Đề Xuất 3/2023 # Tìm Hiểu Về Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Hiện Nay Là Bao Nhiêu # Top 12 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Tìm Hiểu Về Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Hiện Nay Là Bao Nhiêu # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Hiện Nay Là Bao Nhiêu mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt giữa các công ty với nhau. Việc tạo nên được dấu ấn riêng cho chính thương hiệu của mình là một việc hết sức cần thiết. Một trong số đó chính là đăng ký độc quyền sử dụng nhãn hiệu.

Nhưng để tiến hành đăng ký thì chủ thể nào cũng băn khoăn phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hiện nay là bao nhiêu? Để giải đáp thắc mắc này thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được hiểu như thế nào?

Được hiểu là một khoản tiền phải trả cho nhà nước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu dùng cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Mức thu phí được quy định cụ thể cho từng công việc của thủ tục đăng ký. Và được quy định cụ thể tại thông tư 263/2016 của bộ tài chính.

Phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hiện nay là bao nhiêu?

Phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều tiêu chí. Các tiêu chí đó là:

Số lượng nhãn hiệu đăng ký.

Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Tự nộp đơn đăng ký hay sử dụng dịch vụ đăng ký.

Đối với mỗi đơn đăng ký theo giá nhà nước. Áp dụng Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp đính kèm thông tư 263/2016 của Bộ tài chính. Theo đó:

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.

Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí phân loại quốc tế hàng hóa: 100.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

Phí, lệ phí cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nộp tại đâu?

Tổ chức, cá nhân đi đăng ký có thể tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để nộp phí, lệ phí đăng ký. Khi đã đi nộp chi phí đăng ký xong thì nhớ giữ lại chứng từ thể hiện đã nộp. Bởi trong hồ sơ đăng ký có yêu cầu bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí để kèm vào bộ hồ sơ đăng ký bản quyền nhãn hiệu.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn.

Tìm Hiểu Quy Định Về Mẫu Đơn Xin Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì chủ thể cần đi tra cứu nhãn hiệu trước. Bên cạnh đó thì cũng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thật đầy đủ và kỹ lưỡng. Một trong những giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ đó là mẫu đơn đăng ký.

Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục sở hữu trí tuệ quy định. Bài viết sẽ tìm hiểu quy định về mẫu đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Mời các bạn theo dõi bài viết.

Mẫu đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Mẫu đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ quy định. Mẫu đơn đăng ký sẽ liên kê ra các thông tin cần thiết liên quan đến nhãn hiệu. Ví dụ: Thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu, dấu hiệu nhận dạng nhãn hiệu,…

Cách trình bày mẫu đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?

Tại mục mẫu nhãn hiệu thì kích thước mẫu không được vượt quá 80×80 mm, phải được dán nằm trọn trong ô viền đen được vẽ. Kích thước của mỗi thành phần trong mẫu không được nhỏ hơn 8mm. Mẫu được dán vào phải được trình bày rõ ràng về bố cục. Nét vẽ không được nhoè, mờ. Màu sắc phải được trình bày đúng với màu sắc được mô tả bên cạnh trong phần yêu cầu bảo hộ.

Tại mục loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký: Có 3 ô vuông về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận. Muốn đăng ký loại nhãn hiệu nào thì tích vào ô đó. Muốn đăng ký nhãn hiệu thông thường thì để trống cả ba ô.

Tại mục mô tả nhãn hiệu: Thiết kế mẫu nhãn hiệu dựa trên điều gì thì mô tả theo đúng những gì mình đã thiết kế hoặc theo cảm quan, nhìn nhận của bản thân. Việc mô tả này không có khuôn nào định sẵn. Việc mô tả phải phù hợp với mẫu nhãn hiệu đính kèm, có đầy đủ các thành phần cơ bản và màu sắc yêu cầu bảo hộ.

Tại mục chủ đơn: Điền đầy đủ thông tin của chủ đơn. Nếu chủ đơn là tổ chức thì phải điền thông tin của tổ chức đó chứ không phải là điền thông tin của người đại diện hợp pháp của tổ chức đó. Trường hợp có nhiều người cùng nộp đơn cho một nhãn hiệu thì tích vào ô và điền thông tin của các chủ đơn khác vào trang sau.

Tại mục đại diện của chủ đơn: Tích vào mục phù hợp với trường hợp đại diện. Điền đầy đủ thông tin của cá nhân/tổ chức đại diện cho chủ đơn. Nếu Chủ đơn là tổ chức thì thông tin của người đại diện theo pháp luật sẽ được điền vào đây.

Tại mục danh mục và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: Danh mục này tại tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần phải phân loại dựa trên mã sản phẩm trong bản Phân loại hàng hoá, dịch vụ Nice (Ni-xơ). Cần phải ghi tuần tự từng nhóm theo Bảng phân loại này; sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số hàng hoá/dịch vụ trong nhóm đó.

Tại mục chủ đơn/đại diện của chủ đơn ký tên: Nếu chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn là tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó sẽ ký và ghi rõ chức vụ của mình để thể hiện chức năng đại diện theo pháp luật của mình và đóng dấu.

Ý nghĩa của mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là một trong những giấy tờ rất quan trọng khi đi đăng ký nhãn hiệu. Mẫu đơn này không chỉ xác nhận thông tin của chủ thể sở hữu nhãn hiệu. Mà còn ghi nhận những thông tin nhận biết mẫu nhãn hiệu để từ đó xem xét nhãn hiệu có thỏa các điều kiện bảo hộ không.

Chủ thể cần điền thông tin thật chính xác và cẩn thận. Bởi đây là một trong những yếu tố có thể bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi Cục sở hữu trí tuệ tiến hành xem xét đơn.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về mẫu đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn.

Tìm Hiểu Những Vấn Đề Liên Quan Tới Giấy Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là việc chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa của mình. Để được cấp giấy chứng nhận thì chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Từ đó, Cục sẽ tiến hành xem xét đơn xem có thỏa mãn điều kiện về hình thức, nội dùng và có tranh chấp không. Nếu thỏa mãn điều kiện luật định thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nhằm xác lập quyền sở hữu.

Làm thế nào để được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?

Cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau đó Cục sẽ thẩm định hình thức đơn, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn. Từ đó quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Hiệu lực của giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là bao lâu?

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2013 thì giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có giá trị pháp lý như sau:

Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

Thời hạn xem xét đơn để cấp giấy đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?

Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Trên đây là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Đăng Ký Nhãn Hiệu Nội Thất Và Lệ Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu Cần Biết

Nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng tăng cao do chất lượng sống ngày càng được cải thiện. Nhu cầu về nội thất trang trí nhà cửa cũng đồng dạng được nâng cao nhất là ở các thành phố lớn. Đó là cơ hội cho ngành nội thất phát triển và ngày càng cạnh tranh hơn. Trong xu hướng hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu nội thất là vô cùng cần thiết. Vậy đăng ký nhãn hiệu nội thất có tốn không? Lệ phí đăng ký nhãn hiệu gồm những khoản nào?

Nhãn hiệu nội thất có cần được đăng ký không?

Ngoài ra bất cứ lĩnh vực nào có tính cạnh tranh cao, lượng người tiêu dùng lớn và mang tính đặc thù, một số nhãn hiệu nổi tiếng để lại dấu ấn riêng cho người tiêu dùng đều có thể đăng ký nhãn hiệu độc quyền sớm. Bởi tính cạnh tranh ngày càng cao của lĩnh vực nội thất, chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu nội thất.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu. Giảm thiểu tình trạng doanh nghiệp khác xâm phạm nhãn hiệu nhằm mục đích thu lợi bất chính. Đăng ký cũng góp phần làm tăng vị thế, tạo ấn tượng cho người tiêu dùng, điều này ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu nội thất độc quyền gồm những gì?

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu gồm những khoản nào?

Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2017, người làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu phải nộp một số khoản phí, lệ phí như sau:

1.       Giai đoạn nộp đơn

Lệ phí nộp đơn

Phí công bố đơn

Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm (có đến 06 sản phẩm/dịch vụ)

Phí bổ sung cho mỗi một sản phẩm, dịch vụ tăng thêm (sản phẩm, dịch vụ từ thứ 07 trở đi trong cùng một nhóm)

Phí tra cứu thông tin cho mỗi nhóm (có đến 06 sản phẩm/dịch vụ)

Phí tra cứu bổ sung cho mỗi một sản phẩm, dịch vụ tăng thêm (từ sản phẩm, dịch vụ thứ 07 trở đi trong cùng một nhóm)

2.       Giai đoạn cấp văn bằng

Phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Lệ phí nộp thêm cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ tăng thêm

Phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Việc nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu  độc quyền phải thực hiện trong thời hạn nhất định. Trường hợp lệ phí không được nộp đúng trong thời hạn được quy định, đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền có thể bị từ chối chấp nhận.

Một trong số các lỗi phổ biến nhất khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền là không kịp thời thanh toán phí đăng ký nhãn hiệu .

Lỗi này xuất phát từ việc không theo dõi đơn thường xuyên. Do đó Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ đăng ký bao gồm hoạt động theo dõi đơn đăng ký của quý khách nhằm khắc phục tình trạng trên.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Hiện Nay Là Bao Nhiêu trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!