Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Viết Kịch Bản Hài Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Viết Kịch Bản Phim Hài

Tại sao lại như thế? Tại sao từ vị trí dẫn đầu bây giờ sitcom lại bị quay lưng và phải bị triệt tiêu như thế? Xin phân tích một số lý do:

E. Thời gian phân bố trong tập phim nhìn chung không hợp lý. Như đã nói, một tập sitcom điển hình lý tưởng sẽ gồm khoảng 8~12 cảnh với thời lượng khoảng 30 phút. Nếu để các cảnh dồn dập trong suốt 1 tiếng thì quá dài, hay chỉ có 20 phút cho toàn bộ tình huống thì sẽ chẳng kịp thể hiện gì ngoài việc liệt kê sự kiện, do đó thất bại là điều đương nhiên.

F. Shot quay cơ bản của sitcom là Two Shots (cảnh 2 người). Thuộc tính của sitcom là tái hiện sinh hoạt thường ngày, nhưng diễn viên lại thiếu sự tìm tòi ngay trong đời sống hiện thực. Do đó mà diễn như một con búp bê khiến khán giả nhàm chán.

TIM HIỂU CÁCH VIẾT KỊCH BẢN SITCOM 1. Sitcom là gì? SITCOM là từ gọi tắt của Situation Comedy, nghĩa là hài kịch tình huống. Mỗi tập phim có độ dài chừng 30 phút với những nhân vật xuất hiện cố định, những tình huống đưa ra mang tính hài hước, và mạch truyện được triển khai theo chiều tiến của thời gian.

Sitcom thường được thu tiếng trực tiếp trước các khán thính giả. Với những đặc trưng như thế nên Sitcom có những hạn chế nhất định, và “những câu chuyện xảy ra trong gia đình” trở thành đề tài lý tưởng cho các bộ phim sitcom.

Mỗi tập cũng tận dụng nguồn diễn viên cố định đã được phân. Chỉ tính đến việc phân vai mang tính cố định này thôi thì cũng thấy khó mà có thể tạo sự thay đổi mới mẻ, vì thế thường người ta cần cho thêm một số nhân vật bên ngoài, và một vài người có thể thay đổi vai mới để đỡ nhàm chán. Lý do phải hạn chế vai diễn đó là vì hạn chế về “ngân sách” và “thời gian”, chứ không phải là do sợ nhiều người xuất hiện thì sẽ gây rối phim. Bởi vì ngay từ bước khởi điểm, người ta phải luôn tập trung về phía các “sao”. Nhà biên kịch khi viết kịch bản cũng phải giới hạn trong không gian sân khấu mà mình đã xác định ban đầu cho mỗi tập phim. Việc tạo sân khấu mới (còn gọi là swing) sẽ tốn thêm kinh phí. Chỉ trong trường hợp mà swing thực sự cần thiết cho việc thể hiện câu chuyện, thì khi đó mới sử dụng, nhưng chỉ một hai cái thôi là được rồi. Sitcom do bị hạn chế về kinh phí và bối cảnh (sân khấu), do đó không giống như các dạng kịch bản phim truyền hình khác, việc sống còn của sitcom lúc này dựa vào “đối thoại và nhân vật”. Theo đó, khi viết kịch bản thì không được mạo hiểm đưa ra những cảnh khó quay hay tiêu tốn nhiều kinh phí.

Thực tế cách viết một tập phim hài kịch 30 phút giống với việc viết kịch bản chương trình cho 1 cảnh. Vì phim truyền hình thì dựa trên thị giác, nhưng sitcom thì không thể như vậy. Sitcom phải tạo tiếng cười dựa trên tình huống làm nổi bật nhân vật, các mối quan hệ và dòng câu chuyện. Như vậy, phim truyền hình sử dụng những yếu tố kịch, thông qua những bất hạnh kịch tính để vẽ lên tính nhân văn, nhưng sitcom thì vẽ tính nên tính nhân văn ngay trong sinh hoạt thường ngày. Và phim truyền hình thì cố gắng nói càng ít càng tốt, nhưng sitcom thì lại phải càng nói nhiều càng tốt.

Có chuyên gia thì cho rằng khả năng viết truyện hài là có thể học được, nhưng cũng có chuyên gia cho rằng đây là cảm giác bên trong – không thể truyền tải được. Hài kịch cũng có giai điệu, nhịp điệu như âm nhạc. Cá nhân tôi tin rằng mọi tác giả có thể phát triển khả năng thính giác mang tính hài kịch của mình thông qua luyện tập, nhưng thực tế thì số người may mắn rất hiếm. Việc làm phim hài hay viết truyện cười cần thiết phải có một năng khiếu đặc biệt.

Vấn đề là ở chỗ nếu bạn có khả năng gây cười thì đây cũng không phải là một điều kiện đủ để bạn viết kịch bản sitcom.

Mọi nhà biên kịch sitcom đều có một điểm chung, đó là cách giải thích hoàn cảnh diễn ra mỗi ngày; Tức là họ có thể nhận thức và giải thích về đời sống theo cách riêng của mình.

Hài kịch và phim truyền hình về bản chất giống như hai mặt của một đồng tiền, nhưng lại khác nhau ở một điểm, đó là cách tiếp cận, hay là quan điểm.

Những tác giả phim truyền hình nhìn sự vật một cách nghiêm trọng, còn tác giả hài kịch thì nhìn sự vật theo hướng hài hước. Tuy nhiên, tình huống viết kịch bản thì lại giống nhau.

Tạo tiếng cười trên những cái chưa hoàn thiện của con người – đó chính là nền tảng để làm nên sitcom – hài kịch tình huống

Khán giả cười khi thấy khuyết điểm của nhân vật bị phóng đại lên. Những khuyết điểm này dường như đâu đó người xem cũng có nó, vì ai trong chúng ta mà không có điểm yếu chứ. Có thể ta không tự nhận thấy nhưng người khác sẽ trông thấy khuyết điểm đó. Vì thế mà bật ra thành tiếng cười.

Sitcom dành cho giới trẻ sẽ rất thu hút nếu biết tiếp cận đúng hướng. Nhưng điều này lại không dễ. Sitcom gia đình thì dễ tiếp cận hơn, tuy nhiên nếu không có phương pháp chặt chẽ và khéo léo, thì dễ trở thành dạng phim hài dài tập thông thường.

Cấu trúc của sitcom hòan toàn khác với cấu trúc của phim truyền hình. Chẳng hạn, phim truyền hình thực hiện theo dạng nối tiếp liên tục, còn sitcom thường được tạo thành bởi 2 cảnh.

Và trong phim truyền hình thì cấu trúc mâu thuẫn của các nhân vật rất rõ ràng để triển khai các sự kiện, nhưng trong sitcom thì nếu làm rõ mâu thuẫn nhân vật quá thì sẽ khó mà triển khai các sự kiện.

Hiện nay công nghệ làm sitcom Việt Nam cũng chưa cao, nên ngay cả các hãng truyền hình cũng đánh đồng sitcom với phim truyền hình. Điều này là do thiếu hiểu biết về cách tạo mâu thuẫn nhân vật, cách triển khai mạch câu chuyện trong sitcom.

Giờ chúng ta hãy thử giải thích cấu trúc của sitcom dựa trên nội dung do các nhà chuyên môn phân tích sitcom của Mỹ.

Một kịch bản sitcom 30 phút thường bao gồm 2 phần, mỗi phần lại được tạo nên bởi khoảng 4~6 cảnh.

Tuy nhiên, do kịch bản đa dạng tùy theo từng tập hài kịch nên tôi nghĩ cách tốt hơn là chúng ta chọn một tập tiêu biểu trong số những tập được phát sóng.

Trong sitcom, Set-up chỉ toàn bộ công việc cần thiết trước khi bắt đầu làm phim. Đó chính là Nhân vật – Sự kiện – Nguyên nhân của câu chuyện.

Set-up đặt ra yêu cầu mang tính kịch đối với nhân vật sẽ xuất hiện. Do hạn chết về thời gian, set-up phải được hoàn tất trong một hai phương diện.

Nhân vật + đòi hỏi mang tính kịch + trở ngại + mâu thuẫn = tiếng cười

Sau khi đặt ra yêu cầu mang tính kịch, tất cả những cảnh sau đó phải đưa ra những trở ngại đối với yêu cầu trên, rồi tạo những mâu thuẫn xuyên suốt câu chuyện.

Đòi hỏi mang tính kịch đối với các nhân vật càng lớn, những trở ngại càng phức tạp thì kịch bản càng gay cấn và hấp dẫn.

Trong một tập gồm 2 phần, kết thúc phần 1 thì vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên nên để vấn đề này gây ra những vấn đề lớn hơn.

Để từ đó, phần 2 sẽ được bắt đầu bằng một vấn đề, rồi mọi cảnh sau đó sẽ đưa ra nhiều trở ngại hơn trong việc giải quyết vấn đề đó.

Cái làm nên sức mạnh để chúng ta ngồi xem đến phút chót chính là mâu thuẫn. Rốt cục, nhân vật có thành công trong việc đáp ứng các yêu cầu mang tính kịch hay không là do phần này quyết định. Việc giải quyết mâu thuẫn này phải để đến phút chót của tập phim.

Có một số điểm cần phải lưu ý khi viết kịch bản sitcom như sau:

1. Thứ nhất, phải tìm ý tưởng mới mẻ. Tuyệt đối không lặp lại những cái mà người xem đã phải xem chán ở trên TV.

2. Thứ hai, thực hiện khâu set-up thật nhanh. Nên để khán giả biết được hướng của câu chuyện ngay sau khi xem xong cảnh đầu tiên.

3. Thứ ba, tạo cấu trúc câu chuyện thật hiệu quả. Phát triển tình huống và giải quyết tình huống trong phạm vi 30 phút, phải sử dụng toàn bộ thiết bị đạo cụ của sân khấu.

4. Thứ tư, làm chủ được ý kiến riêng của các ngôi sao. 5. Thứ năm, tạo tình huống (twist) và chuyển tiếp (turn) hay trong cốt truyện.

Tôi đã từng nghe một người trong đoàn hài kịch rất thành công nói rằng khi viết kịch bản hài, tác giả không được cố gắng để gây cười.

Điều này cũng đúng vì khi tác giả đi tìm cái thú vị trong kịch bản thì phải tập trung vào yếu tố hài hước, hơn là cấu trúc của nó.

Tác giả sitcom phải sáng tạo nhiều mâu thuẫn và trở ngại thú vị trong từng tình huống nhất định. Những ý tưởng này có tác dụng rất lớn. Mong rằng bạn cũng viết kịch bản như thế.4. Con đường đến với khán giả

Khi trả tiền đi xem phim, thì dù phim có dở tới mấy, khán giả cũng khó mà bỏ ra về.

Nhưng xem ti vi ở nhà thì khác, nếu họ không hài lòng với nội dung, thì họ sẽ bấm nút chuyển kênh ngay.

Mục tiêu cuối cùng của màn ảnh nhỏ là phải giữ chân ngay được khán giả, và làm sao đó để họ xem liên tục không bỏ được.

Chính vì thế mà truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng tồn tại dựa trên “trick” và “hook”. Tác giả cần phải tính toán và nghiên cứu cách làm sao để có thể giữ chân được khán giả thật nhanh thông qua tác phẩm.

1. Phải nhanh chóng đi vào trọng tâm câu chuyện

2. Dẫn dắt các ngôi sao.

3. Đưa sự kiện vào bối cảnh trong nhà.

4. Vận dụng những tình huống phức tạp (twist) và cách chuyển cảnh (turn) thật bất ngờ. Từ “twist” dùng để chỉ việc làm cho tình huống trở nên rối rắm, còn “turn” mang ý nghĩa là lật lại tình huống. Một sitcom hấp dẫn là một sitcom mà trong cốt truyện có những tình huống bất ngờ, không thể dự đoán trước. Trong hài kịch, “twist” và “turn” tạo tiếng cười châm biếm bằng cách đưa ra những mâu thuẫn và tình huống hài hước cần thiết.

5. Đưa những cảnh sinh hoạt vào

6. Kết thúc mỗi phần phải làm sao cho thật gay cấn

Một sitcom 30 phút được chia làm 2 phần. Mỗi phần là một đơn vị độc lập có những vấn đề và cao trào riêng, do đó kết thúc phần trước phải tạo đoạn mở cho phần sau.

7. Chú ý trong từng cảnh, nhất là phần kết thúc cảnh.

Cuối cảnh còn được gọi là điểm nút (button), để chỉ vai trò quan trọng của nó trong việc tháo gỡ vấn đề.

8. Vận dụng “teaser” và ” tag”

“Teaser” để chỉ phần mở đầu tác phẩm, còn “tag” chỉ phần kết tác phẩm. Ý tưởng để tạo ra một kịch bản hay có ở bất cứ nơi đâu. Cái cần thiết với tác giả đó là sự quan sát. Họ cần phải đọc tất cả những ấn phẩm đựơc xuất bản như báo, tạp chí v. v… Trên xe cũng vậy, thay vì nghe nhạc thì phải đặt máy ghi âm ở bên. Trong khi lái xe cũng có thể nảy ra ý tưởng nào đó. Bất cứ khoảnh khắc nào ý tưởng cũng có thể bật ra. Hãy chú ý lắng nghe bạn bè xung quanh nói chuyện, và hãy thử nhớ lại những việc đã diễn ra của mình. Hãy tích cực tìm kiếm ý tưởng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.

5. Các giai đoạn phát triển câu chuyện

Giờ thì chúng ta hãy thử nghĩ cách làm sao để có thể áp dụng được những lý thuyết đã học cho đến bây giờ. Kịch bản bắt đầu từ đâu đây? Để phát triển câu chuyện, tác giả cần phải trải qua những giai đoạn nào?

TV là phương tiện thông tin đại chúng. Khi cố gắng đưa ra ý tưởng nào đó, nhà biên kịch luôn luôn hỏi: Ý tưởng này liệu có hấp dẫn được ít nhất là vài triệu khán giả xem truyền hình?

Câu hỏi này có ý nghĩa vô cùng lớn. Liệu chúng ta có biết được cái gì hấp dẫn, hấp dẫn theo cách nào đối với chừng ấy con người không? Chúng ta sẽ không thể làm được nếu không nhận ra “chúng ta là khán giả”. Nếu ý tưởng thật sự lôi cuốn được bản thân chúng ta, thì cũng có khả năng người xem cũng đồng cảm. Giả sử ý tưởng này lôi kéo chúng ta không chuyển sang dòng suy nghĩ khác, thì nó cũng sẽ giúp khán giả tiếp tục xem mà không bấm chuyển sang kênh khác khi được thể hiện thành tác phẩm. Hãy tìm ý tưởng khi đặt ra cho mình những câu hỏi “Kinh nghiệm của tôi có thể đồng nhất với đa số người xem được không? Có cái gì chứa đựng bên trong những người xem kia? “

Đưa ra những “phủ định” (từ chối) cũng được. Dù bạn là ai, dù bạn trông thế nào thì bạn cũng đã từng bị “từ chối”. Nhưng việc phủ định đó đồng thời với việc bạn xuất phát lại.

Khi cảm nhận được mầm ý tưởng đã chín muồi, thì đó là lúc bạn phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Về căn bản thì các dòng ghi nhanh này bao gồm Nhân vật xuất hiện – Đòi hỏi – Mâu thuẫn – Hành động và Giải quyết. Hãy nhớ rằng nếu bạn không thể định nghĩa những điều này, thì bạn cũng không thể viết kịch bản. Trong khi chuẩn bị và viết kịch bản, phải bám theo phương hướng chính của câu truyện, không được đi lệch ra khỏi mục tiêu ban đầu.

Giai đoạn 3: Lập cấu trúc phân bổ thời gian

Giai đoạn này giúp cho kịch bản rõ ràng hơn.

Đối với một bộ phim dài tập, thì khi liên kết các tập nhỏ với nhau chúng ta có một cái nhìn toàn diện về toàn cục bộ phim. Tương tự như thế, trong một tập phim nhỏ thì việc phân nhỏ thời gian một cách rõ ràng cho từng phần của phim cũng cần thiết cho việc triển khai câu chuyện.

Giai đoạn 4: Phát hiện bước ngoặt chính

Việc bạn viết kịch bản mà chẳng chẳng biết mình đang đưa câu chuyện đi đến đâu thì cũng giống như việc bạn đi tìm đường mà chẳng biết hướng nào.

Kịch bản của Screenplay được chia thành 3 phần.Phần 1 là set-up, thể hiện trên kịch bản khoảng 25~30 trang. Quan trọng là cuối phần này phải có một cách chuyển cảnh tự nhiên để giới thiệu phần sau.

Điểm chuyển cảnh quan trọng sang phần 2 – phần triển khai câu chuyện. Phần này được thể hiện trên khoảng 45~65 trang giấy. Điểm chuyển cảnh của phần 2 này sẽ chuyển hướng câu chuyện vào phần 3 của tập phim.

Phần 3 là phần giải quyết vấn đề, được thể hiện trên khoảng 25~35 trang giấy.

Nắm được những điểm mấu chốt chuyển cảnh quan trọng sẽ giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. Về cơ bản, thì trước khi vạch đường đi cho mình phải quyết định đích đến đã. Có như vậy mới không đi lạc khỏi cốt truyện, tạo tiêu điểm và tính rõ ràng cho kịch bản.

Giai đoạn 5: Phát triển nhân vật

Cấu trúc chỉ duy trì cho câu chuyện hợp lý, còn ở mỗi cảnh thì cái mà giữ chân khán giả đó là nhân vật xuất hiện trên phim. Một khi quyết định cốt truyện, cấu trúc thời lượng và điểm chuyển cảnh (turn) rồi thì việc nhân vật xuất hiện như thế nào sẽ tự động được hé mở.

Nhân vật chính mà không nêu bật được cá tính của mình thì kịch bản đó sẽ chẳng đi đến đâu. Ngược lại, nếu nhân vật rõ nét thì không chỉ giúp rất lớn cho người biên kịch, mà còn có thể thay đổi toàn bộ kịch bản theo chiều hướng tốt hơn.

Những người xuất hiện trong cuộc sống riêng tư hay công việc của nhân vật xuất hiện được gọi là nhân vật xuất hiện của câu chuyện. Đời sống và những nơi đến của họ trong phim cũng sẽ mang tính cố hữu, không thể thay đổi.

Để phát triển nhân vật xuất hiện, hãy nhớ rằng không nhất thiết phải chờ đến giai đoạn thứ 5. Có tác giả phát triển nhân vật trước khi tìm điểm chuyển tiếp (turn) hay hình thành cốt truyện. Tuy nhiên, quan trọng nhất là công việc phát triển nhân vật này phải được thực hiện xong xuôi trước giai đoạn 6.

Giai đoạn 6: Đi vào từng cảnh

Sau khi kết thúc công đoạn phát triển nhân vật thì sẽ bước vào giai đoạn xây dựng cảnh – là một điểm chuyển quan trọng của kịch bản. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi phát triển kịch bản – là nơi mà cấu trúc kịch bản được hình thành.

Tại thời điểm này thì chúng ta đã biết mình đang đi về đâu. Vấn đề bây giờ là đến nơi đó bằng cách nào thôi. Vì mục đích này thì chúng ta nên sử dụng Index Card. Mỗi card đều diễn tả một cảnh nào đó. Trên mỗi card có ghi địa điểm, nhân vật xuất hiện trong cảnh, tóm tắt sơ lược đoạn truyện này.

Nên nhớ, nếu như cảnh không thể phản ánh và phát triển cốt truyện, và nếu không thể giải thích tính cách của nhân vật và nội dung của câu chuyện một cách thuyết phục, thì hãy loại nó ra khỏi kịch bản. Trên sóng truyền hình, tuyệt đối không có thời gian thừa cho những cảnh như thế.

Sau khi hoàn tất giai đoạn này, chúng ta lại quay về về quá trình triển khai cơ bản kịch bản. Do có thể thay đổi dễ dàng thứ tự của các card, giai đoạn này có thể điều chỉnh cấu trúc cần thiết của kịch bản.

Giai đoạn 7: Sắp xếp các scene (cảnh)

Đây là giai đoạn viết lại những lời thoại hay tóm tắt những cảnh quay. Chúng ta biết mỗi cảnh cần phải thực hiện vai trò triển khai câu chuyện. Giờ thì chúng ta chuyển sang công việc chuẩn bị dể phát hiện ra những yếu tố bên trong mà mỗi cảnh có thể áp dụng.

Công việc sắp xếp các scene là giai đoạn mang tính sáng tạo cao trong quá trình phát triển kịch bản. Công đoạn này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động. Việc mà nhân vật làm là gì? Làm thế nào để thông tin được cung cấp một cách thích hợp? Yếu tố bên trong của mỗi cảnh mà các nhân vật có thể vận dụng đó là gì?

Khi viết scene, đôi khi người biên kịch còn có thể tự do thể hiện ý tưởng và lời thoại hơn cả khi tạo khung kịch bản. Công đoạn này quan trọng không phải là sẽ phải nói thế nào, mà là nói cái gì và làm thế nào để cảnh thật tự nhiên.

Nhà biên kịch trong công đoạn này làm việc cũng giống như người họa sĩ đang ngồi bên giá vẽ. Trước khi viết bản thảo, bạn hãy chỉnh sửa những chỗ cần thiết trong khi cắt, dán các cảnh. Công việc không bao giờ có kết thúc. Một kịch bản tốt chỉ có thể ra đời sau khi thực hiện thật triệt để những công việc cần thiết. Xin đừng xem thường giai đoạn này. Vì con đường tắt thì rốt cục cũng chỉ là con đường tắt mà thôi.

Giai đoạn 8: Viết bản thảo

Những thao tác cơ bản gần như đã hoàn thành. Giờ thì phải bắt đầu đối chiếu với hình thức kịch bản để viết. Giờ bạn phải sử dụng những công cụ như lời thoại, cốt truyện, nơi chốn để kể ra câu chuyện của bạn. Trong quá trình khai thác kịch bản, chúng ta đã phải nắm được trước cấu trúc của câu chuyện rồi. Và cũng phải vẽ sẵn trong đầu cách thức mà câu chuyện được triển khai từ đầu cho đến khi kết thúc, từ việc hình dung ra từng cảnh, cho đến cách truyền đạt thông tin một cách hợp lý.

Điều quan trọng nhất bây giờ chỉ là viết ra tất cả những điều đó. Hãy viết lên tờ giấy. Nhưng không được để những chỉ trích bên trong làm ảnh hưởng đến mình. Không thể cầu toàn trong mọi việc. Hãy nên nhớ rằng, gọi nó là bản thảo, vì nó được viết ra là để tiếp tục chỉnh sửa.

Giờ thì bạn đang ngồi trước tờ giấy trắng và phải đối mặt với hàng loạt những câu hỏi. Liệu mình có thể làm được không? Tuy nhiên, bạn sẽ không thể làm được nếu không có sự đấu tranh. Trước tiên cứ thử đi đã.

Giai đoạn 9: Biên tập lại (công việc sửa chữa kịch bản)

Giai đoạn này chúng ta sẽ mài giũa lại kịch bản, cắt bớt hay thêm vào để hoàn thiện tác phẩm. Phải sửa đến khi câu chuyện phải rõ nét thì mới được. Nhân vật xuất hiện cũng được nhấn mạnh, lời thoại và hành động cũng sắc sảo và chặt chẽ.

Thời điểm này thì bạn được phép tự phê bình. Một tác phẩm kiệt xuất được ra đời trong giai đoạn sửa chữa kịch bản.Công việc biên tập lại chỉ kết thúc khi bạn xem kịch bản của mình và nghĩ rằng trong cuộc đời sẽ không thể viết được kịch bản nào hay hơn thế nữa.Giai đoạn 10: Marketing

Ngay cả khi kịch bản đã hoàn tất thì cũng không được dừng sáng tạo. Lúc này thì nhà biên kịch phải trở thành một nhân viên bán hàng.

Khi đã bán được sản phẩm thì lúc này sự nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua sẽ được đền bù.

Theo Sieuthidienanh

Cách Dựng Lời Thoại Trong Kịch Bản Hài

Cách dựng lời thoại trong kịch bản hài

Kịch bản hài sống sót được nhờ vào lời thoại của nhân vật. Lời thoại trong các kịch bản hài là sự kết hợp giữa cuộc sống và điện ảnh. Chuốt lời thoại trong một kịch bản hài khó hay dễ?

Năng khiếu hài trong xây lời thoại kịch bản hài

Kịch bản hài thật sự là mảng kịch bản cần khiếu hài hước của biên kịch rất nhiều. Nét hài hước được chấm phá qua các lời thoại đầy nghịch lý. Chúng xuất phát từ những mâu thuẫn nhân vật gặp.

Bộ phim hài sitcom 5S Online có khá nhiều lời thoại hấp dẫn. Bạn có thể luyện sáng tạo lời thoại hài từ những bộ phim hài bạn yêu thích. Một số lời thoại làm người xem bật cười như:

– “Con kiến cái thì thầm vào tai con voi đực. Sau đó, con voi đực đi tử tự. Hỏi con kiến cái đã nói gì?” Nhân vật Quyết đại ca đố vui Phan lãng tử và Trung dũng sĩ để xem ai được ăn xôi.

– “Con kiến cái nói rằng: Em đã có thai với anh, anh phải chịu trách nhiệm đi chứ”. Nhân vật Quyết đại ca tinh ranh đưa ra đáp án trước sự bế tắc của Phan lãng tử và Trung dũng sĩ.

Những lời thoại của nhân vật Quyết đại ca mang màu sắc sỏi đời và luôn làm người xem bất ngờ. Như vậy để có được những lời thoại hài hước trong các bộ phim hài sitcom, người viết cần cả hai yếu tố: năng khiếu và sự luyện tập.

Lời thoại mang màu sắc riêng của biên kịch sáng tác kịch bản hài

Kịch bản hài là sản phẩm sáng tạo đậm phong cách của người viết. Nhưng để tạo được màu sắc riêng, người viết kịch bản hài phải đảm bảo được các yếu tố cần có trong lời thoại. Các yếu tố cần có:

– Lời thoại mang âm hưởng của cuộc sống.

– Lời thoại phù hợp với nhân vật.

– Lời thoại mang nhiều nghịch lý. Từ đó, người xem bật lên tiếng cười thoải mái.

Để xây dựng lời thoại mang phong cách riêng, người viết phải trải qua một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ. Thường người viết sẽ chọn những lĩnh vực cuộc sống họ dễ tạo tiếng cười: có thể là môi trường văn phòng, cuộc sống gia đình.

Lời thoại sống cùng nhân vật trong kịch bản hài

Lời thoại trong kịch bản hài là nhựa sống cho cả kịch bản. Các tình huống gây cười trong kịch bản hài được bộc lộ qua các lời thoại. Nếu xây dựng lời thoại hấp dẫn, chúng dễ trở thành câu nói của cửa miệng của giới trẻ. Mức độ lan truyền của bộ phim hài cũng tăng lên rõ rệt.

Điểm danh những lời thoại làm mưa làm gió trong thời gian qua:

– Nhan sắc có hạn mà thủ đoạn vô biên – Nhân vật Linh phù thủy trong series phim 5S Online

– Béo không phải là một cái tội mà là sự vượt trội về thể xác Nhân vật NaNa công chúa trong 5S Online.

– Gấu chưa có mà gió đã về. Quả này quá khó – Câu nói sốt nhất của nhân vật Quyết đại ca khi mùa đông về.

Lời thoại trong các kịch bản hài được lan truyền rộng rãi là thành công lớn của người viết kịch bản hài. Thành công đó cần sự nỗ lực rất lớn của nhà biên kịch.

Mẫu Kịch Bản Phim Hài Tết 2022 Cho Các Marketer Tập Viết

Tết Toang lúc trước có tên “VỢ VÀ TẾT” từ ý tưởng đến kịch bản là của tôi, viết cho công ty nam Minh Media của chị hường đinh sản xuất. Trong quá trình viết, có sự góp ý của anh Mai Long.

Đây là link driver kịch bản gốc, vẫn còn ngày tháng, file bắt đầu tạo ngày 6/11/2019: https: https://docs.google.com/…/1yKtWvBJFd_1d389eGqFIRpWxn_V…/edit

Sau đó, chị out tôi ra khỏi nhóm zalo của ekip làm film, tôi nghĩ đơn giản, không ưng thì thôi, không sao. Đến khi họp báo ra mắt film, chị không mời tôi, có thể chị không thích tôi, Ok, đó là quyền của chị. Nhưng chị cũng ko hề giới thiệu tác giả kịch bản trong họp báo. Thời điểm trước chiếu film vài ngày, ở bản final, chị đã được nhắc nhở còn thiếu tên biên kịch. Nhưng đến nay, phim chính thức trình chiếu, tên biên kịch vẫn bị cắt khỏi ekip sản xuất film. Tên tôi hay Mai Long vẫn không xuất hiện. Vậy là chị QUÊN hay lỗi tại người oánh máy?hihi

Tôi đầy đủ bằng chứng chứng minh kịch bản này là của mình, từ bản online đến bản off còn lưu ở máy tính cá nhân.

Nếu không có chuyện này, tôi sẽ im lặng bởi thật thà mà nói là phim như coca thì biên kịch sung sướng gì mà khoe? Nhưng đến ngô với khoai người ta còn phân biệt rành rõ thì chuyện người sản xuất ghét tôi hay phim không ra gì và việc xoá tên tác giả kịch bản ra khỏi ekip sản xuất không có họ hàng gì với nhau.

Chị đã trả tiền kịch bản cho tôi. Nhưng bỏ tiền ra mua kịch bản nghĩa là thích để tên tác giả thì để, không thì thôi? Luật rừng ư?

Nhiều anh chị khi biết chuyện bảo tôi sao khi làm việc không có hợp đồng, rồi tác quyền các thứ. Về vấn đề này thì tôi thừa nhận có chủ quan, dốt thật, chỉ làm việc bằng mồm thôi. Nhưng người trực tiếp làm việc cùng tôi ngay từ đầu là các anh Mai Long (biên kịch), hay Huy nguyen(tổ chức sản xuất), hoặc thời điểm chị hường yêu cầu sửa tôi có làm việc cùng anh Phan Duy Linh(đạo diễn) và Bùi Xuân Nghĩa có thể cùng tôi chứng minh điều này. Ai cần xác thực quá trình làm việc thế nào xin mời phỏng vấn trực tiếp từng người một trong ekip.

Chuyện không lớn, chỉ là thấy chị làm thế tôi không vui lắm nên viết ra.

Làm nghệ thuật , ngu dốt mà chịu khó học hỏi còn chấp nhận được chứ mất dạy, lưu manh thì đáng khinh lắm.

Anh chị nào làm chuyên môn đã dành thời gian xem film Toang mới chiếu và nếu đọc kịch bản gốc Vợ và Tết trên link kia chắc cũng sẽ có đối chiếu, đánh giá riêng của mình. Tôi vẫn sẽ viết, tôi dốt nát nhưng cầu thị học hỏi và tuyệt đối không có máu lưu manh.

Dù chỉ viết dạo, chưa có định hướng làm nghề biên kịch nhưng thấy không ít cây bút trẻ trong mảng này khi làm việc với nhiều bên hay gặp những trò mất dạy nên tôi thấy việc lên tiếng thế này là cần thiết. Tác giả phải nhận được sự tôn trọng đối với chất xám, sự sáng tạo của mình. Với người viết, Dù thế nào, những thứ đã là của mình phải biết trân trọng và bảo vệ nó.

Hy vọng môi trường làm việc này sẽ lành mạnh dần lên, các bạn đừng bi quan.

Mình đàng hoàng thì dưới gầm trời này có gì phải xoắn ?

Tôi nói chị hường Hường Đinh nếu không có lời giải thích công khai, xin lỗi đàng hoàng tới tôi, tôi đủ bằng chứng, nhân chứng để kiện chị đang vi phạm tác quyền.

Ảnh 1: Lịch sử kịch bản được tạo từ 6/11. Ảnh2: mail kịch bản lần đầu gửi chị hường 17/11 Ảnh 3: mail kịch bản lần 2 sửa gửi ngày 12/12. Ảnh 4: Toang của chị hường.

Nam minh Media – TOANG TRỘM ?Tết Toang lúc trước có tên “VỢ VÀ TẾT” từ ý tưởng đến kịch bản là của tôi, viết cho công…

Posted by Lê Hồng Phúc on Sunday, 5 January 2020

Kịch Bản Phim Ngắn Về Tình Yêu Hài Hước: “Tình Yêu Bất Ngờ”

Lời nói đầu: Tình yêu bất ngờ thường xuất hiện vào những lúc bạn không ngờ tới. Đặc biệt hơn khi với cả đối tượng bạn nghĩ sẽ không bao giờ yêu được. Đó chính là sự thú vị chỉ có ở tình yêu! 1.NỘI. QUÁN CÀ PHÊ-NGÀY

Chiếc lồng chim treo vắt vẻo trên cành cây.

Tuấn đứng bên cạnh, ngắm nhìn con chim nhỏ với vẻ thích thú.

HÀ đeo ba lô đi vào. Cô cũng dừng lại, nhìn chú chim nhỏ.

Hà và Tuấn cùng nhìn nhau.

2.NỘI. QUÁN CÀ PHÊ. PHÒNG LẠNH. NGÀY

Hà tóc tai bờm xờm, ngồi một mình bên tách cà phê, trước mặt là chiếc laptop để mở. Cô gõ liên tục vào máy tính, thi thoảng dừng lại suy nghĩ, gãi đầu vẻ căng thẳng và lại cúi xuống viết tiếp.

CLOSE UP: PHIM ĐIỆN ẢNH – NỮ SÁT THỦ

Cách đó vài bàn, Tuấn ăn mặc sang trọng đang ngồi nhâm nhi tách cà phê, vẻ mặt suy tư.

Chuông điện thoại trong túi áo Hà đổ dồn, cô bắc máy.

Dạ. Em nghe.

(ngừng một chút)

Sao anh?

(ngừng một chút) Con Ngà phải chết hả anh?

(ngừng một chút)

Đâm chết hay nhận nước chết đây anh?

Tuấn ngẩng lên nhìn Hà, vẻ mặt cảnh giác và lo lắng.

Hà cất điện thoại, tiếp tục cúi xuống máy tính, gõ liên tục. Hà dừng gõ máy tính, nhìn chăm chú lên màn hình.

HÀ (lẩm bẩm)

Mày là thằng khốn. Tao giết mày…

Hà gật đầu, búng ngón tay ra vẻ hài lòng.

Hà tắt và cất máy tính vào ba lô. Cô đi nhanh ra cửa.

Tuấn nhìn theo, vẻ tò mò lẫn ngạc nhiên.

CÔ NHÂN VIÊN lại rót nước trà thêm vào li của Tuấn. Tuấn chỉ tay về phía Hà, lúc này đang bước nhanh ra cửa, anh nói nhỏ điều gì đó với cô nhân viên. Cô nhân viên tròn mắt, vẻ mặt sợ sệt.

3.NGOẠI. TRƯỚC CỔNG QUÁN CÀ PHÊ. NGÀY

Hà dắt chiếc xe xuống lề đường. Cô lấy khẩu trang lớn trùm kín mặt và đầu, đeo thêm cái kính đen vào nhưng lại quên đội nón bảo hiểm.

Tuấn đi ra, nhìn thấy cảnh Hà quên đội nón bảo hiểm, lắc đầu mỉm cười.

Khi thấy Hà đề xe, Tuấn vội gọi lớn. Hà tắt máy xe, quay ra sau nhìn xem ai gọi mình.

Tuấn đưa tay chỉ lên đầu mình, ra dấu nhắc Hà quên đội nón bảo hiểm.

Hà gãi đầu, vẻ mắc cỡ, vội lấy nón bảo hiểm đội vào và phóng xe thật nhanh.

4.NỘI/NGOẠI. QUÁN CÀ PHÊ. NHÀ VỆ SINH. NGÀY

Hà đi vào hướng nhà vệ sinh, gương mặt vẻ mệt mỏi, mắt nhắm mắt mở. Thi thoảng, Hà vỗ nhè nhẹ tay vào trán, như để xoa dịu cơn nhức đầu.

Hà mở cửa, đi nhanh vào bên trong nhà vệ sinh. Cô giật mình, há hốc miệng khi thấy Tuấn đang cởi áo. Tuấn quay lại nhìn thấy Hà, vội kéo áo lại, vẻ mặt sửng sốt.

Hà nguýt Tuấn, ánh mắt giận dữ và khinh bỉ.

(hét lớn)

Đồ biến thái.

Hà đi như chạy ra khỏi nhà vệ sinh.

Tuấn nhìn theo lắc đầu, thở dài.

Khi đi nhanh khỏi cửa nhà vệ sinh, Hà suýt tông sầm vào một

NGƯỜI ĐÀN ÔNG.

Hà dừng lại, ngẩng lên nhìn vào tấm bảng trước cửa nhà vệ sinh.

CLOSE UP: WC-NAM

Hà đưa hai tay ôm mặt, vẻ mắc cỡ vì nhận ra sự nhầm lẫn.

Tuấn đẩy cửa nhà vệ sinh đi ra. Vừa thấy Tuấn, Hà vội bỏ chạy.

5.NỘI/NGOẠI. QUÁN CÀ PHÊ. PHÒNG LẠNH. NGÀY

Hà đeo ba lô đi nhanh vào phòng.

Hà bước lại cái bàn cũ. Cô thấy trên bàn, đặt một tám bảng nhỏ.

CLOSE UP: BÀN ĐẶT

Hà quẩy ba lô sang bàn khác nhưng vẫn là tấm bảng y như vậy. Hà nhìn quanh căn phòng, tất cả các bàn đều để tấm bảng này.

Cô nhân viên đi vào, nhìn Hà vẻ thương hại. Cô nhân viên nói điều gì đó với Hà. Cả Hà và cô nhân viên cùng nhìn ra ngoài tấm cửa kính. Tuấn đứng đó.

Hà như hiểu ý, vẻ mặt thoáng giận dữ. Hà quẩy ba lô đi nhanh ra cửa.

NGOÀI CỬA KÍNH

Tuấn nhìn theo Hà, ánh mắt anh có vẻ hối hận.

Cô nhân viên đi lại phía Tuấn.

CÔ NHÂN VIÊN

Cô ấy không giống người không bình thường?

TUẤN

Tại cô không thấy thôi. Dù sao phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cứ làm theo ý tôi đi.

Cô nhân viên cúi chào Tuấn.

Tuấn đứng lặng im, vẻ nghĩ ngợi.

6.NGOẠI. CÔNG VIÊN. NGÀY

Một góc công viên, treo chi chít những chiếc lồng chim. Xung quanh khá đông người tụ tập, bàn tán xoay quanh những chiếc lồng chim.

Tuấn say mê ngắm lồng chim của mình, thi thoảng anh huýt sáo chọc ghẹo chú chim.

CÁCH ĐÓ MỘT QUÃNG

Hà đưa máy ảnh lên, ngắm chụp những chiếc lồng chim. Cô xem lại một số tấm hình mình mới chụp, mỉm cười hạnh phúc. Hà tiếp tục cầm máy, ngắm chụp. Nhưng bất ngờ Hà khựng lại. Phía trước mặt cô là Tuấn.

Tuấn vẫn say sưa bên chiếc lồng chim, không hay biết Hà đi tới.

Hà bất ngờ mở cửa lồng chim.

Tuấn nhanh tay đóng lại nhưng Hà nhanh tay hơn, đẩy tay Tuấn sang một bên.

Mây của trời hãy để gió cuốn đi.

Nào…bay đi…bay cao, bay xa đi.

Hình ảnh con chim nhỏ sải cánh bay trên bầu trời.

Chiếc lồng chim trống không.

Tuấn nhìn Hà vẻ tức giận.

TUẤN

Cô bị khùng hả?

(mỉm cười, kênh mặt)

Anh sẽ không giận một người không bình thường chứ?

Tuấn tức tối bỏ đi.

Hà nhìn theo, mỉm cười đắc ý

7.NỘI.QUÁN CÀ PHÊ-NGÀY

Tuấn ngồi một mình trong góc quán, vẻ mặt suy tư.

Tuấn nhìn sang chiếc bàn mà Hà vẫn thường ngồi.

TƯỞNG TƯỢNG

Hà đầu tóc rối bù đang gõ lách tách trên bàn phím.

HẾT TƯỞNG TƯỢNG

Tuấn chớp mắt, thấy cái bàn trống không. Tuấn nhìn trên bàn, có một tờ tạp chí. Trên trang tạp chí là hình ảnh Hà với mái tóc bù xù cùng nụ cười thơ ngây hiện lên.Trên trang báo, chạy lên dòng chữ.

CLOSE UP: Biên kịch trẻ Ngọc Hà: Tôi chọn nghề cô đơn.

NGOÀI CỬA KÍNH

Cô nhân viên nhìn Tuấn, khẽ gật đầu, mỉm cười.

Hà đang bấm máy chụp hình, bất chợt cô dừng lại. Như linh cảm có người đang nhìn mình, Hà ngước lên.

CÁCH ĐÓ MỘT QUÃNG

Tuấn đang bấm máy chụp hình.

Hình ảnh Hà được Tuấn chụp ở mọi góc ngang. Hà khom người bấm máy chụp hình, Hà mắt nhắm mắt mở bấm máy, Hà xem hình…

Tuấn và Hà cùng nhìn nhau, ánh mắt tha thiết.

9.NỘI. QUÁN CÀ PHÊ. PHÒNG LẠNH. NGÀY

Hà ngồi lại chiếc bàn cũ, mái tóc gọn gàng đang chăm chú gõ máy tính.

NGOÀI CỬA KÍNH

Cô nhân viên bưng li nước vào.

Tuấn ngoắt cô dừng lại, anh đón lấy li nước trên tay cô nhân viên và vẫy tay, ra dấu cho cô đi ra ngoài.

Tuấn bưng li nước chầm chậm tiến đến chỗ Hà.

Anh đặt li nước lên bàn. Tuấn nói gì đó. Hà ngẩng lên, tròn mắt ngạc nhiên khi thấy Tuấn.

Tuấn ngồi xuống đối diện Hà.

Nguyễn Nga

Cả hai cùng nhìn nhau, mỉm cười, ánh mắt trìu mến.