Cách Viết Tắt Chữ Việt Không Dấu Trong Tin Nhắn
--- Bài mới hơn ---
Để giúp viết nhanh chữ Việt không dấu trong tin nhắn, bài này trình bày 2 loại viết tắt chữ Việt:
– Viết tắt tự tạo.
Ai kết hợp được hai loại viết tắt này sẽ tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc khi gởi tin nhắn.
Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở điện thoại di động hoặc ở các phòng chat. Cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng, nó có theo một quy luật nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng.
– “ntn rui?” (như thế nào rồi?).
– “Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khoi juog. Nhug chu e mut chut thui ma, e din day!”. (Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!).
Xem các ví dụ trên, ta thấy ngôn ngữ chat là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt. Ví dụ:
– Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …
Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất “xì-tin” (style). Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.
* Chèn tiếng nước ngoài:
Chỉ cần gõ “viet tat tieng anh trong sms chat email” vào Google Search, hoặc vào mạnghttp://abbreviations.com , là tìm thấy các bảng liệt kê hàng ngàn cách viết tắt các từ tiếng Anh thường dùng trong tin nhắn SMS, chat, email, Twitter, v.v….
Bài này chủ ý về viết tắt chữ Việt nên không bàn nhiều viết tắt tiếng nước ngoài. Chỉ xin nêu một suy nghĩ là dù có nhiều chỉ trích việc chèn tiếng nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng chắc chắc việc này vẫn khó mà ngăn chận được vì ít nhiều nó cũng rút ngắn thời gian viết cho các bạn biết tiếng Anh.
Ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng Anh khá thông dụng như sau:
– v.v….
* Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự tạo:
Ưu điểm của viết tắt tự tạo là khi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng, như ví dụ “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”. Giữa tôi và bạn A, ký hiệu 0, ko, k, kh hoặc kg sẽ mang ý nghĩa là “không”, nhưng có thể giữa tôi và bạn B và C thì k lại có nghĩa là “Ok”, kk có nghĩa là “very good, …”.
Hạn chế của viết tắt tự tạo là:
– Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng, chứ không áp dụng được cho tất cả các từ khác có vần tương tự.
– Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có thể hiểu lầm.
Hạn chế của viết tắt theo qui luật chung là có một số từ thông dụng viết không ngắn bằng cách viết tắt tự tạo. Ví dụ, với viết tắt tự tạo thì “0, ko, k, kh, kg,…” đều mang ý nghĩa là “không” trong khi viết tắt theo quy luật chung thì phải viết là “kôg” mới mang ý nghĩa là “không”.
Cách viết tắt chữ không dấu sau đây thích hợp cho những ai thích tạo một “xì tin” mới trong chat hoặc nhắn tin.
Xin đọc các cách viết tắt từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp. Hiểu xong phần trên, mới hiểu được chính xác phần dưới.
1. Phụ âm đầu chữ (9 qui ước):
* F thay PH …… Vd: fai = phai .
* C thay K …… Vd: ce = ke, cim = kim.
* K thay KH …… Vd: ki ko kan = khi kho khan.
* J thay GI …… Vd: ju jn jay j = giu gin giay gi.
* G thay GH …… Vd: ge= ghe, gi= ghi.
* NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngi = nghi.
* Q thay QU …… Vd: qay qan =quay quan, qe qan = que quan, qet = quet.
2. Phụ âm cuối chữ (3 qui ước):
* Gthay NG …… Vd: xoog= xoong, kog mog = khong mong.
* H thay NH …… Vd: hoah = hoanh, hueh = huenh, bah = banh.
* K thay CH …… Vd:hoak = hoach, nguek = nguech, sak = sach.
3. Y và Uy (3 qui ước):
* Ngoại trừ: Vần AY vẫn là AY …… Vd: ngay ay = ngay ay.
Đây là phần cuối cùng nhưng quan trọng vì trình bày cách viết tắt có hệ thống cho 39 vần không dấu, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái, xuống còn 2 chữ cái mỗi vần.
Tiếng Việt hiện có tất cả 44 vần không dấu “Nguyên âm ghép + chữ cái”.
Trong đó, 5 vần: oong, oanh, uenh, oach, uech, đã được viết tắt là oog, oah, ueh, oak, uek như vừa trình bày ở trên (xem ví dụ phần II.A.2).
Còn lại 39 vần:
– OE: oet, oen, oem, oeo.
– IE: iet, iep, iec, ien, iem, ieng, ieu.
– YE: yet, yen, yem, yeng, yeu.
– OA: oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.
– UO: uot, uop, uoc, uon, uom, uong, uoi, uou.
– UYE: uyet, uyen.
Trong đó có:
– Các nguyên âm ghép: ua, oe, ie hay ye, oa, uo, uye.
– Các chữ cái cuối: t, p, c, n, m, ng, i hay y, u hay o.
39 vần nầy được viết tắt còn 2 chữ cái cho mỗi vần, bằng cách:
– Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Và
– Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.
R út gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 6 qui ước và 1 ngoại lệ :
Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác. Có 8 qui ước:
Ráp 6 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta viết tắt được 39 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái. Do đó, chỉ cần nhớ 14 qui ước trên, ta dễ dàng nhớ được 39 vần viết tắt sau:
– ed , el, ev, ew … (oet, oen, oem, oeo).
– od, of, os, ol, ov, oz, oj, aj, ow … (oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao).
– yd , yl … (uyet, uyen).
* AL = uan …… Vd: kal = khuan, tal = tuan.
* AJ = uay …… Vd: kaj koa = khuay khoa. (4)
* EW = oeo …… Vd: ngew = ngoeo. (4+4=8)
* IV = iem, yem …… Vd:fiv = phiem, iv = yem, ngiv = nghiem, ziv = diem.
* IW = ieu, yeu …… Vd: fiw = phieu, iw = yeu, nhiw diw = nhieu dieu. (12+8=20)
* OL = oan …… Vd:hol tol = hoan toan, kol= khoan.
* OW = oao …… Vd: ngow = ngoao. (9+20=29)
* UD = uot …… Vd: nud = nuot, rud= ruot.
* US = uoc …… Vd: fus = phuoc, thus= thuoc.
* UW = uou …… Vd: ruw= ruou. (8+29=37)
* YL = uyen …… Vd: kyl = khuyen, ngyl = nguyen. (2+37=39)
Một khi nhớ được toàn bộ qui ước viết tắt chữ không dấu (chỉ có 29 qui ước + 1 ngoại lệ) và hiểu các ví dụ ở trên, ta dễ dàng hiểu hai đoạn thơ sau đây.
Những ai thích tạo một phong cách mới khi viết tắt chữ có dấu, xin mời đọc bài “Tốc ký chữ Việt “ ở đường dẫn http://chuvietnhanh.sf.net/TocKyChuViet.htm , hoặc ở trang mạng Chữ Việt Nhanh http://chuvietnhanh.sf.net .
Cách viết tắt chữ có dấu cũng theo phương thức tựa như cách viết tắt chữ không dấu.
© Trần Tư Bình( Email: [email protected], Web: Chữ Việt Nhanh )
--- Bài cũ hơn ---