--- Bài mới hơn ---
Hướng Dẫn Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Theo Mẫu Chuẩn Nhất 2022
Hướng Dẫn Cách Viết Đơn Xin Việc Và Những Lỗi Cv Thường Gặp
Cách Viết Đơn Xin Việc Bằng Tay Hiệu Quả “ăn Chắc” Trúng Tuyển
Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Cơ Bản Đầy Đủ Và Chất Lượng Nhất
Hướng Dẫn Cách Viết Bìa Hồ Sơ Xin Việc Chuẩn Nhất Cho Mọi Đối Tượng Ứng Viên
1. Bạn biết gì về hồ sơ xin việc?
1.1. Định nghĩa: Hồ sơ xin việc là gì?
Hồ sơ xin việc hay còn có tên gọi trong tiếng anh là Résummé, là một tập văn bản tài liệu, giấy tờ tóm tắt về quá trình học tập, đào tạo cũng như các kinh nghiệm làm việc mà ứng viên dùng để xin việc làm.
Hiện nay có khá nhiều loại hình hồ sơ xin việc như hồ sơ xin việc online, hồ sơ xin việc gửi qua mail, tuy nhiên những hình thức này sẽ kéo theo hệ quả nhiều hồ sơ ảo gây mất thời gian của nhà tuyển dụng
Khi bạn thấy mình có đủ những yếu tố phù hợp và đáp ứng yêu cầu của vị trí sắp ứng tuyển thì hãy chuẩn bị ngay một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
1.2. Một bộ Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?
Trước khi tìm hiểu cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên, bạn cần đảm bảo mình có đủ các loại giấy giờ. Tuỳ vào vị trí ứng tuyển và các công ty thì bạn có thể giảm đi một vài giấy tờ không cần thiết trong bộ hồ sơ của mình.
Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ hiện nay sẽ bao gồm:
– Đơn xin việc: Đơn xin việc và thứ có sẵn trong túi hồ sơ bạn mua song chúng tôi khuyên các bạn sinh viên mới ra trường nên tự viết vì đơn xin việc sẽ là thứ nhà tuyển dụng đọc đầu tiên. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một lá đơn xin việc ấn tượng nhất để nhà tuyển dụng cảm nhận sự khác biệt của bạn so với những ứng viên khác.
– CV xin việc: Nếu như đơn xin việc là một bản tóm tắt những thành tích, kỹ năng nổi bật thì CV sẽ là bản liệt kê chi tiết những thành tích và kinh nghiệm làm việc. CV xin việc cần những cụm từ ngắn gọn và con số rõ ràng để nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng của bạn.
– Sơ yếu lý lịch tự thuật: Thông thường một bộ giấy tờ sơ yếu lý lịch sẽ đi kèm với hồ sơ nhưng bạn cũng có thể tự sử dụng các mẫu có sẵn trên mạng. Chắc hẳn các bạn sinh viên đều có suy nghĩ rằng thông tin trong sơ yếu lý lịch chỉ cần chính xác và rõ ràng, không tẩy xoá là được rồi nhưng sự thật điều quan trọng nhất là bạn phải có chữ ký, dấu đỏ của UBND phường/xã hoặc nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Bằng cấp chứng chỉ: Bạn nên nộp bản photo có công chứng bằng Đại học, Cao đẳng hoặc các chứng chỉ khác như Tiếng Anh, tin học nếu có. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì bảng điểm và giấy chứng nhận tạm thời cũng là bắt buộc ở một số công ty.
– Bản photo căn cước công dân và hộ khẩu có công chứng.
– Ảnh hồ sơ xin việc kích cỡ 3×4 hoặc 4×6.
2. Cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên mới ra trường
Ngoại trừ các loại giấy tờ như giấy khám sức khoẻ, sơ yếu lý lịch bạn có thể tự điền được hay bản photo chứng minh thư, hộ khẩu thì đơn xin việc và CV là 2 thứ bạn cần chú trọng trong cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên mới ra trường.
2.1. Cách viết đơn xin việc ấn tượng
– Trình bày theo cấu trúc đơn giản, trọng tâm: Một lá đơn xin việc chuẩn cần phải đảm bảo cung cấp những nội dung cơ bản về quốc ngữ, tiêu đề, lời chào, thông tin cá nhân, lý do ứng tuyển. Dù là cách viết đơn xin việc cho sinh viên làm thêm hay sinh viên mới ra trường thì bạn cũng nên nên lưu ý rằng chỉ cần viết ngắn gọn, lựa chọn thông tin quan trọng, chưa được trình bày trong CV để đưa vào đơn xin việc. Việc trùng lặp quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nhàm chán. Hãy viết đơn xin việc theo nguyên tắc đơn giản và đúng trọng tâm để tạo lợi thế cho bản thân giữa hàng ngàn ứng viên đang cạnh tranh ngoài kia.
– Định dạng font chữ đơn giản, chuyên nghiệp: Bạn đừng nghĩ rằng việc lạm dụng màu và font chữ cho đơn xin việc sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng. Ngược lại, bạn chỉ nên dùng font chữ cơ bản như Times New Roman, Arial với kích cỡ 12 – 13 và dùng màu đen. Đừng quên căn chỉnh lề trái phải, đặt tab giữa và bôi đen để làm nổi bật những nội dung quan trọng, thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp của bạn.
– Không mắc lỗi chính tả: Tuy rằng chính tả không phải lỗi lớn nhưng chúng sẽ khiến hồ sơ xin việc của bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Sẽ ra sao nếu đơn xin việc chỉ vỏn vẹn trong 1 mặt giấy A4 nhưng lại có đến hàng chục lỗi chính tả xuất hiện liên tục? Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không chuẩn bị kỹ hồ sơ và không coi trọng công việc này. Và dĩ nhiên, bạn sẽ bị out dù cho có kinh nghiệm nhiều đến mấy.
– Gỉai thích những khoảng trống trong CV: Thường những ứng viên mà đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường sẽ bỏ qua điều này. Bạn hãy dành một đoạn văn ngắn trong đơn xin việc để giải thích lý do tại sao 2 lần tìm việc của bạn lại cách nhau quá xa hoặc tại sao bạn ra trường 3 tháng rồi nhưng bây giờ mới đi tìm việc làm. Hãy cho họ thấy bạn là một ứng viên có trách nhiệm và cầu tiến, ham học hỏi. Các khoảng trống đó có thể là thời gian cho hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, kế hoạch du học, tham gia khoá học nâng cao,.. Nếu có những lời giải thích ấy thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không còn lăn tăn về những mốc thời gian bị khuyết khó hiểu trong CV xin việc.
– Không gửi một mẫu đơn cho nhiều nhà tuyển dụng: Sau khi hoàn thành lá thư xin việc ưng ý, bạn đừng vội vàng gửi đi cùng một lúc cho nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Mỗi công ty sẽ có một yêu cầu riêng cho từng vị trí. Bạn cần đọc kỹ yêu cầu ấy và nhấn mạnh kỹ năng, kinh nghiệm bạn có để có thể đảm đương nhiệm vụ của vị trí ấy. Gửi một mẫu đơn nhiều nơi không chỉ khiến bạn bị loại từ vòng gửi xe mà còn ghi tên vào “danh sách đen” của các nhà tuyển dụng. Sẽ thật tồi tệ khi bạn lỡ nhầm tên công ty, người tuyển dụng công ty này với công ty kia, phòng nhân sự này với phòng nhân sự kia. Bạn nên nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ đánh giá cao những người đầu tư thời gian và tâm huyết thật sự trong công việc mà thôi.
– Đừng quên lời cảm ơn: Lời cảm ơn sẽ là cơ hội cho các ứng viên tiềm năng thể hiện sự khác biệt của mình với đám đông. Một lá thư xin việc chuyên nghiệp thường sẽ kết thúc bằng lời cảm ơn và mong muốn làm việc cho công ty. Điều này sẽ mở ra cơ hội bước vào vòng phỏng vấn cho bạn.
2.2. Chiến lược viết CV hoàn hảo
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên thì không thể không nhắc đến những “chiến lược” tuyệt vời khi trình bày CV.
CV xin việc là một bản trình bày tóm tắt những thông tin cơ bản của bản thân, quá trình học tập, làm việc và những kỹ năng, kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, bạn phải đưa ra mục tiêu, quan điểm sống và làm việc của bản thân để nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn.
CV xin việc giờ đây đang có khá nhiều loại. Bạn có thể lựa chọn CV xin việc được sắp xếp theo trình tự thời gian, CV kiểu hình tượng, CV cơ bản,.. Dù những loại hình này có nhiều tên gọi song phần lớn nội dung, thông tin về ứng viên trong đó đều tương đồng nhau. Bạn cũng có thể tham khảo những mẫu CV Online trên các trang web tuyển dụng rồi tải chúng về và điền thông tin
Mới ra trường thì bạn nên chuẩn bị một mẫu CV đảm bảo các yêu cầu nội dung sau
– Thông tin cá nhân: Phần lớn các sinh viên mới tốt nghiệp đều mắc sai lầm là đưa quá nhiều thông tin thừa trong CV trong khi đó họ chỉ cần đưa tên, email, số điện thoại là đủ rồi. Quan trọng nhất là bạn phải điền đúng phần email, số điện thoại, nếu không cẩn thận bị sai thông tin thì nhà tuyển dụng sẽ không thể liên lạc với bạn được.
– Mục tiêu nghề nghiệp: Thường sinh viên mới ra trường sẽ viết mục tiêu nghề nghiệp một cách sáo rỗng như: “Mong muốn làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp, năng động phù hợp với bản thân”..v..v.. Nếu bạn có thể cụ thể hơn những mong muốn, sự cầu tiến, nguyện vọng của bản thân thì càng tốt nhưng đừng viết mục tiêu quá cao xa, phải dựa vào năng lực thực tế và điều kiện tuyển dụng của công ty để đưa ra được những mục tiêu nghề nghiệp phù hợp cho vị trí của bạn. Bạn trình bày phần này tốt thì nhà tuyển dụng sẽ thấy được mục đích, tầm nhìn xa để đánh giá bạn có phải một ứng viên tiềm năng cho công ty hay không. Đây cũng là một mục mà các doanh nghiệp chú ý trong CV của sinh viên mới ra trường.
Một số lưu ý khi trong cách viết CV xin việc cho sinh viên làm thêm hoặc mới ra trường
Độ dài lý tưởng của một CV xin việc là 1 trang A4 nên hãy hạn chế hết mức có thể việc viết sang trang thứ 2, thứ 3. Bên cạnh đó một CV càng nhiều số liệu và dữ liệu thực tế, càng cụ thể thì càng dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Điều rất rất tối kỵ trong CV xin việc là nói dối. Đừng vì muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà thêm thắt những kinh nghiệm và kỹ năng mình không hề có vào. Trong công việc thì sự trung thực của nhân viên là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Bạn có thể “qua mắt” nhà tuyển dụng trong vòng hồ sơ và vòng phỏng vấn song chắc chắn “cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra” khi bạn bắt tay vào làm việc. Sự thất vọng của nhà tuyển dụng sẽ tăng lên gấp đôi, đồng nghiệp sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt coi thường. Điều ấy có nghĩa là cả 2 bên, cả bạn và cả công ty đang làm mất thời gian của nhau. Thành thật sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có sau này.
Hiện nay, không ít doanh nghiệp yêu cầu bản CV xin việc viết bằng tiếng Anh. Đối với những người có kinh nghiệm thì điều này không phải là khó khăn tuy nhiên đối với những bạn mới ra trường chắc chắn sẽ còn rất nhiều bỡ ngỡ lúng túng. Bạn chỉ cần hoàn thiện và điền đúng thông tin cơ bản rồi sau đó nộp cho nhà tuyển dụng là được rồi.
--- Bài cũ hơn ---
Mẫu Đơn Xin Việc Đơn Giản Và Cách Viết Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Ra Trường
Cách Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Trong Cv Xin Việc Thu Hút
Cách Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Hay Và Thuyết Phục Cho Năm 2022!
Cách Viết Đơn Xin Học Hè Chuẩn Nhất Năm 2022
Mẫu Đơn Xác Nhận Hoàn Cảnh Khó Khăn 2022 Dành Cho Hộ Nghèo