Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Viết Email Deal Lương Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

5 Cách Deal Lương Với Nhà Tuyển Dụng Hiệu Quả

Tất nhiên, lương sẽ được ưu tiên hàng đầu khi bạn quyết định gia nhập một tổ chức nào đó. Không có ai muốn cam chịu một mức lương thấp cả. Đó là lý do tại sao bạn phải nâng cao kỹ năng, nghiên cứu vị trí ứng tuyển để có một mức lương cao hơn mức lương hiện tại. Nhưng sẽ thật khó khăn khi nhà tuyển dụng không nhượng bộ trong quá trình thương lượng lương. Vậy phải làm sao? Cách thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng tốt nhất chính là xem xét và linh hoạt đàm phán thêm các lợi ích khác cho mình. Cụ thể:

1. Thay đổi chức danh công việc

Jason Carney, Giám đốc Nhân sự tại WorkSmart Systems Inc ở Indianapolis cho biết, việc thay đổi chức danh công việc rất hữu ích cho việc củng cố hồ sơ xin việc của bạn. Thực tế, “nhân viên tiếp tân” nghe có vẻ không đẹp lắm nhưng “trợ lý điều hành công ty” lại rất hào nhoáng, bạn có nghĩ như vậy không? Vì vậy, hãy đưa ra vài gợi ý về chức danh công việc để sẵn sàng đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

2. Các khoản phụ cấp

Phụ cấp ăn ở, đi lại, đồng phục và các khoản trợ cấp khác sẽ giúp bạn giảm chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Cách khoản phụ cấp

3. Thêm thời gian nghỉ

Mike Zaremski, chủ tịch và giám đốc điều hành của PM Human Capital Solutions tại thành phố New York cho biết, một trong những cách deal lương với nhà tuyển dụng phổ biến nhất chính là đàm phán để có nhiều thời gian nghỉ hơn. Trong một cuộc thăm dò của Monster năm 2018, 53% số người được hỏi sẽ không cố gắng đàm phán những ngày nghỉ trong công việc hiện tại của họ. 19% những người cố gắng thỏa thuận về thời gian nghỉ đã thành công vì nhà tuyển dụng cho rằng, điều chỉnh mức lương cho từng nhân viên sẽ dễ hơn cho cả tập thể.

4. Thời gian làm việc linh hoạt

Thương lượng để được làm việc tại nhà hoặc linh hoạt thời gian làm việc thì sao nhỉ? Zaremski cho biết, ông đã từng tiếp xúc với một nhà tuyển dụng và họ đang tìm cách để trả lương thấp hơn 15% so với thị trường. Điều này tưởng chừng như rất khó khăn nhưng họ đã quyết định cho nhân viên làm việc từ xa và chỉ quản lý bằng hiệu quả. Bằng cách này, dù trả mức lương dưới trung bình nhưng nó lại thu hút rất nhiều ứng viên nộp hồ sơ. Vì vậy, nếu bạn có thể cam kết về hiệu quả công việc thì hãy sử dụng cách deal lương này với nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có thể làm thêm một công việc nữa để tăng thu nhập nếu như đủ khả năng.

Thời gian làm việc linh hoạt

5. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

Yêu cầu nhà tuyển dụng đầu tư vào các chương trình đào tạo chuyên môn cũng là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị mà họ mang lại cho bạn. Bạn có thể đàm phán để nhà tuyển dụng chi trả cho các buổi hội thảo, các khóa đào tạo chuyên môn hoặc các lớp học trực tuyến để nâng cao năng lực cho bản thân. Đây cũng là cách deal lương với nhà tuyển dụng thông minh và khôn khéo, vì nhà quản lý nào cũng muốn sở hữu đội ngũ nhân viên thạo việc và vững chuyên môn.

Học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn

Một vài lời khuyên khi đàm phán lương

Trước khi thỏa thuận lương, hãy xem xét nhu cầu của bạn và những điều bạn cần trước. Sau đó tìm ra cách để cân bằng những điều đó. Cách deal lương với nhà tuyển dụng giúp bạn vững vàng hơn khi nhà tuyển dụng đề nghị một mức lương không đáp ứng yêu cầu của bạn.

Bạn nên đàm phán lương sau khi nhà tuyển dụng đưa ra một lời mời nhận việc nào đó. Vì theo Merrill, đàm phán tại thời điểm nhà tuyển dụng xác nhận bạn là người mà họ đang tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn cả.

About the Author: Clara

Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng

Là một chuyên viên tư vấn tuyển dụng, tôi luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất. Tôi tin rằng, những bài viết về bí quyết tìm việc, bộ câu hỏi phỏng vấn, cách phát triển kỹ năng…sẽ giúp ứng viên nhanh chóng tìm được công việc phù hợp, giúp cho nhà tuyển dụng tìm được nhân tài.

Deal Lương Bằng Tiếng Anh Thắng Chắc Với Những Mẹo Sau

Đàm phán lương bằng tiếng Anh là kỹ năng cơ bản của nhân sự làm việc tại khách sạn, dù là nhân sự lâu năm hay mới vào nghề. Vì tiền lương là vấn đề cần minh bạch nên bạn không nên rụt rè khi đề nghị. Chủ động đàm phán một cách tế nhị, lịch sự chính là cách hay để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng trả mức lương như bạn mong muốn.

Những câu Deal lương bằng tiếng anh thông dụng nhất

Nên: Based on my market research…(Theo tôi tìm hiểu trên thị trường thì…)

Không nên: People I know got paid more than this (Những người tôi biết được trả lương cao hơn mức này)

Nên: I would be more comfortable if…(Tôi sẽ thấy hài lòng hơn nếu…)

Không nên: I cannot work for you with this salary (Tôi sẽ không làm nếu được trả mức lương này)

Nên: If we can agree on that, I’m on board (Nếu chúng ta đồng ý mức này, tôi sẽ nhận việc)

Không nên: If you don’t agree, I will reject this job (Nếu chị không đồng ý thì tôi sẽ từ chối công việc này)

Nên: Do you have any flexibility with that number? (Chúng ta có thể thỏa thuận thêm về mức lương đó không?)

Không nên: I want something higher than your offer (Tôi muốn được trả cao hơn mức chị đưa ra)

Nên: I would like to know with my experience and skill set, is…possible? (Với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, liệu tôi có thể nhận mức lương là…không?)

Không nên: I think I am talented enough to chúng tôi month (Tôi nghĩ tôi đủ tài năng để kiếm được…mỗi tháng)

Nên: I appreciate the offer at…, but was expecting the salary of… (Tôi cám ơn chị đã đề nghị mức lương là…, nhưng tôi mong mức lương vào khoảng…)

Không nên: This is too low. My salary should be around… (Vậy thấp quá. Lương của tôi nên vào khoảng…)

Mẫu email deal lương bằng tiếng anh

Trong trường hợp bạn ngại mở lời trực tiếp thì cũng có thể sử dụng email. Đó là một kênh đàm phán lương hữu ích và chuyên nghiệp. Email đàm phán lương nên ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung chính với văn phong lịch sự. Bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.

Dear…,

Thank you so much for the chance you give me as [Tên vị trí ứng tuyển] at [Tên khách sạn]. Before I can formally accept the offer, I would love to discuss my base salary.

Considering my [nêu 2-3 kỹ năng] and [thành tựu từng có], I strongly believe I can contribute more to the development of your hotel. Therefore, I am looking for something closer to [mức lương mong muốn].

I am confident that my career and contribution at [Tên khách sạn] would be flourished, and hope that we can come to a mutually beneficial agreement. Thank you so much for your time and consideration.

Best regards,

Cách Viết Email Chào Hàng

1. EMAIL CHÀO HÀNG LÀ GÌ?

Email chào hàng (Offer letter) là một email bày tỏ ý định bán hàng và muốn được hợp tác của mình đối với khách hàng.

Sau khi tìm được khách hàng tiềm năng và có được email liên hệ của họ, chúng ta sẽ tiến hành viết email chào hàng để giới thiệu với họ về công ty cũng như các mặt hàng của công ty, cùng với mong muốn được hợp tắc với họ.

Nếu như thư chào hàng không thu hút, không ấn tượng ngay từ tựa đề Email lẫn nội dụng thì họ có thể sẽ không mở email, không trả lời email đó hoặc thậm chí có thể đánh Spam. Như vậy thì nỗ lực tìm kiếm khách hàng của chúng ta coi như vô ích rồi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết cách viết email chào hàng để có thể “ghi điểm” ngay lần đầu với khách hàng.

2. CÁCH VIẾT EMAIL CHÀO HÀNG?

2.1 Đối với chào hàng thụ động (trước đó đã nhận được thư hỏi hàng của người mua)

+ Phần mở đầu (Opening): cảm ơn khách hàng đã gửi thư hỏi hàng đến công ty mình.

VD: We thank you for your inquiry of 27 th Nov asking for leather handbags and we are happy to make you an offer on the following terms and conditions:

+ Phần nội dung chính của email: trả lời những câu hỏi của người mua. Gửi cho họ Catalog, hàng mẫu (samples), bảng giá (quotation), thời hạn giao hàng (delivery time), phương thức thanh toán (method of payment), điều kiện giảm giá (discount).

+ Phần kết: Ngỏ ý mong đợi sự trả lời của khách hàng và hứa hẹn.

Phần thư chào hàng thụ động bạn có thể tham khảo nhiều cách trả lời hơn ở bài viết Cách Trả Lời Thư Hỏi Hàng Và Làm Báo Giá, bài viết này Hanexim sẽ tập trung hơn vào phần thư chào hàng chủ động.

2.2 Đối với chào hàng chủ động (chủ động chào hàng khi chưa nhận được thư hỏi hàng

Chào hàng chủ động là sau khi đã tìm kiếm được thông tin của khách hàng (email, website, các mặt hàng mà khách đang kinh doanh…), chúng ta chủ động viết email cho khách để ngỏ ý muốn bán hàng và hợp tác với khách hàng.

– Tiêu đề Email: Là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khách có mở Email hay không.

+ Đề cập đến ích lợi của hàng hóa hoặc đưa ra đề xuất, mục đích của email ngay ở tiêu đề.

VD: FINDING AN IMPORTER OF TEXTILE PRODUCTS.

+ Một tiêu đề email chỉ nên chứa không quá 17 từ

– Nội dung Email: viết ngắn gọn, súc tích, không dài dòng, đi thẳng vào vấn đề chính. Vì khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để đọc một email dài dòng mà không đề cập được gì. Phần nội dung cần bao gồm:

+ Giới thiệu về bản thân, chức vụ tại công ty (Sales Executive) và sơ lược về công ty (công ty kinh doanh mặt hàng gì, thị trường chính,…)

VD: I am Anna Tran, sales executives of Hanexim company. We are an exporter specializing in textile products.

+ Bạn biết thông tin khách hàng qua đâu? Đã tìm hiểu gì về công ty hay các sản phẩm của khách hàng (nên dành 1 câu để khen sản phẩm của khách)

VD: I have searched for information of some textile importers and luckily, I got your information. I visited your website and found that you have so many wonderful products and I think our products may be suitable for your business.

+ Sau đó giới thiệu sản phẩm mà bạn muốn chào hàng cho khách. Có thể ghi thông tin chi tiết của sản phẩm trên email hoặc bạn gửi kèm catalogue với thông tin sản phẩm cho khách hàng tham khảo.

+ Cuối email bày tỏ mong muốn được có cơ hội trở thành đối tác với họ và mong nhận được phản hồi sớm.

Mrs Đoàn Thúy – CEO HANEXIM

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Cách Viết Đơn Xin Nghỉ Không Lương

Bài viết hôm nay Luật Thiên Minh cung cấp đến các bạn về cách viết đơn xin nghỉ không lương và mẫu đơn xin nghỉ không lương

Cách viết đơn xin nghỉ không lương

Bên cạnh thời gian làm việc thì trong một năm, bạn sẽ có những kế hoạch riêng của mình như kết hôn, du lịch dài ngày, nghỉ bệnh hoặc những việc đột xuất khác. Lúc này, nếu bạn đã hết số lượng ngày nghỉ phép hưởng lương theo quy định hoặc muốn nghỉ phép không lương, bạn cần sử dụng đơn xin nghỉ phép không lương để trình lên sếp.

Căn cứ vào Điều 116 của Bộ luật Lao động năm 2012 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

Kết hôn: Nghỉ 03 ngày.

Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương. Thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2, Điều 116 BLLĐ 2012) hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Căn cứ vào điều kiện, tính chất công việc của bạn mà bạn và công ty sẽ thỏa thuận về việc nghỉ không lương, nghỉ trong bao lâu để đảm bảo yêu cầu công việc.

Để được duyệt nghỉ phép không lương, bạn cần tiến hành viết đơn xin nghỉ phép không lương để gửi sếp. Đơn xin nghỉ phép không lương phải có các nội dung sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Tên loại đơn, trong trường hợp này là Đơn xin nghỉ việc không lương.

– Kính gửi: Ở mục này, bạn nên điền người nhận và duyệt đơn của bạn, đó là Ban Giám đốc và phòng Hành chính – Nhân sự.

– Thông tin người làm đơn, bao gồm: Họ tên, Mã nhân viên (nếu có), chức vụ, phòng ban và địa chỉ liên hệ khi cần thiết.

– Thời gian nghỉ phép không lương: Ghi rõ thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày tháng năm nào và kết thúc vào ngày tháng năm nào.

– Lý do nghỉ phép không lương: Ghi rõ lý do nghỉ phép của bạn, lý do càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.

– Nội dung bàn giao công việc: Ghi rõ thông tin người tạm thời tiếp nhận, xử lý công việc của bạn trong thời gian bạn nghỉ (họ tên, phòng ban, bộ phận, thông tin liên lạc), các công việc bàn giao…

– Ký và ghi rõ họ tên người làm đơn

Đó là một số thông tin cần có trong mẫu đơn xin nghỉ phép không lương, ngoài ra, tùy vào tính chất và đặc thù công việc và công ty, sẽ có một số thay đổi nhưng nhìn chung, đây đều là những thông tin bắt buộc.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)………………………….

          – Trưởng phòng Nhân sự (2)

          – Trưởng (3)……………….………………………….

Tôi tên là: ………………………………………………………………………..

Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ khi cần: …………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng (4)……………. cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..

Lý do xin nghỉ (5):………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………

Tôi đã bàn giao công việc cho (6) ………………….. trong suốt thời gian tạm nghỉ.

Các công việc được bàn giao (7):………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

                                                ………, ngày  …… tháng …… năm….  

Giám đốc

(Duyệt)

Trưởng phòng Nhân sự (Xác nhận)

Người quản lý (Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: info@congtyluatthienminh.vn

Trân trọng !