Top 12 # Xem Nhiều Nhất Đơn Xin Chuyển Trường Dành Cho Học Sinh Thcs Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Đơn Xin Chuyển Trường Cho Học Sinh Tiểu Học, Thcs, Thpt

Mẫu đơn xin chuyển trường thường được tạo lập khi một học sinh nào đó muốn dừng quá trình học ở trường hiện tại để chuyển sang trường khác. Đây là loại biểu mẫu được sử dụng rất phổ biến trong môi trường sư phạm.

Tìm hiểu chung về đơn xin chuyển trường

Định nghĩa

Mẫu đơn xin chuyển trường là loại đơn từ được dùng phổ biến trong môi trường sư phạm (cụ thể là trường học). Nó được sử dụng khi một học sinh mong muốn rút hồ sơ học bạ, dừng việc học tại trường sở tại và chuyển qua một trường khác phù hợp hơn.

Đơn xin chuyển trường

Thông thường, phụ huynh học sinh sẽ là người đại diện làm đơn gửi lên ban Giám hiệu nhà trường. Hội đồng nhà trường sẽ xem xét và bàn bạc với nhau để đi đến bước cuối cùng là thực hiện nguyện vọng, mong muốn chuyển trường của học sinh và phụ huynh học sinh đó.

Tầm quan trọng

Đơn xin chuyển trường là phương tiện để các học sinh thể hiện nguyện vọng và mong muốn chính đáng của bản thân. Khi phụ huynh và bản thân các em học sinh cảm thấy môi trường học tập hiện thời không còn phù hợp thì việc chuyển trường là một nhu cầu tất yếu.

Mẫu đơn này cũng giống như một chiếc “cầu nối” giữa phụ huynh, học sinh và nhà trường. Họ cùng gặp mặt, trao đổi và thống nhất để đưa ra được quyết định tốt nhất, phù hợp nhất cho tương lai của các học trò.

Đối tượng gửi và nhận đơn

Đối tượng viết/làm đơn và gửi đơn chính là phụ huynh của học sinh có nguyện vọng chuyển trường. Cha mẹ là người đại diện hợp pháp cho các em học sinh, vì vậy họ chính là người thay các em viết đơn để gửi lên Ban Giám hiệu nhà trường.

Như đã đề cập ở trên, đối tượng nhận, xem xét và duyệt đơn là ban Giám hiệu của nhà trường. Họ là những người lãnh đạo cao nhất của hệ thống trường học, chỉ có họ mới có quyền phê duyệt cho học sinh chuyển trường. Vì vậy, các phụ huynh phải trực tiếp gửi đơn đến người nhận là họ.

Mẫu đơn xin chuyển trường

Mẫu đơn xin chuyển trường mầm non

Tải mẫu đơn chuyển trường dành cho học sinh mầm non

Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học

Tải mẫu đơn chuyển trường dành cho học sinh tiểu học

Mẫu đơn xin chuyển trường THCS

Tải mẫu đơn chuyển trường dành cho học sinh THCS

Mẫu đơn xin chuyển trường THPT

Tải mẫu đơn chuyển trường dành cho học sinh THPT

Hồ sơ và thủ tục chuyển trường

Hồ sơ chuyển trường

Hồ sơ chuyển trường của học sinh bất kỳ cấp nào cũng phải đảm bảo có đủ các loại giấy tờ sau:

Đơn xin chuyển trường (nên sử dụng bản đánh máy thay vì bản viết tay để bảo đảm độ chuyên nghiệp)

Bản sao bằng tốt nghiệp có công chứng của các cấp học dưới cấp học hiện tại (Ví dụ: Một học sinh hiện đang học cấp THCS muốn chuyển trường thì phụ huynh cần chuẩn bị bằng tốt nghiệp bậc Tiểu học của con chẳng hạn).

Giấy chứng nhận trúng tuyển đầu vào các cấp học

Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng trường sở tại của học sinh cấp và giấy giới thiệu của Trưởng phòng Giáo dục (dành cho trường hợp đối tượng chuyển trường là học sinh THCS) hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (dành cho trường hợp đối tượng chuyển trường là học sinh THPT) cấp.

Hồ sơ và thủ tục chuyển trường dành cho học sinh

Bản sao công chứng giấy khai sinh

Hộ khẩu/giấy tạm trú tạm vắng dài hạn… của người giám hộ hợp pháp (cha mẹ hoặc người thân khác)

Giấy xác nhận do chính quyền địa phương tại nơi cư trú của học sinh và gia đình cấp.

Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ chuyển trường cho con, các bậc phụ huynh sẽ cùng con đến gặp và trao đổi trực tiếp với Ban Giám hiệu nhà trường. Sau khi lãnh đạo nhà trường xem xét và phê duyệt thì học sinh đó có thể bắt đầu thực hiện thủ tục chuyển trường.

Thủ tục chuyển trường

Khi thực hiện thủ tục chuyển trường, học sinh và phụ huynh cần chú ý một số điều như sau:

Với những học sinh muốn chuyển sang một trường học ở cùng huyện, tỉnh/thành phố thì đối tượng nhận hồ sơ, xem xét, đối chiếu và đưa ra quyết định sau cùng chính là hiệu trưởng của trường. Hiệu trưởng sẽ thực hiện các bước theo đúng như chỉ đạo từ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Với những học sinh muốn chuyển sang một trường học ở huyện, tỉnh/thành phố khác: Đối tượng tiếp nhận hồ sơ chuyển trường của các học sinh THCS là Phòng Giáo dục và Đào tạo còn với đối với các học sinh THPT thì đơn vị tiếp nhận, xem xét và duyệt hồ sơ chính là Sở Giáo dục và Đào tạo.

Lưu ý: Hồ sơ và thủ tục chuyển trường chỉ được tiến hành sau khi một kỳ học hoặc năm học kết thúc (áp dụng cho học sinh tất cả các cấp). Nếu có trường hợp ngoại lệ thì người có thẩm quyền sẽ xem xét để đưa ra quyết định thích hợp.

Những điều cần lưu ý khi viết đơn xin chuyển trường

Khi viết đơn xin chuyển trường, chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

Lập mẫu đơn có hình thức và nội dung chuẩn, đúng theo yêu cầu

Khai báo thông tin về bản thân học sinh và gia đình một cách đầy đủ và chính xác

Tuân thủ đúng các quy định của nhà trường về hồ sơ chuyển trường cũng như thủ tục chuyển trường

Một số trường học sẽ yêu cầu nộp lệ phí chuyển trường nên các bậc phụ huynh cần lưu ý để thực hiện cho đúng

Đơn Giản Thủ Tục Chuyển Trường Với Học Sinh Thcs

Theo Nghị quyết 66/NQ-CP, thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở đã được đơn giản hóa. Trong đó, thành phần hồ sơ đã bỏ 4 loại giấy tờ không cần thiết.

Cụ thể, bỏ 3 loại giấy tờ: Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (hoặc bản công chứng); giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập); giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển từ tỉnh, thành phố khác).

Tính hợp lý của việc bãi bỏ các giấy tờ nêu trên có thể nhìn từ thực tế hiện nay, học sinh tiểu học không thi tốt nghiệp nên không có bằng tốt nghiệp cấp dưới với học sinh trung học cơ sở. Bên cạnh đó, hầu hết các trường trung học cơ sở đều không tổ chức thi đầu vào (trừ một số trường ngoài công lập, trường chuyên) mà sử dụng hình thức xét chuyển tiếp lên từ trường tiểu học cùng tuyến.

Do vậy, để giảm thiểu sự phiền hà cho người làm thủ tục, chỉ cần giấy giới thiệu của Hiệu trưởng nơi học sinh chuyển đi. Và Hiệu trưởng là người quản lý trực tiếp học sinh và có trách nhiệm báo cáo số lượng học sinh biến động trong năm học cho Phòng Giáo dục.

Ngoài ra, trong thành phần hồ sơ còn được bỏ giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình và sửa “giấy chứng nhận tạm trú dài hạn” thành “giấy chứng nhận tạm trú” với những học sinh chuyển nơi cư trú đến tỉnh, thành phố khác. Do khi học sinh từ tỉnh, thành phố khác chuyển đến nếu yêu cầu xin tạm trú dài hạn sẽ gặp khó khăn vì tạm trú dài hạn không được cấp ngay.

Cũng với thủ tục này, Chính phủ yêu cầu phải mẫu hóa Đơn xin chuyển trường và thời hạn giải quyết thủ tục tối đa là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định nhằm tạo điều kiện cho học sinh được nhanh chóng đi học.

Theo Chinhphu.vn

Phạm Thanh Thuận @ 19:40 02/01/2011 Số lượt xem: 716

Mẫu Đơn Xin Chuyển Trường Bậc Tiểu Học, Thcs, Thpt

Estimated reading time: 2 min

Đơn xin chuyển trường học cho con là gì?

Đại khái là khi bạn đang có nhu cầu chuyển trường học cho con vì gia đình, sức học hay vì một lý do nào đó thì công việc đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ để gửi đến nhà trường.

Nếu như lá đơn của bạn hay và chính xác, đạt đầy đủ những yêu cầu mà nhà trường đưa ra thì yêu cầu của bạn sẽ được nàh trường duyệt nhanh chóng nhất, khi đó sẽ giúp cho việc học của con em bạn được tiếp tục, không bị gián đoạn, kịp với tiến trình của ngôi trường mà bé sắp chuyển đến

Hướng dẫn viết lá đơn xin chuyển trường chuẩn nhất

Cũng giống như tất cả các lá đơn và thủ tục khác thì mẫu đơn xin chuyển trường cũng phải bao gồm các yếu tố như: phần mở đầu, phần chú thông tin người gửi và người nhân, lý do chuyển trường và các bộ hồ sơ kèm theo

+ Đối với phần mở đầu: bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn + Ghi chú đầy đủ các thông tin người nhận và người gửi: nơi bé đang học và trường mà bé sắp chuyển tới. Phải kèm đầy đủ họ và tên học sinh, ngày tháng năm sinh, lớp, tên trường đang học, kèm theo đó là học bạ, ban giám hiệu trường học + Lý do chuyển trường: Ở phần này bạn nên viết rõ ràng và mạch lạc, để ra nguyện vọng của bé phải thật hợp lý và đúng thì khi đó nhà trường sẽ duyệt cho bạn sớm nhất

Các thứ cần chuyển bị khi nộp hồ sơ chuyển trường tiểu học, TPHCS, THPT

+ Đơn xin chuyển trường + Khai sinh ( bản sao, không cần bản chính ) + Học bạ ( bắt buộc phải có bảnh chính ) + Bằng tốt nghiệp ( đối với thcs và giấy cn trúng tuyển vào lớp 10 ) + Giấy giới thiệu chuyển trường mà nơi đi cấp + Giấy giới thiệu chuyển trường của Sở GDĐT cấp + Hộ khẩu thường trú hay giấy tạm trú

Một vài mẫu đơn xin chuyển trường chuẩn nhất

+ Bậc tiểu học

Mẫu Đơn Xin Chuyển Trường Tiểu Học, Thcs, Thpt, Đại Học Mới Nhất

Mẫu đơn xin chuyển trường cho học sinh, sinh viên các cấp học ✔️ File Word nội dung dựng sẵn có thể chỉnh sửa ✔️ Tải miễn phí ✔️Thuộc thư viện 1001 ViecLamVui

Các mẫu đơn xin chuyển trường file Word, nội dung soạn sẵn, tải miễn phí

Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học, THCS, THPT cùng tỉnh, thành

Mẫu đơn xin chuyển trường cấp 2 khác tỉnh, thành

Mẫu đơn xin chuyển trường THPT khác tỉnh, thành

Mẫu đơn xin chuyển trường đại học

Mẫu đơn xin chuyển trường của giáo viên

Các câu hỏi thường gặp khi làm đơn xin chuyển trường

Đơn xin chuyển trường là gì?

Đơn xin chuyển trường là văn bản thường được sử dụng khi học sinh có mong muốn rút hồ sơ học bạ, dừng việc học tại trường sở tại và chuyển qua một trường khác phù hợp hơn. Thông thường đơn xin chuyển trường ở cấp tiểu học, THCS và THPT sẽ do phụ huynh học sinh hay người giám hộ hợp pháp làm đơn và gửi đến cấp có thẩm quyền cũng như Ban giám hiệu nhà trường. Đối với đơn xin chuyển trường đại học, các bạn sinh viên có thể tự làm đơn xin chuyển trường để trình xét duyệt.

Cách viết đơn xin chuyển trường chuẩn, chi tiết?

Phần mở đầu đơn

Với một văn bản hành chính, phần đầu đơn xin chuyển trường không thể thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ và tiêu đề đơn. Những nội dung này bạn cần viết in hoa, in đậm và căn lề giữa để lá đơn nhìn trang trọng và đẹp mắt.

Phần nội dung chính của đơn

Đây chính là phần trình bày quan trọng nhất thể hiện được mục đích chính yếu mà đơn xin chuyển trường đề cập đến. Đối với phần “Kính gửi”, bạn cần chú ý việc gửi đơn đến các nơi có thẩm quyền xét duyệt và quyết định phù hợp với việc chuyển trường của mỗi cấp học.

+ Chuyển trường cùng tỉnh, thành

Bậc tiểu học, THCS, THPT: Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt là Phòng GD&ĐT Quận/Huyện quản lý trường học sinh đang theo học và trường muốn chuyển đến; đồng thời bạn cũng cần đồng kính gửi đến hiệu trưởng của trường.

+ Chuyển trường khác tỉnh, thành

Bậc tiểu học và THCS: Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt là Phòng GD&ĐT Quận/Huyện trực thuộc Tỉnh/Thành quản lý trường học sinh đang theo học và trường muốn chuyển đến; đồng thời bạn cũng cần đồng kính gửi đến hiệu trưởng của trường.

Bậc THPT: Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh/Thành sẽ là cấp có thẩm quyền xét duyệt và quyết định việc xin chuyển trường của học sinh cấp 3.

Tiếp theo, cần trình bày chi tiết và rõ ràng về các thông tin:

Thông tin cá nhân của người làm đơn

Thông tin của học sinh xin chuyển trường (họ tên, ngày sinh, đang học lớp mấy, năm học, tại trường nào, thuộc quận/huyện và tỉnh/thành nào, kết quả học tập như thế nào, xin chuyển tới học lớp mấy, năm học, tại trường thuộc quận/huyện và tỉnh/thành nào…)

Lý do xin chuyển trường

Lời cảm ơn trân trọng

Phần kết đơn

Đây là phần bắt buộc mà bất cứ văn bản hành chính nào cũng phải có, đó chính là ngày tháng năm làm đơn, chữ ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn. Riêng đối với đơn xin chuyển trường, bạn cần có thêm phần ghi ý kiến của trường học sinh đang theo học cũng như ý kiến tiếp nhận của trường mong muốn chuyển đến.

Những điều gì cần lưu ý khi viết đơn xin chuyển trường?

Trình bày: Dù bạn viết tay hay đánh máy đơn xin chuyển trường thì bạn cũng cần trình bày đơn đúng chuẩn văn bản hành chính, văn phong nghiêm túc.

Mẫu đơn phù hợp: Tuỳ theo cấp học của học sinh, bạn cần chọn mẫu đơn xin chuyển trường phù hợp cũng như kính gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Tính chính xác: Lưu ý tính chính xác trong thông tin khai báo về học sinh cũng như lý do xin chuyển trường cần chính đáng, trung thực. Tất cả thông tin của học sinh đều được lưu trữ trong hệ thống quản lý của nhà trường cũng như tại phòng GD&ĐT Quận/Huyện nên nếu thông tin khai báo không nhất quán sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét và xét duyệt của cấp quản lý.

Thực hiện đúng quy định về thủ tục xin chuyển trường: Đơn xin chuyển trường cần được gửi kèm các hồ sơ, giấy tờ đúng thủ thục theo yêu cầu của cấp xét duyệt cũng như của trường nơi chuyển đến.