập để nâng cao trình độ, luôn dựa vào quần chúng, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn.

– Luôn luôn đấu tranh, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, bè phái và những kẻ cơ hội mượn danh Đảng để làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trong lòng quần chúng.

Tôi nguyện trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hưng Yên, ngày …. tháng … năm ……

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký, ghi rõ họ và tên)

* Đặc điểm của mẫu Đơn xin vào Đảng:

– Mẫu đơn thể hiện mong muốn vào Đảng

– Nội dung ngắn gọn súc tích

– Chủ yếu là các thông tin cá nhân

– Thể hiện nguyện vọng nghiêm túc của bạn

– Đơn xin vào Đảng sẽ vinh dự dành cho những ai sắp được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam sau một quá trình rèn luyện và phấn đấu. Viết đơn xin vào đảng là bạn sẽ thể hiện và trình bày nguyện vọng thiết tha được vào Đảng, đồng thời tự ý thức và hứa hẹn sẽ luôn trau dồi nhân cách cho bản thân, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh. Mẫu đơn xin vào Đảng thường được đi kèm với các mẫu giấy tờ khác như: bản khai lý lịch cá nhân có sự thẩm tra kỹ, , ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào Đảng…

– Mẫu đơn xin vào đảng viết tay hay đánh máy đều có giá trị như nhau, tuy nhiên tùy theo yêu cầu của từng chi bộ đảng mà người xin kết nạp đảng có thể chuẩn bị mẫu đơn xin vào đảng viết tay hoặc đánh máy để tiết kiệm thời gian. – Khi viết đơn xin vào Đảng, người khai cần trình bày đầy đủ các thông tin về lý lịch trích ngang của bản thân, còn những thông tin chi tiết sẽ được theo dõi trong sơ yếu lý lịch của mỗi người. Lưu ý là viết đơn cần rất cẩn thận, không nên tẩy xóa, gạch, viết 2 màu mực, viết hoa tùy ý… vì mỗi nét bút của bạn đều thể hiện con người bạn và để người khác tôn trọng, nhìn nhận bạn là con người như thế nào. Cũng như nhiều loại đơn từ khác, đơn xin vào Đảng có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải có quy chuẩn riêng của từng cách soạn đơn.

– Đơn xin vào Đảng có một phần nội dung quan trọng là phần trình bày hiểu biết về Đảng, bao gồm khái niệm và định nghĩa tổng qua về Đảng Cộng sản Việt Nam, mục đích hoạt động của Đảng, nền tảng tư tưởng của Đảng, nguyên tắc tổ chức Đảng, vai trò, trách nhiệm của Đảng, nhiệm vụ của Đảng trong xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, các đối tượng kết nạp Đảng phải tự ý thức về việc rèn luyện bản thân, trình bày nguyện vọng của mình khi được vào đội ngũ của Đảng. Cuối cùng là lời hứa, lời tuyên thệ sẽ thực hiện những gì khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

– Bạn tham khảo bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên cũng là một tài liệu được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những đối tượng là đảng viên đang sinh hoạt tại các chi bộ đảng khác nhau, nội dung của bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên nhấn mạnh đến những nghĩa vụ mà các Đảng viên cần phấn đấu thực hiện để trở thành công dân gương mẫu.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản của Luật Dương Gia trong việc sử dụng, soạn thảo mẫu đơn xin vào Đảng trong các trường hợp cụ thể! Để được tư vấn rõ hơn về đơn xin vào Đảng, các vấn đề pháp luật liên quan đến Đảng viên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568

– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài đơn xin vào Đảng, mẫu đơn xin kết nạp Đảng hay và mới nhất;

– Soạn đơn xin vào Đảng, mẫu đơn xin kết nạp Đảng hay và mới nhất;

– Tư vấn cách soạn đơn xin vào Đảng, mẫu đơn xin kết nạp Đảng hay và mới nhất;

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

Chức vụ: Đang cập nhật …