Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Thanh Lý Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với nghề kế toán, đặc thù có rất nhiều công việc không đòi hỏi kế toán viên cần phải có trình độ cao, đôi khi chỉ cần một người đã từng có kinh nghiệm giải quyết là đủ. Thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp là một phạm trù kiến thức đơn giản, tuy nhiên không phải bất kì kế toán nào cũng biết. Bài viết hôm nay phần mềm BRAVO muốn chia sẻ đầy đủ các bước của thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp với các bạn. Kiến thức này sẽ thật sự hữu ích, đặc biệt với những bạn mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít.
1. Khi nào cần thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp?
Doanh nghiệp thường có nhu cầu thanh lý tài sản cố định khi:
– Tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa.
– Tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khi doanh nghiệp giải thể, sát nhập, nhượng bán.
Thủ tục thanh lý Tài sản cố định trong doanh nghiệp được quy định tại điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
2. Hồ sơ thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm:
– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Quyết định Thanh lý TSCĐ.
– Biên bản kiểm kê TSCĐ.
– Biên bản thanh lý Tài sản cố định.
– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
– Hóa đơn bán TSCĐ
– Biên bản giao nhận TSCĐ.
– Biên bản hủy tài sản cố định.
– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
3. Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý (Xóa bỏ TSCĐ). Bút toán:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn) Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
– Khi bán Tài sản – Phản ánh doanh thu:
Bút toán hạch toán nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311) Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
Bút toán hạch toán nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131,… Tổng giá thanh toán.
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
Nợ TK 811
Nợ TK 1331
Có TK 1111, 1121, 331.
Thủ Tục Thanh Lý Tài Sản Cố Định Theo Quy Định Của Bộ Tài Chính
Tài sản cố định hư hỏng, lỗi thời, hết giá trị sử dụng phải tiến hành làm thủ tục thanh lý tài sản cố định để nhượng bán hoặc hủy bỏ không sử dụng tài sản này nữa. Quy trình làm hồ sơ thanh lý TSCĐ được tiến hành làm hồ sơ và thanh lý TSCĐ hữu hình như sau.
I. Hồ sơ và thủ tục làm thanh lý tài sản cố đinh hữu hình
1. Hồ sơ làm thủ tục thanh lý tài sản cố định gồm có
Đơn vị làm thủ tục thanh lý tài sản cố định phải tiến hành lập hội đồng xác định giá TSCĐ, tiến hành lập quyêt định làm thanh lý tài sản cố định, làm quyết định thanh lý tài sản cố định giây tờ cần có như sau:
Biên bản kiểm kê tài sản cố định
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Biên bản hủy tài sản cố định
Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Khi tiến hành làm thanh lý tài sản cố định doanh nghiệp phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 2: Tiến hành quyết định thanh lý tài sản do thủ trưởng đơn vị làm quyết định này để thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Bước 3: Doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp
Thủ tục thanh lý tài sản cố định với hội đồng thanh lý tài sản cố định gồm:
+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý
+ Hiểu biết đầy đủ về tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.
+ Phải có mặt của đại diện đoàn thể: công đoàn, phòng thanh tra nhân dân trường hợp cần.
Bước 4: Thực hiện thanh lý theo hội đồng thanh lý, quản lý tài sản trình thủ tưởng đơn vị trình thủ tưởng đơn vị quyết định hình thức xử phạt kiểm tra tài sản, bán hoặc hủy tài sản.
Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị, Hội đồng thanh lý tiến hành lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định của nhà nước.
Thủ tục thanh lý tài sản cố định áp dung với những tài sản cố đinh hữu hình hết giá trị sử dụng
II. Hướng dẫn hạch toán theo thủ tục thanh lý tài sản cố định hữu hình
Thanh lý tài sản cố định hữu hình được quy định tại điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 của TT 200/2014/TT-BTC như sau: Học kế toán thuế
TH1: Thanh lý tài sản cố định dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh
Thực hiện phản ánh khoản thu về thanh lý tài sản cố định mang lại
Nợ TK 111, 112, 131,…
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Xuất hiện chi phí phát sinh cho với hoạt động thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 111, 112,….(tổng giá thanh toán)
Kế toán phải thực hiện ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình như sau:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)
TH2: Thực hiện thanh lý tài sản cố đinh hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án
Dựa vào biên bản giao nhận kế toán ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có)
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 111, 112 …
TH3: Nếu thanh lý TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa , phúc lợi
Thủ tục thanh lý tài sản cố định dựa vào biên bản giao nhận TSCĐ đê ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi như sau:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Doanh nghiệp thời phản ánh doanh thu về thanh lý TCSĐ Đồng thời phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ ghi:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có các TK 111, 112…
Để có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về kế toán, hãy tham gia ngay lớp học kế toán tại Lê Ánh để được hướng dẫn chi tiết.
Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: chúng tôi
Mẫu Đơn Đề Xuất Giá Thanh Lý Tài Sản
1. Định nghĩa mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là gì?
Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là mẫu đơn được lập ra để ghi chép về việc đề xuất giá thanh lý tài sản. Mẫu nêu rõ nội dung đề xuất, thông tin người làm đơn, giá đề xuất, thông tin tài sản…
2. Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản
Thanh lý tài sản cố định là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn.
Việc thanh lý tài sản tương tự như việc bán tài sản trong đó mối quan tâm hoặc mục tiêu chính là thanh lý tài sản (nhà, nhà để xe, nhà kho và sân) với một tổ chức bán hàng tài sản.
Thanh lý tài sản xảy ra chủ yếu như bán bất động sản, với các nhà thanh lý làm cho nhà và các mặt hàng được bán sẵn sàng để bán công khai. Hầu hết các nhà thanh lý sẽ tính một khoản hoa hồng là một số tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng.
Các hồ sơ cần thiết khi tiến hành thanh lý tài sản:
Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
Quyết định Thanh lý TSCĐ.
Biên bản kiêm kê tài sản cố định
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
Hóa đơn bán TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản hủy tài sản cố định
Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp
Hội đồng thanh lý tài sản gồm:
Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).
Bước 4: Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản)
Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước.
6 Bước Trong Trình Tự, Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp Là Gì ?
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp
Tôi tên là Hoàng Anh Tuấn, 35 tuổi, hiện đang cư trú tại Thái Nguyên. Tôi có một thắc mắc về vấn đề trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mong được luật sư giải đáp. Cụ thể:
Tôi hiện đang sở hữu một công ty TNHH kinh doanh trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Do đại dịch covid 19 công ty tôi hiện đang gặp khó khăn về tài chính, có rất nhiều khoản nợ lớn và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đó. Tôi muốn hỏi luật sư về trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với công ty chúng tôi.
Luật Thái An trả lời:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý điều chỉnh trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:
Theo quy định tại Luật Phá sản 2014, phá sản doanh nghiệp là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, điều kiện để phá sản doanh nghiệp là:
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng, tính từ ngày đến hạn phải thanh toán.
Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán xảy ra khi:
Doanh nghiệp không có tài sản để thanh toán các khoản nợ
Doanh nghiệp có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Trình tự thủ tục phá sản của doanh nghiệp được Luật phá sản 2014 quy định tuần tự theo 6 bước cơ bản sau:
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án thụ lý và xem xét đơn yêu cầu phá sản
Mở thủ tục phá sản
Hội nghị chủ nợ
Phục hồi doanh nghiệp
Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và thi hành quyết định.
a. Bước 1 trong thủ tục phá sản: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Để bắt đầu thủ tục phá sản doanh nghiệp, các chủ thể có quyền, nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kèm theo các tài kiệu, chứng cứ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Để tìm hiểu về các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn bạn hãy tham khảo bài viết Ai có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường bưu điện đến trụ sở của Tòa án nhân dân có thẩm quyền
b. Bước 2 trong thủ tục phá sản: Tòa án thụ lý và xem xét đơn yêu cầu phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu phá sản, Tòa án sẽ xem xét và có 4 phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: Nếu vụ việc phá sản không thuộc thẩm quyền thì Tòa án sẽ chuyển đơn yêu cầu cho Toàn án có thẩm quyền.
Phương án 2: Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các thông tin, nội dung thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Phương án 3: Nếu người nộp đơn không được phép nộp đơn hoặc không thực hiện sửa đổi đơn khi có yêu cầu hoặc người nộp đơn rút đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu.
Phương án 4: Nếu đơn yêu cầu hợp lệ, Thẩm phán sẽ thông báo cho người nộp đơn về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (Trừ khi người nộp đơn là người lao động, công đoàn hoặc doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp phí)
c. Bước 3 trong thủ tục phá sản: Mở thủ tục phá sản
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ khi doanh nghiệp được Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn)
Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, trong vòng 3 ngày Thẩm phán phải chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Sau khi quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành hoạt động của doanh nghiệp sẽ được giám sát, tài sản của doanh nghiệp sẽ được kiểm kê. Doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi che giấu hoặc tẩu tán tài sản.
d. Bước 4 trong thủ tục phá sản: Triệu tập hội nghị chủ nợ
Thẩm phán sẽ triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc lập danh sách chủ nợ
Hội nghị chủ nợ sẽ được tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ≥51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng điều kiện thì Thẩm phán sẽ hoãn hội nghị và tổ chức lại trong vòng 30 ngày sau.
Hội nghị chủ nợ được tổ chức có quyền đưa ra các kết luận theo 3 hường giải quyết sau:
Đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Đề nghị áp dụng những biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đề nghị Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản
đ. Bước 5 trong thủ tục phá sản: Phục hồi doanh nghiệp
Nếu hội nghị chủ nợ ra quyết định áp dụng các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì trong vòng 30 ngày từ ngày ra quyết định đó, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ để xem xét và cho ý kiến.
Thẩm phán sẽ tổng hợp ý kiến về phương án phục hồi của các bên và đưa ra hội nghị chủ nợ để xem xét và thông qua.
e. Bước 6 trong thủ tục phá sản: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và thực hiện quyết định đó
Nếu doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ bị thanh lý và phân chia cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản
4. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An
Trong bối cảnh kinh doanh sôi động và đầy cạnh tranh khá nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chủ nợ yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Khi gặp các trường hợp này doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lưu ý
Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
Tác giả bài viết:
Luật sư Lê Văn Thiên
Thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội
Cử nhân Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000)
Thẻ Luật sư số 1395/LS cấp (tháng 8/2010)
Lĩnh vực hành nghề: Hôn nhân gia đình, Tố tụng, Dân sự
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Thanh Lý Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!