Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Viết Đơn Xin Việc Làm Công Nhân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Đơn Xin Việc Làm Công Nhân Viết Sao Cho Chuẩn?

Việc làm Lao động phổ thông

1. Tìm hiểu lý do viết đơn xin việc công nhân

Việc làm công nhân là một công việc nằm trong nhóm ngành nghề lao động phổ thông. Thường thấy, người ta không mấy để ý tới lĩnh vực này dù nhu cầu của xã hội về thành phần lao động phổ thông khá nhiều. Chính vì thế, dù là nhà tuyển dụng hay người tìm việc, đặc biệt là người tìm việc cũng không mấy dể ý tới việc chuẩn bị các giấy phục vụ cho quá trình tìm việc. Nhưng, đó lại là câu chuyện cách đây hàng thập kỷ khi mà nền kinh tế nước ta chưa thực sự phát triển, nhóm công nhân được các doanh nghiệp tuyển dụng với hình thức đơn giản nhất, còn tới ngay nay, khi kinh tế cả nước đã có những bước tiến quan trọng, lực lượng công nhân ngày càng được đòi hỏi khắt khe hơn trong hầu hết các doanh nghiệp cũng là lúc mẫu đơn xin việc làm công nhân nói riêng và bộ hồ sơ xin việc nói chung ngày càng được chú trọng.

Dù là tuyển dụng công nhân nhưng cũng phải đảm bảo đáp ứng đúng những đòi hỏi nhất định của mỗi doanh nghiệp. Có thể đó là đòi hỏi về mặt sức khỏe, đòi hỏi ở kỹ năng hay cả những yêu cầu về trình độ kiến thức. Và tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng phải chắc chắn được rằng, họ sẽ tuyển được những người thực sự yêu thích công việc đó. Ví như công nhân cầu đường thì đương nhiên phải có sức khỏe, có khả năng chịu sương chịu giá giỏi; gọi là công nhân may nhưng cũng được tuyển dụng đi vào nhiều bộ phận khác nhau, bạn là người bị viêm xoang thì chắc chắn sẽ phải cân nhắc việc xin việc tại bộ phận cắt vải hoặc bạn không có sức khỏe tốt nhưng lại ứng tuyển vào vị trí kho vận của xưởng may thì sẽ chẳng hợp lý chút nào.

Mẫu đơn xin việc làm công nhân thời nay sẽ cũng cân đo đong đếm từng yếu tố phù hợp như vậy để nhằm tuyển được đúng người cho vị trí công việc thay vì tuyển dụng một cách tràn làn, chỉ cần đáp ứng đủ số lượng. Từ những đòi hỏi khắt khe hơn của công việc, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày một cao thì nhà tuyển dụng sẽ phải thắt chật ngay từ khâu tuyển dụng công nhân. Rõ ràng, quan điểm về hoạt động tuyển dụng vị trí này cũng đã thay đổi thì không có lý do gì người xin việc ở lĩnh vực này không nhanh chóng xây dựng cho bản thân mình một kế hoạch ứng tuyển việc làm một cách bài bản hơn, trong đó có sự chuẩn bị đơn xin việc công nhân.

Nếu có dịp đi qua các khu công nghiệp vào mùa tuyển dụng, có lẽ bạn sẽ tận mắt nhìn thấy hình ảnh những người lao động xếp thành đôi ba hàng dài với tập hồ sơ xin việc trên tay. Có người được tiếp nhận hồ sơ, nhưng cũng có những người chỉ sau vài ba giây xem xét của nhà tuyển dụng đã bị trả lại hồ sơ và mất đi cơ hội việc làm. Câu chuyện có thực này cho chúng ta một nhận định rằng, nhu cầu tìm việc làm công nhân luôn ở mức độ cao, và một trong những lý do khiến bạn không được nhận từ vòng sơ loại đầu tiên đó là việc chuẩn bị hồ sơ không tốt, và nếu như thiếu hoặc không có một lá đơn xin việc hoàn chỉnh, bạn rất có thể sẽ tham gia vào nhóm người bị trả hồ sơ ra về.

Có lẽ xuất phát từ thói quen và sự xuề xòa trong tuyển dụng và tìm việc làm công nhân đã diễn ra trong suốt thời gian dài cho nên khi được yêu cầu chuẩn bị hồ sơ xin việc, đặc biệt là đơn xin việc công nhân thì nhiều người tỏ ra khá ngại ngần và có phần ngượng nghịu không biết phải chuẩn bị như thế nào. Thế nên cách viết mẫu đơn xin việc làm công nhân sẽ trở thành bài toán không dễ giải đối với các bạn. Vậy để thực sự “thuận buồm xuôi gió” và không để một yếu tố này khiến cho sự nghiệp của bạn mãi không khởi sắc, hãy tích lũy ngay những bí quyết viết đơn xin việc dành cho công nhân trong bài viết này.

Việc làm lao động phổ thông tại Hà Nội

2. Những hướng dẫn cơ bản giúp bạn viết mẫu đơn xin việc làm công nhân hoàn chỉnh

2.1. Đơn xin việc công nhân có cần bố cục tiêu chuẩn

2.2. Hướng dẫn viết nội dung mẫu đơn xin việc làm công nhân

Trong phần Kính gửi mở đầu nội dung đơn xin việc, bạn hãy ghi rõ ràng người nhận đơn của mình. Hầu hết các tin tuyển dụng việc làm công nhân đều ghi rõ ràng người phụ trách tuyển dụng trực tiếp cho nên bạn nên tìm kiếm lại thông tin này trong tin tuyển dụng để đưa vào phần kính gửi. Chú ý hãy đưa thông tin một cách chính xác vì phần kinh gửi cũng đồng thời là phần mở đầu, nêu có bất cứ lỗi nào xảy ra cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lá đơn xin việc công nhân của bạn và có thể phá bỏ tất cả những cố gắng của bạn trong việc chuẩn bị nội dung.

Theo kinh nghiệm của một vài người đã từng viết đơn xin việc công nhân thành công chia sẻ lại thì với một tin tuyển dụng không cung cấp cho người tìm việc thông tin của người tuyển dụng, cách tốt nhất là ghi phần kính gửi như sau:

“Kính gửi Phòng tuyển dụng của công ty…”

Ngay sau lời kính gửi đến người/ bộ phận tuyển dụng, bạn cần nêu rõ lý do vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí đó. Bởi vì đây là công việc công nhân cho nên hãy đưa lý do chính xác thay vì nói rằng bạn yêu thích công việc này, bạn muốn cống hiến cho công việc này. Nếu viết như vậy thì thậm chí bạn còn mất điểm trong mắt của nhà tuyển dụng vì vô tình bạn tạo cho họ cảm giác không thật, chẳng ai có thể yêu thích một nghề công nhân và muốn công hiến cho vị trí việc làm đó nếu như không xuất phát từ lý do cụ thể nào khác.

2.3. Nội dung đơn xin việc cần trình bày như thế nào?

Trong đơn xin việc công nhân, cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng bằng các yếu tố thuộc về bạn, đó là kinh nghiệm, là kỹ năng, là cả sự hiểu biết của bạn phù hợp với việc làm đó như thế nào. Tất nhiên những nội dung này nên đưa ra một cách ngắn gọn nhất có thể, nó khác với cách trình bày CV xin việc khi mà CV đòi hỏi đưa ra mọi thứ phải thật chi tiết, đơn xin việc chỉ mạnh ở cách bạn trình bày thái độ, mong muốn của bạn với công việc công nhân đó như thế nào. Sự chân thành, cách hiểu và nắm bắt rõ nhiệm vụ công việc của ứng viên mới là điều thuyết phục nhà tuyển dụng.

Ngoài những nội dung trên, trong đơn xin việc công nhân còn phải đảm bảo một vài yếu tố khác nữa mới có thể chính thức vượt qua vòng thử thách của nhà tuyển dụng. Những điều đó là gì?

3. Một vài lưu ý nhỏ để nhà tuyển dụng không loại đơn xin việc của bạn ra khỏi cuộc đua tìm việc làm

Vốn dĩ công tác tuyển dụng công nhân diễn ra khá nhanh chóng và có phần đơn giản hơn những mảng lĩnh vực việc làm khác, có lẽ vì thế mà các bạn đã không hình thành cho mình thói quen tỉ mỉ với những chi tiết nhỏ. Đối với nhà tuyển dụng, họ có thể xuề xòa khi bỏ qua một vài quy tắc khắt khe trong quy trình tuyển dụng nhưng tuyệt nhiên, những gì đã diễn ra, đã tổ chức trong công tác tuyển dụng thì vẫn phải đảm bảo sự chuẩn chỉnh nhất định.

Theo nguyên tắc đó, những lỗi tưởng nhỏ như chính tả, lỗi trình bày là điều tối kị với nhà tuyển dụng. Để xảy ra những lỗi sai như vậy có thể cho thấy rằng, ứng viên đó là người không cẩn thận, những công việc theo dây chuyền, hoặc đứng máy đặc biệt không thể có được giao phó cho người không cẩn thận vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận khác hoặc đến chất lượng sản phẩm của công ty.

Bên cạnh lỗi viết đơn xin việc đó, người tìm việc còn dễ mắc phải việc viết đơn dập khuôn, máy móc. Có nghĩa là, do bạn lúng túng trong cách viết đơn nên khi tham khảo bất cứ mẫu đơn nào ở trên mạng đều sẽ bỏ quên đi việc loại bỏ hết các chi tiết nội dung mẫu. Có thể bạn quên khuấy việc phải xóa phần nội dung người nhận của mẫu đơn cũ hoặc để sót vị trí công việc ứng tuyển. Chằng hạn như, ứng tuyển việc làm công nhân may nhưng bạn tìm trên mạng mẫu đơn ứng tuyển việc làm nhân viên kinh doanh chẳng hạn, trong quá trình biên tập, bạn để quên tên của nhà tuyển dụng việc làm kinh doanh lại trong lá đơn, không xóa từ khóa “việc làm nhân viên kinh doanh”, như thế hai yếu tố này xuất hiện trong đơn xin việc công nhân khiến cho lá đơn của bạn trở nên lạc đề và chắc chắn khó lòng có thể thuyết phục nhà tuyển dụng.

Như vậy, bài viết không chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để viết đơn xin việc công nhân mà còn mang đến gợi ý giúp bạn có thể lựa chọn được địa chỉ tạo và tải mẫu đơn xin việc làm công nhân phù hợp. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ góp một phần quan trọng trong công cuộc ứng tuyển thành công việc làm mà bạn hướng tới.

Bạn có thể tại mẫu đơn xin việc công nhân tại chúng tôi hoặc ngay trong bài viết này để sử dụng khi có nhu cầu:

Bạn Đã Biết Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Công Nhân Chưa?

Để có thể tiếp cận được nhà tuyển dụng là các công ty, doanh nghiệp, ngoài đơn xin việc thì bạn cần phải xây dựng cho mình một bộ hồ sơ xin việc công nhân đầy đủ nhất. Muốn làm được điều đó, bạn cần nắm rõ cách viết hồ sơ xin việc để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng một cách tốt nhất, thông qua sự chỉnh chu và tính chuyên nghiệp.

Hồ sơ xin việc công nhân là một tập văn bản, tài liệu tóm tắt về những thông tin cá nhân và nhân thân, quá trình học tập, quá trình hoạt động cũng như các kinh nghiệm làm việc của ứng viên dùng để ứng tuyển vào vị trí công việc công nhân thuộc ngành nghề đã chọn.

Có nhiều lựa chọn cách trình bày khi làm hồ sơ xin việc công nhân như: viết theo cách truyền thống hoặc làm hồ sơ xin việc online. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, công ty tuyển dụng ở nước ta vẫn chấp nhận những bộ hồ sơ chuẩn dùng phổ biến, có thể mua ở các nhà sách, cửa hàng….

Hồ sơ xin việc công nhân gồm những gì?​

Một bộ hồ sơ xin việc công nhân đầy đủ nhất sẽ bao gồm các giấy tờ có sẵn và các giấy tờ kèm theo. Cụ thể là:

Đơn xin việc

CV xin việc

Thư xin việc (có thể có hoặc không)

Sơ yếu lý lịch tự thuật

Giấy khám sức khỏe

Ảnh thẻ

Các giấy tờ cá nhân công chứng ( gồm có CMND, sổ hộ khẩu,…)

Chợ Tốt Tuyển Dụng Việc Làm công nhân được cập nhập mới mỗi ngày!

Hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc công nhân

Để có một bộ hồ sơ xin việc công nhân chuẩn nhất, bạn cần phải nắm rõ được cách ghi hồ sơ xin việc theo đúng quy định, nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của nhà tuyển dụng đặt ra. Đồng thời lấy được thiện cảm từ họ, giúp bạn dễ được nhận vào làm việc hơn. Vì là hồ sơ xin việc công nhân lao động phổ thông, nên nhà tuyển dụng về nội dung cũng không quá yêu cầu khắt khe với bạn.

Cách ghi hồ sơ xin việc phần sơ yếu lý lịch tự thuật:

Sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai kê khai toàn bộ về thông tin cá nhân, gia đình và quá trình công tác. Ngoài ra, sơ yếu lý lịch tự thuật còn là một văn bản, tài liệu đi kèm trong bộ hồ sơ xin việc; người đi xin việc phải kê khai toàn bộ về thông tin cá nhân, gia đình và quá trình công tác. Đi kèm theo sơ yếu lý lịch tự thuật sẽ có bản photo công chứng, giấy CMND, sổ hộ khẩu và ảnh thẻ.

Nội dung của sơ yếu lý lịch gồm có 3 phần: phần khai về bản thân, quan hệ gia đình và cuối cùng là tóm tắt quá trình đào tạo hoặc công tác. Người kê khai cần phải cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin được yêu cầu trong nội dung sơ yếu lý lịch tự thuật.

Lưu ý: Quá trình làm hồ sơ xin việc khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật các thông tin cung cấp cần đầy đủ, chính xác vì đây là phần quan trọng sẽ có xác nhận từ địa phương. Hiện nay, tại các khu công nghiệp thành phố lớn, do công nhân làm việc là những người đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Nên để đảm bảo quá trình làm việc không xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn như nghỉ ngang, trộm cắp, phá hoại tài sản… các doanh nghiệp sẽ yêu cầu một số yếu tố bắt buộc phải kê khai chính xác.

Cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu có sẵn đối với đơn xin việc

Khi viết đơn xin việc công nhân, bạn cần điền đầy đủ các thông tin để nhà tuyển dụng có thể xem xét cụ thể. Đối với cách viết hồ sơ xin việc làm công nhân theo mẫu có sẵn, thì trong đó sẽ có phần đơn xin việc. Và một đơn xin việc sẽ bao gồm các phần như:

Kính gửi: Ghi rõ cá nhân, bộ phận tiếp nhận hồ sơ; tên Công ty, Doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển.

Họ tên người viết: Viết đầy đủ họ và tên bằng chữ in hoa

Ngày tháng năm sinh: điền đầy đủ ngày tháng năm sinh theo đúng trên CMND và sổ hộ khẩu

Hiện cư ngụ tại: Ghi rõ địa chỉ cư trú thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

Chứng minh thư nhân dân số: Điền số CMND của mình, ngày cấp cùng nơi cấp.

Trình độ văn hóa: Nếu bạn học đến hết lớp 12 thì hãy ghi là 12/12. Nếu học hết Đại học thì ghi Đại học. Còn nếu chỉ học đến các cấp dưới hơn thì bạn cũng nên ghi rõ.

Ngoại ngữ: Viết trình độ ngoại ngữ bạn có (tiếng Anh, Pháp, Hàn,…). Nếu không có thì ghi “Không có”

Trình độ chuyên môn: Hãy điền ngành nghề theo học, nếu không có bạn có thể để trống hoặc khi “Không”

Xác nhận của ủy ban nhân dân: Cần có chữ ký và con dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền nơi sinh sống.

Lưu ý: Nếu bạn xin vào làm công nhân may, bạn cần ghi khả năng hiện tại của mình đến đâu, có thể may hoàn thiện sản phẩm áo, quần,… hay chỉ may ráp một số bộ phận. Tùy vào trình bày của bạn, mà các công ty may tuyển dụng sẽ sắp xếp bạn vào vị trí làm việc phù hợp nhất.

Với vị trí công việc là công nhân, thì hồ sơ xin việc của bạn chỉ cần đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ nêu trên là được rồi.

Những điều cần lưu ý khi nộp hồ sơ xin việc công nhân

Một số lưu ý khi nộp hồ sơ xin việc công nhân, bạn không nên bỏ qua. Đó là:

Trước khi nộp hồ sơ, hãy photocopy một bộ để lưu giữ hoặc xem lại trước khi đi phỏng vấn.

Nếu đơn vị tuyển dụng ở không xa, bạn nên tự mang hồ sơ đến nộp.

Nộp hoặc gửi hồ sơ đúng địa chỉ

Sau khi gửi, kiểm tra lại, đảm bảo hồ sơ đã được gửi đến nơi.

Theo dõi xem có cần bổ sung hoặc hoàn thiện hồ sơ không.

Theo dõi thông báo mời phỏng vấn hay thử việc.

Hồ sơ xin việc công nhân dù không quá khắt khe như các hồ sơ xin việc quản lý, nhân viên văn phòng, kỹ thuật,… Nhưng nó cũng là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với bạn. Do vậy, hãy chuẩn bị thật tốt hồ sơ xin việc, nó được xem là bước quan trọng quyết định bạn có sớm tìm được việc làm công nhân theo mong muốn của mình hay không đấy!

Công Ty Điện Chiếu Sáng Đà Nẵng Ép Công Nhân Viết Đơn Xin Thôi Việc

Không chỉ ép công nhân viết đơn xin thôi việc, Cty Điện chiếu sáng Đà Nẵng còn lờ việc trả trợ cấp thôi việc cũng như quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho nhiều CN để họ làm thủ tục hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Báo Lao Động số ra ngày 4.10 phản ánh việc 31 lao động (LĐ) của Công ty CP Điện chiếu sáng Đà Nẵng (gọi tắt là Cty Dalico) bị buộc phải viết đơn xin thôi việc trước ngày 1.7 thì lãnh đạo Cty mới chịu trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH). Có 24/31 công nhân (CN) đã đồng ý viết đơn xin thôi việc và được trả sổ BHXH. Điều lạ là Cty lại không trả quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho nhiều CN để họ làm thủ tục hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật

Có 7/31 CN không đồng ý viết đơn thôi việc theo yêu cầu của Cty và tiếp tục làm đơn khiếu kiện gửi Sở LĐTB-XH Đà Nẵng nhờ can thiệp. Chánh thanh tra Sở, bà Trần Thị Hồng Vân – cho biết, đã hướng dẫn người lao động (NLĐ) chuyển đơn cho lãnh đạo Cty giải quyết. “Nếu trong vòng 30 ngày giữa Cty và NLĐ vẫn không giải quyết được thì chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra” – bà Vân nói. Tuy nhiên, đã hơn 10 ngày trôi qua, số CN nói trên cũng không nhận được hồi âm nào về phía Cty.

Người lao động chờ trước cửa công ty để được giải quyết chế độ nhưng lãnh đạo công ty chỉ đạo bảo vệ không cho vào

Nhân viên Phòng Tổ chức hành chính Võ Thị Thu Hà – đại diện các CN, phản ánh: “Chúng tôi làm việc cho Cty theo hợp đồng không xác định thời hạn. Ngày 5.6.2014, Cty đại hội cổ đông thường niên và thông qua hội đồng cổ đông thống nhất tái cơ cấu Cty Dalico bằng cách thành lập Cty con với vốn góp từ Cty Dalico và vốn cổ đông khác.

Tuy nhiên, ngày 12.6, ông Nguyễn Ngọc Anh – Chủ tịch HĐQT Cty – ra quyết định dừng mọi hoạt động sản xuất của Cty tại số 19 Nguyễn Văn Cừ (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và cho toàn bộ NLĐ nghỉ việc và yêu cầu Ban điều hành chấm dứt HĐLĐ với người LĐ. Ngày 29.9, Cty mời NLĐ đến để giải quyết chế độ và yêu cầu phải viết đơn xin nghỉ việc trước ngày 1.7 mới trả sổ BHXH”.

Ông Phạm Thanh Sơn – Phó Trưởng phòng Vật tư – bức xúc: “Cty cho chúng tôi nghỉ việc đột xuất mà không báo trước, không giải quyết chế độ cho NLĐ khi Cty đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà viện đủ lý do không trả lời. Trong nhiều cuộc họp, dưới sự điều hành chủ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Anh, thì ông Anh nói do điều kiện công ty khó khăn, lúc thì bảo bán tài sản để giải quyết chế độ cho NLĐ…”.

Về việc này, ông Lê Văn Đại – Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ TP Đà Nẵng – cho biết, Cty đã vi phạm khoản 2, Điều 38 Bộ Luật Lao động năm 2012: “Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn.

Ban lãnh đạo công ty ép người lao động viết đơn thôi việc trước ngày 1.7.2014

“Niêm” quyết định thôi việc

Ngày 30.9.2014, NLĐ đến trụ sở Cty để được giải quyết chế độ theo yêu cầu của lãnh đạo Cty thì mới hay, sổ BHXH của NLĐ chỉ chốt đến ngày 30.6.2014. Đáng nói, trong hồ sơ gửi BHXH Q.Thanh Khê để chốt sổ BHXH, Cty đã “tự tạo” quyết định chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Minh chứng, trong QĐ số 12/QĐ-CPĐCS của Cty gửi BHXH Q.Thanh Khê để chốt sổ cho chị Võ Thị Thu Hà (do GĐ Trần Quang Thắng ký ngày 1.7.2014) ghi rằng: Căn cứ đơn xin thôi việc của bà Võ Thị Thu Hà. Thực chất, chị Hà không hề viết đơn xin thôi việc mà đến ngày 30.9.2014, khi chị đến Cty để nhận sổ BHXH thì Cty mới ép chị Hà viết đơn thôi việc trước ngày 1.7.2014.

Chưa hết, nhiều CN đồng ý viết đơn thôi việc trước ngày 1.7.2014 cũng không được trả tiền trợ cấp thôi việc. CN thợ hàn Châu Thế Hào – bức xúc: “Trong quyết định chấm dứt HĐLĐ với tôi, Cty có tính tiền trợ cấp thôi việc từ tháng 1.2007 đến tháng 12.2008 (quy tròn 2 năm) là 3.927.000 đồng. Nhưng đến ngày 13.10.2014, tôi vẫn chưa nhận được đồng nào”.

(Theo laodong)

Hướng Dẫn Cách Làm Báo Cáo Công Việc Hiệu Quả Cho Nhân Sự

Nắm bắt chính xác mục đích báo cáo công việc

Cho dù làm báo cáo ngày, tháng hay năm thì cũng cần xác nhận được chính xác mục đích làm báo cáo là gì?. Xác định chính xác nội dung báo cáo chính là điều kiện bắt buộc để có một bản báo cáo đầy đủ, chuẩn xác. Nếu không nắm bắt được nội dung yêu cầu thì bạn sẽ không thể biết được trong bản báo cáo cần đề cập tới nội dung gì hoặc nếu có viết được thì cũng chỉ là một báo cáo vô nghĩa, không có giá trị sử dụng.

Nên hãy dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu mục đích của báo cáo là gì? Làm sao để mô tả, trình bày dễ hiểu, thuyết phục. Xác định rõ mục đích ngay từ đầu sẽ giúp luôn tập trung đồng thời thuyết phục người đọc dễ dàng.

Tìm hiểu người đọc báo cáo

Bên cạnh đó, cũng nên quan tâm tới phong cách cá nhân của người đọc, họ thường viết tài liệu, email như thế nào?..Thông qua những thông tin này sẽ phản ánh được chính xác sở thích của họ. Tạo sự tương thích sẽ giúp người đọc dễ hấp thu được ý tưởng của người làm báo cáo.

Xây dựng một bản đề cương chi tiết

Sau khi xác định được nội dung yêu cầu của báo cáo công việc, cần tiếp tục bước tiếp theo là soạn thảo ra một đề cương chi tiết tất cả những nội dung sẽ đề cập trong báo cáo. Đề cương này sẽ giúp không bị thiếu ý hoặc phải suy nghĩ nên viết gì trong bản báo cáo.

Cấu trúc bản báo cáo hoàn chỉnh cho nhân sự

Bản báo cáo đầy đủ cần phải đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố:

1. Tóm tắt đánh giá

Bản báo cáo nên được bắt đầu với bản tóm tắt đánh giá kết quả công việc. Đây là mục đầu tiên người đọc nhìn vào do đó có thể coi là phần quan trọng số 1 của báo cáo. Thông thường, họ sẽ căn cứ vào phần báo cáo để quyết định có nên tiếp tục đọc tiếp hay không.

Việc đánh giá kết quả công việc trong mô hình trực tuyến chức năng,… cũng giúp xem lại được toàn quá trình thực hiện nhiệm vụ, phần này khá giống với báo cáo thành tích cho cấp trên.

Nên cần đặc biệt lưu ý. Hãy đánh giá một cách trung thực, không nên chỉ khoe những kết quả đạt được mà bỏ qua những khó khăn, thiếu sót đang gặp phải. Bởi cấp trên họ sẽ dễ dàng nhìn thấy được khuyết điểm trong bản báo cáo.

2. Giới thiệu bối cảnh báo cáo

Cần trình bày bối cảnh cho bản báo cáo công việc và phác thảo cấu trúc của nội dung. Xác định phạm vi và phương án triển khai báo cáo.

3. Nội dung chính của báo cáo

– Phân tích nguyên nhân

Cần đánh giá chính xác kết quả công việc, xác định các ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện và kèm theo nguyên nhân dẫn tới kết quả đó. Nên đầu tư thật nhiều thời gian, công sức để trình bày phần này.

Bởi nếu tìm ra được nguyên nhân và phân tích được nguyên nhân sẽ chứng tỏ người làm báo cáo trong cơ cấu trực tuyến là người rất có trách nhiệm với công việc. Đồng thời dễ dàng tìm được cách khắc phục vấn đề để cho kết quả công việc tốt hơn.

Nguyên nhân kết quả không tốt thì đã có nguyên nhân rõ ràng, thời điểm này có thể chưa tìm ra cách khắc phục hoặc không có thời gian để khắc phục chúng thì cũng cần phải trình bày một cách đầy đủ và rõ ràng vào báo cáo.

Bao gồm những việc làm tốt, khắc phục được những khó khăn, vấn đề thì cũng nên đưa vào để cho mọi người tham khảo đồng thời tìm ra giải pháp tối ưu hơn nếu như gặp phải trong quá trình làm việc sắp tới.

4. Đề xuất, kiến nghị

Phần cuối báo cáo cần phải đưa ra những kiến nghị riêng của bản thân như: Công việc yêu cầu cần những gì? Hỗ trợ ra sao để đạt kết quả tốt hơn. Việc đề xuất ý kiến không phải chỉ mang lại lợi ích cho riêng một cá nhân mà là cả tập thể, nên hãy mạnh dạn đề xuất.