Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Mẫu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Theo Mẫu

Hồ sơ xin việc thường được làm theo mẫu quy định chung hoặc mẫu riêng của từng đơn vị tuyển dụng nhưng thông thường một bộ hồ sơ đầy đủ gồm có:

* Sơ yếu lý lịch có ảnh và xác nhận của địa phương

* Bản sao (photocopy có công chứng) các văn bằng, chứng chỉ (bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ Tiếng Anh)

* Thư giới thiệu đảm bảo của lãnh đạo đơn vị bạn đã làm trước đó (nếu có)

Tất cả các giấy tờ trên để trong một túi đựng hồ sơ, bên ngoài túi có ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ liên hệ và liệt kê các loại giấy tờ bên trong.

Thông tin cá nhân: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dán ảnh (cỡ 3×4) của bạn vào góc trái phía trên tờ đơn xin việc.

Mở đầu: Nêu lý do vì sao bạn biết để xin vào làm việc ở đơn vị này trong 2, 3 câu.

Nội dung chính: Giới thiệu về những khả năng bạn có thể làm việc tốt cho đơn vị tuyển dụng, đặc biệt nêu rõ những công việc cụ thể bạn có thể đảm nhiệm. Nếu bạn đã từng làm ở nơi khác, hãy trình bày kinh nghiệm làm việc của bạn.

Thông tin bổ sung: Nêu lý do vì sao bạn mong muốn làm việc ở đơn vị tuyển dụng, điều đó chứng tỏ bạn đã nghiên cứu về họ.

Kết luận: Hãy cam kết về sự phục vụ của bạn, ký và ghi rõ họ tên.

Sơ yếu lý lịch có ảnh và xác nhận của địa phương

Viết đầy đủ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ; số điện thoại.

Tình trạng hôn nhân (đã lập gia đình hay độc thân, có mấy con)

Phần đào tạo ghi rõ các văn bằng chứng chỉ, chuyên ngành được đào tạo, thời gian và nơi đào tạo.

Nêu rõ trình độ ứng dụng tin học, ngoại ngữ (nếu có)

Phần kinh nghiệm chuyên môn: Trình bày những kinh nghiệm nổi bật và những điểm mạnh mà người tuyển dụng quan tâm. Nếu bạn đã làm ở những đơn vị khác, hãy nêu rõ những công việc, kết quả,thời gian bạn đã làm và tên đơn vị đó.

Phần quan hệ gia đình: Ghi tên tuổi cha mẹ, anh chị em ruột và nghề nghiệp của họ. Nếu bạn ghi cụ thể nhà tuyển dụng sẽ hiểu hình dung được phần nào con người bạn.

Cuối cùng là sự cam kết của bạn về những gì bạn đã khai. Lý lịch cần có xác nhận của cơ quan công an phường, xã nơi bạn sinh sống.

Bản sao (photocopy có công chứng) các văn bằng, chứng chỉ (bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ Tiếng Anh)

Photo mỗi loại chứng chỉ thành nhiều bản có công chứng để sẵn sàng khi cần nộp hồ sơ cho nhiều nơi khác nhau.

Không nộp bản chính vì nhiều nhà tuyển dụng không trả lại hồ sơ khi bạn không được tuyển dụng.

Chỉ nên nộp những văn bằng theo yêu cầu hoặc mang đến điểm cộng cho bạn khi xét tuyển.

Thư giới thiệu đảm bảo của lãnh đạo đơn vị bạn đã làm trước đó (nếu có)

Thư giới thiệu thường không bắt buộc trong cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu nhưng lại là điểm cộng khá lớn. Nếu là thư giới thiệu, bạn nên đưa cho nhà tuyển dụng trước khi nộp hồ sơ. Nếu là thư xác nhận năng lực làm việc, bạn nên để trong túi hồ sơ.

Nhiều nhà tuyển dụng đôi khi ghi rõ yêu cầu với các ứng viên cần có hộ khẩu tại tỉnh hay thành phố nhất định. Nếu bạn có hộ khẩu nơi nhà tuyển dụng mong muốn thì đó là ưu thế của bạn. Bản sao hộ khẩu cần rõ ràng, sạch sẽ và được công chứng.

Bạn cần xin giấy chứng nhận sức khỏe của đơn vị y tế có thẩm quyền theo mẫu có sẵn. Giấy khám sức khỏe sẽ có lợi nếu bạn có thể chất khỏe mạnh.

HUỆ DƯƠNG (TỔNG HỢP)

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Trái Ngành

Khi xin việc trái ngành, viễn cảnh tệ nhất là bạn có thể bị loại ngay từ vòng xét tuyển ban đầu; bởi vì phần Học vấn trong hồ sơ xin việc đã để lộ bất lợi lớn nhất của bạn: Không được đào tạo đúng chuyên ngành.

Thế nhưng dù khó khăn thế nào, cũng đừng từ bỏ quyết tâm của mình. Hãy áp dụng những mẹo sau đây để giúp CV của bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng:

Làm nổi bật vốn kinh nghiệm

Một trong những thử thách lớn nhất là thể hiện rằng bạn là ứng viên đầy tiềm năng cho công việc mới; đặc biệt là khi phải dựa trên lịch sử công việc và quá trình đào tạo. Bạn cần lưu ý những mẹo sau đây để ghi điểm với nhà tuyển dụng qua CV của mình:

Chọn lọc các kinh nghiệm phù hợp: Bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc và chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp với công việc mới.

Đừng ngại kể tên những công việc từ thời sinh viên như việc làm bán thời gian; thực tập sinh; cộng tác viên; v..v… Bạn nên tận dụng vốn kinh nghiệm thích hợp!

Hãy sử dụng thuật ngữ đúng với chuyên ngành bạn đang ứng tuyển: Khi mô tả kinh nghiệm của mình; cần diễn đạt ngắn gọn và ưu tiên sử dụng các thuật ngữ thuộc chuyên ngành bạn đang ứng tuyển.

Chuẩn bị sẵn lý do thay đổi định hướng công việc: Chuyển hướng nghề nghiệp là một quyết định dũng cảm. Đừng ngại chia sẻ lý do bạn quyết định thay đổi định hướng công việc với nhà tuyển dụng.

Luôn thành thật với nhà tuyển dụng

Đôi khi bạn sẽ thấy khó khăn khi có quá ít kinh nghiệm phù hợp với công việc trái ngành. Thành thật trong CV không đồng nghĩa với việc khiến bạn gặp bất lợi! Tính trung thực là một giá trị được nhà tuyển dụng tôn trọng.

Bạn vẫn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách thay đổi cấu trúc nội dung của Hồ sơ xin việc thông thường: Ưu tiên liệt kê kinh nghiệm; kỹ năng trước; rồi mới đến phần lịch sử công việc.

Chuẩn bị cho những khoảng nghỉ

Nếu bạn có khoảng thời gian nghỉ giữa các việc làm, hãy chuẩn bị câu trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi bạn nguyên nhân của những khoảng nghỉ đó.

Có thể là bạn muốn học một kỹ năng mới; dành thời gian khám phá đam mê nghề nghiệp; trải nghiệm công việc thực tế; v..v…

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Vào Công Ty

Bài viết hồ sơ xin việc giáo viên gồm những gì đã giúp bạn biết được bạn cần chuẩn bị những gì trước khi gửi hồ sơ ứng tuyển vào các công ty cổ phần, doanh nghiệp, thì bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách viết hồ sơ xin việc vào công ty.

Bạn biết đấy, trong bộ hồ sơ xin việc làm gồm có Sơ yếu lý lịch, ảnh, Đơn xin việc, CV xin việc, giấy khám sức khỏe, bản chứng minh thư photo, bằng cấp – chứng chỉ … thì giấy tờ giấy khám sức khỏe, bản chứng minh thư photo, bằng cấp – chứng chỉ, bạn chỉ cần đi xin ở bệnh viện và xin dấu công chứng ở ủy ban xã, huyện. Với những giấy tờ còn lại, bạn cần phải điền, viết đầy đủ trong hồ sơ.

Cách viết hồ sơ xin việc vào công ty 1. Sơ yếu lý lịch

Cách viết sơ yếu lý lịch

Đối với cách viết hồ sơ xin việc làm thì tờ sơ yếu lý lịch luôn được đính kèm trong hồ sơ xin việc nhưng bạn có thể tham khảo các mẫu sơ yếu lý lịch ở trên mạng để có thể tạo ra bản sơ yếu lý lịch hay, tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Đối với bản sơ yếu lý lịch thì bạn chỉ cần điền thông tin đầy đủ và chính xác và xin dấu của địa phương: thông tin cá nhân (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, nguyên quán, trình độ học tập), thông tin bố mẹ, quá trình làm việc, thông tin anh/chị em ruột, thông tin con cái, thông tin vợ/chồng.

Lưu ý: Trong tờ sơ yếu lý lịch, ở ngay trên đầu sẽ là khung ảnh 4×6, bạn nhớ chụp ảnh 4×6 và gắn vào đó. Như thế, tờ sơ yếu lý lịch của bạn mới đầy đủ được.

2. Đơn xin việc

Viết hồ sơ xin việc, cách viết đơn xin việc theo mẫu hồ sơ, cách điền đơn xin việc trong bộ hồ sơ

Cách viết hồ sơ xin việc bằng tay, hồ sơ xin việc online thì trong tờ Đơn xin việc đính kèm hoặc bạn tải từ trên mạng xuống thì bạn cần giới thiệu được thông tin cá nhân của bạn như họ tên, ngày sinh …, lý do biết tới công ty mà bạn ứng tuyển, nêu rõ các thông tin trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cũng như sự đóng góp của bạn đối với công ty khi bạn vào làm việc …

3. CV xin việc làm

Hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc vào công ty, cách viết mẫu hồ sơ xin việc

Đối với CV xin việc làm, bạn có thể tự tạo CV xin việc hoặc tải từ trên mạng xuống cho mình để viết. Tùy vào từng vị trí, ngành nghề mà bạn ứng tuyển thì bạn sẽ có cách viết và trình bày CV khác nhau nhưng trong CV xin việc phải đầy đủ các thông tin:

– Thông tin bản thân– Mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn– Trình độ học vấn– Kinh nghiệm làm việc– Sở thích– Kỹ năng– Điểm mạnh, điểm yếu

Với CV xin việc làm, bạn cần viết những thứ mà nhà tuyển dụng đang cần thay vì bạn viết những gì bạn có, đây chính là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá cao về bản thân và khả năng làm việc của bạn

Lưu ý: Bạn nhớ chèn ảnh vào cv xin việc, đơn xin việc trong Word khi bạn làm hồ sơ xin việc online để đảm bảo hồ sơ xin việc của bạn đã hoàn chỉnh.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-viet-ho-so-xin-viec-vao-cong-ty-31901n.aspx Như vậy, với chia sẻ cách viết hồ sơ xin việc vào công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp trên, hi vọng, bạn sẽ biết cách viết đầy đủ thông tin cũng như chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi gửi hồ sơ ứng tuyển.

Bộ Hồ Sơ Xin Việc Cần Những Gì? Mẫu Hồ Sơ Xin Việc Mới 2022

Hồ sơ xin việc (Tên thông dụng là , curriculum vitae) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản nhân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm.

Trong đó, tờ lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động.

Lý do hồ sơ xin việc quan trọng

Khi bạn thấy mình đủ những yếu tố phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu của vị trí sắp ứng tuyển. Nhưng do bộ hồ sơ của bạn chuẩn bị hết sức sơ sài và thiếu chuyên nghiệp, thì rất dễ bộ hồ sơ xin việc của bạn sẽ bị lãng quên và nằm trong sọt rác.

Vì vậy chuẩn bị cho bản thân một bộ hồ sơ xin việc thật sự hoàn chỉnh sẽ giúp bạn tạo sự chú ý của Nhà tuyển dụng đến bộ hồ sơ của bạn. Từ đó bạn mới có được cơ hội được gọi đi phỏng vấn ngay.

II. Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì?

Tùy vào vị trí ứng tuyển và yêu cầu của công ty khác nhau thì bạn có thể giảm đi một số loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc. Nhưng một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ theo tiêu chuẩn 2019 gồm các loại giấy tờ sau.

Đơn xin việc có sẵn trong túi hồ sơ. Nhưng JobNow khuyên các bạn nên tự viết. Vì đơn xin viêc sẽ được nhà tuyển dụng đọc đầu tiên. Và đơn xin việc là loại giấy tờ động duy nhất trong túi hồ sơ. Vì vậy, chuẩn bị cho mình một lá đơn xin việc ấn tượng sẽ giúp bạn nhận được sự chú ý.

Nếu như đơn xin việc nêu ra những thành tích và kỹ năng nổi bật của bạn thì CV sẽ là một bản liệt kê chi tiết những thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc bạn đã đạt được. CV cần những cụm từ ngắn gọn và con số rõ ràng để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định bạn có là ứng viên tiềm năng hay không.

Do đó, CV và đơn xin việc quyết định nhà tuyển dụng có gọi điện hẹn phỏng vấn hay không.

Thông thường thì sơ yếu lý lịch sẽ đi kèm với hồ sơ tuy nhiên bạn có thể sử dụng các mẫu sơ yêu lý lịch có sẵn trên mạng để thay thế.

Điều quan trọng nhất để bản sơ yếu lý lịch của bạn không bị yêu cầu làm lại là thông tin phải chính xác rõ ràng, không tẩy xóa. Trước khi nộp về công ty phải có chữ ký, dấu đỏ của Ủy ban phường/ xã – nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Giấy khám sức khỏe giúp nhà tuyển dụng có thể xác nhận được bạn có đủ điều kiện sức khỏe đề đáp ứng yêu cầu công việc của công ty hay không.

Bạn mang theo giấy khám sức khỏe (là mẫu giấy khổ A3 gập đôi) có dán ảnh 3×4 tới các bệnh viện, trạm y tế xã phường để khám và xin xác nhận. Nếu đã mất công đi thì bạn nên làm luôn 2-3 bản để gửi tới nhiều công ty.

Trường hợp bạn mới ra trường chưa được nhận bằng gốc bạn có thể nộp bảng điểm hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời .

6. Bản photo chứng minh thư nhân dân

Photo hai mặt chứng minh thư/ thẻ căn cước trên cùng 1 mặt A4 và có công chứng.

Photo tất cả các trang của sổ hộ khẩu, photo đôi trang một và có công chứng.

8. Ảnh hồ sơ xin việc 3×4 hoặc 4×6

Tùy theo yêu cầu của mỗi công ty khác nhau bạn nên chuẩn bị sãn cả 2 loại để chủ động nộp ảnh cho phù hợp với yêu cầu.

III. Tổng kết lại một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ gồm:

IV. Những điều cần lưu ý khi làm 1 bộ hồ sơ xin việc

Việc bạn chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ là điều bắt buộc. Nhưng viết hồ sơ xin việc như thế nào và trình bày ra sao để nó thật hoàn hảo, xin mời đọc các lưu ý sau đây:

Kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp của đơn xin việc, CV.

Chuẩn bị 4-5 bộ hồ sơ gốc.

Nên chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ photo để nộp vào nhiều công ty khác nhau để tăng cơ hội tìm được môi trường làm việc tốt nhất.

Trước khi nộp hồ sơ, hãy photocopy một số nội dung như CV hoặc đơn xin việc để mỗi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn đều có 1 bộ để theo dõi.

Nộp hồ sơ sớm, đúng địa chỉ và theo dõi sát sao mọi thông báo tuyển dụng của công ty xin vào làm.

V. Một số câu hỏi thường gặp về hồ sơ xin việc làm

Chưa kể đến những sinh viên vừa ra trường, thực tế nhiều người đi làm vài năm mà vẫn chuẩn bị thiếu, chuẩn bị sai giấy tờ. Vậy bài viết này JobNow sẽ giải đáp hết những thắc mắc, những hiểu lầm để ứng viên có bộ hồ sơ xin việc đúng quy định.

Hồ sơ xin việc bắt buộc phải có sổ hộ khẩu bản sao, công chứng. Bạn có thể công chứng tại Ủy ban nhân dân xã/ phường hoặc tại các văn phòng công chứng.

Lưu ý: Riêng sơ yếu lý lịch phải công chứng tại Ủy ban nhân dân xã/ phường – nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Trừ đơn xin việc, giấy khám sức khỏe thì mọi giấy tờ khác đều phải công chứng. Đơn xin việc cần có chữ ký của ứng viên, người bảo hộ. Giấy khám sức khỏe phải có chữ ký, dấu chức danh của các bác sĩ, dấu đỏ của bệnh viện.

Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ gồm 8 loại giấy tờ. Yêu cầu của mỗi loại giấy thế nào xin mời các bạn đọc mục II.

Hồ sơ xin việc online thông thường chỉ gồm đơn xin việc, CV, một số sản phẩm của bạn. Bởi vòng đầu tiên, nhà tuyển dụng chỉ có nhu cầu xem xét năng lực, tính cách của ứng viên.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm hãy truy cập ngay trang chủ chúng tôi để cập nhật hàng nghìn công việc mới mỗi ngày.