Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị Chuyển Mạch (Switch), Nhanh Chóng &Amp; Lấy Hàng Ngay mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch (switch) có sự khác biệt lớn phụ thuộc vào thời điểm làm thủ tục nhập khẩu trước hay sau ngày 1/9/2019.
Gọi nhận tư vấn thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch (Switch) mới nhất: (24/24)
1. Tìm hiểu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
1.1 Khái niệm thiết bị chuyển mạch (switch)
1.2 Ứng dụng và ích lợi của bộ chuyển mạch (switch)
1.3 Nguồn nhập mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
1.3.1 Mỹ: Netgear, Cisco, Linksys, TRENDnet, Buffalo, Dell…
1.3.2 Trung Quốc: TP-Link, Tenda, D-Link, Totolink…
1.3.3 Đài loan: Planet, Draytek, Volktek…
1.4 Phân loại bộ chuyển mạch (switch)
1.4.1 Dựa trên tính năng được quản lý hay không được quản lý
1.4.2 Dựa trên đặc tính kết nối
1.5 Nhóm khách hàng nhập thiết bị chuyển mạch (switch)
2. Mã HS mặt hàng bộ chia mạch (switch)
3. Thuế nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
4. Căn cứ pháp lý và quy định pháp luật để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
5. Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch (switch)
5.1 Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
5.2 Quy trình thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
6. Xuất Nhập Khẩu Đại Kim Phát chia sẻ với bạn kinh nghiệm nhập khẩu mặt hàng bội chuyển mạch (switch)
7. Liên hệ Xuất Nhập Khẩu Đại Kim Phát
Hy vọng sẽ giúp các bạn trong việc nhập khẩu switch chia mạng, dù là tự làm hay nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín mà doanh nghiệp mình tin tưởng, được nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
1. Tìm hiểu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
1.1 Khái niệm thiết bị chuyển mạch (switch)
Thiết bị chuyển mạch hay bộ chuyển mạch (còn có tên tiếng Anh là switch) hay nói nôm na là “switch chia mạng” là một thiết bị tối quan trọng trong việc kết nội mạng, dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây trong một hệ thống mạng.
Mặt khác, phương thức chuyển tín liệu của hệ thống mạng có kết nối với thiết bị chuyển mạng switch còn có thể theo kiểu duplex (được dịch là “song công”) – tức là chuyển dữ hiệu theo cả hai hướng. Điều này giúp cho các công ty, doanh nghiệp, nhà máy có sử dụng hệ thống mạng để trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận hết sức phấn khởi vì không những nâng cao được năng suất làm việc bởi sản phẩm công nghệ switch này mà còn tiết kiệm được đáng kể chi phí và thời gian.
1.2 Ứng dụng và ích lợi của bộ chuyển mạch (switch)
Trên thực tế còn có nhiều loại bộ chuyển đổi mạch khác như: HUB, Router… Tuy nhiên, switch là thiết bị chuyển mạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngày nay, hầu hết các mạng doanh nghiệp đều sử dụng các switch chuyển mạch để kết nối máy tính, máy in, điện thoại, máy ảnh, đèn và máy chủ trong tòa nhà hoặc khuôn viên trường học. Switch làm việc như một bridge nhiều cổng.
Khác với thiết bị HUB nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.
Các switch cũng tương tự như các router, nhưng một router có khả năng bổ sung để chuyển tiếp các gói giữa các mạng khác nhau, trong khi một switch bị hạn chế đối với giao tiếp node-to-node trên cùng một mạng.
Và ích lợi của bộ chuyển mạch (switch) là:
Các thiết bị kết nối gián tiếp thông qua các cổng (port) của switch.
Switch làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công duplex – có thể “đọc – ghi”, “nghe – nói” cùng lúc.
Các port của switch sẽ quyết định băng thông truyền đi như thế nào mà Không cần phải chia sẻ băng thông với nhau.
Frame sẽ được kiểm tra lỗi và giúp làm giảm tỷ lệ lỗi trong frame. Các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).
Có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một ngưỡng nào đó.
Tóm lại: Một bộ chuyển mạch switch hoạt động như một bộ điều khiển. Nó cho phép các thiết bị nối mạng có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả. Thông qua chia sẻ thông tin và phân bổ nguồn lực, công tắc tiết kiệm tiền của doanh nghiệp và tăng năng suất của nhân viên. Thiết bị chuyển mạch còn cho phép bạn gửi và nhận thông tin (chẳng hạn như email) và truy cập tài nguyên được chia sẻ một cách trơn tru, hiệu quả, bảo mật cao và minh bạch.
1.3 Nguồn nhập mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
Hiện nay, cuộc chiến trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ & sản xuất thiết bị chuyển mạch switch đang diễn ra hết sức căng thẳng và quyết liệt.
Trong đó, có rất nhiều công ty công nghệ sản xuất bộ chuyển mạch đang nỗ lực tối đa để được đứng ở top đầu, bằng cách tạo ra các thiết bị chuyển mạch có hiệu suất cao đi đôi với giá cả phải chăng để chiếm lĩnh thị trường.
1.3.1 Mỹ: Netgear, Cisco, Linksys, TRENDnet, Buffalo, Dell…
1.3.2 Trung Quốc: TP-Link, Tenda, D-Link, Totolink…
1.3.3 Đài loan: Planet, Draytek, Volktek…
1.4 Phân loại bộ chuyển mạch (switch)
1.4.1 Dựa trên tính năng được quản lý hay không được quản lý
Switch không được quản lý (unmanaged switch)
Switch loại này được chế tạo để sử dụng được ngay mà không cần phải cấu hình hay cài đặt trước. Dung lượng mạng loại này cũng ít hơn so với switch được quản lý. Loại switch này chủ yếu dùng trong đối tượng có kết nối cơ bản như: Mạng gia đình, văn phòng hay nơi nào chỉ có nhu cầu cần lắp thêm một vài cổng mạng. Với loại switch này, bạn chỉ cần cắm dây cáp nguồn, cáp đích và cắm nguồn điện và có thể hoạt động được ngay.
Switch được quản lý (managed switch)
Switch được quản lý thì có thể cấu hình được, bảo mật cũng tốt hơn. Bạn có thể cấu hình hay tùy chỉnh switch loại này. Điều này dẫn đến sự kiểm soát mạng cũng như bảo vệ mạng tốt hơn, đồng thời giúp người dùng trải nghiệm việc truy cập mạng tốt hơn. Swith được quản lý chủ yếu được dùng trong doanh nghiệp có quy mô từ trung bình đến lớn, thường là dòng cao cấp và được quản lý bởi nhân viên IT chuyên nghiệp.
1.4.2 Dựa trên đặc tính kết nối
Là loại switch được thiết kế nhằm để nối trực tiếp các máy tính lại với nhau hình thành một mạng ngang hàng. Vậy nên, ứng với mỗi cổng của switch loại này chỉ có một địa chỉ máy tính trong bảng địa chỉ. Loại switch này có giá tiền thấp hơn các loại khác. Vì thế, nó không cần thiết phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ xử lý cao.
Loại switch này giúp nối các workgroup switch hay HUB lại với nhau, hình thành một liên mạng ở tầng hai. Vì thế, ứng với mỗi cổng trong trường hợp này sẽ có nhiều địa chỉ máy tính, nên bộ nhớ cần thiết phải đủ lớn. Tốc độ xử lý yêu cầu phải cao vì lượng thông tin cần xử lý tại các switch là khá lớn.
Backbone switch nối kết các segment switch lại với nhau. Bộ nhớ và tốc độ xử lý của loại switch này phải rất lớn để có thể đủ chứa địa chỉ cho tất cả các máy tính trong toàn liên mạng và hoán chuyển kịp thời dữ liệu giữa các nhánh mạng.
1.5 Nhóm khách hàng nhập thiết bị chuyển mạch (switch)
1.5.1 Công ty phân phối kinh doanh thiết bị chuyển mạch switch nhập khẩu chính hãng.
1.5.2 Doanh nghiệp kinh doanh thiết bị công nghệ, trong đó có thiết bị chuyển mạch switch.
1.5.3 Công ty, tập đoàn lớn có nhu cầu nhập khẩu thiết bị chia mạng switch về để xây dựng mạng nội bộ của mình với đặc tính quy mô mạng nội bộ rất lớn và yêu cầu mạng phải mạnh và độ bảo mật phải cao.
2. Mã HS mặt hàng bộ chia mạch (switch)
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, mặt hàng thiết bị chuyển mạch switch có thể tham khảo chương 85.17. Theo đó, chương 85.17: “Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28”.
Phân nhóm: 8517.62: “Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến”.
Nhóm 8517.62.99: “Loại khác”.
3. Thuế nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
Thiết bị chuyển mạch switch thuộc chương 8517, phân nhóm 8517.62, nhóm 8517.62.99, thuế nhập khẩu 0%.
4. Căn cứ pháp lý và quy định pháp luật để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
4.1 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về việc quản lý các mặt hàng cấm kinh doanh xuất nhập khẩu.
4.2 Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
5. Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch (switch)
Căn cứ vào Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thiết bị chuyển đổi mạch không có chức năng thu phát sóng vô tuyến là một mặt hàng có thủ tục nhập khẩu bình thường không cân phải xin giấy phép nhập khẩu.
5.1 Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
Commercial invoice (01 copy).
Packing list (01 copy).
Contract (01 copy).
Catalogues (01 copy).
Bill of Loading (01 copy).
Tờ khai hàng nhập khẩu (01 copy).
5.2 Quy trình thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
Quy trình, thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch được thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
6. Xuất Nhập Khẩu Đại Kim Phát chia sẻ với bạn kinh nghiệm nhập khẩu mặt hàng bội chuyển mạch (switch)
7. Liên hệ Xuất Nhập Khẩu Đại Kim Phát
Và chúng tôi, Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Kim Phát với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chuyên nhận thực hiện thủ tục nhập khẩu trọn gói các mặt hàng thiết bị chuyển mạch hay bộ chuyển mạch hay “bộ chia mạng” các loại của các thương hiệu nổi tiếng và được ưa chuộng nhất hiện nay đến từ các nước Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc… với sự chuyên nghiệp – hiệu quả – nhanh chóng – tiết kiệm và lấy sự hài lòng và phát đạt của Quý khách hàng là phương châm và là tương lai phát triển của chúng tôi.
Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, xin Quý khách liên hệ với Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói – XNK Đại Kim Phát chúng tôi qua Hotline:
Tags: nhập khẩu Switch, nhập khẩu thiết bị chuyển mạch, thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch, thuế nhập khẩu thiết bị chuyển mạch
Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị Chuyển Mạch Switch
Thiết bị chuyển mạch tưởng chừng như là một thiết bị không có yêu cầu về giấy phép nhập khẩu chuyên ngành hoặc kiểm tra chất lượng nhà nước. Nhưng trong thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị chuyển mạch một cách chủ quan hoặc chưa được tư vấn đầy đủ, dẫn đến hậu quả hàng hoá không thông quan được, gây mất chi phí lưu kho hoặc chậm trễ dự án. Trong phạm vi bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu switch để các doanh nghiệp có một cái nhìn toàn cảnh và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nhập khẩu.
1. Thiết bị chuyển mạch là gì?
Switch có 2 loại, một loại là thiết bị chuyển mạch dùng trong hệ thống điện (còn gọi là công tắc điện), một loại khác là thiết bị công nghệ thông tin (gọi là “thiết bị chuyển mạch” hoặc “bộ chia mạng” dùng trong hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN). Thủ tục nhập khẩu công tắc điện khá đơn giản, do đó trong phạm vi bài biết này chúng tôi chỉ bàn về thiết bị chuyển mạch công nghệ thông tin.
Thiết bị chuyển mạch là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao. Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây từ đó định tuyến tạo đường nối tạm trung chuyển dữ liệu đi. Ngoài ra, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền, điều mà các thiết bị khác không làm được. Switch hiện diện trong bất kỳ
2. Switch được phân loại như thế nào? Loại nào phải xin giấy phép chuyên ngành?
Có nhiều cách để phân biệt các loại thiết bị chuyển mạch khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn “cách phân loại của ExtendMax” để dễ dàng hơn trong việc xác định sản phẩm có thuộc diện phải xin giấy phép chuyên ngành hay không. Switch có thể được phân ra thành các nhóm sau:
a. Nhóm switch sử dụng trong các mạng gia đình, mạng doanh nghiệp nhỏ
Thông thường các doanh nghiệp lớn có yêu cầu cao về bảo mật nên các switch sử dụng trong các mạng LAN lõi này thường có tích hợp chức năng bảo mật bằng khoá mã (mật mã dân sự) và có giá trị lớn từ 1000 USD ~ 20.000 USD. Loại switch này thường là sản phẩm của các hãng sản xuất thiết bị mạng bảo mật nổi tiếng như Cisco, Juniper, He wlett Packard (HP)….Hình ảnh thiết bị chuyển mạch trong nhóm này như sau:
Thiết bị chuyển mạch công nghiệp không có chức năng quản lý thường được thiết kế không quạt có quạt tản nhiệt, tiêu thụ ít điện năng, có lớp vỏ chịu lực, đảm bảo hoạt động ổn định trong nhiều môi trường công nghiệp khác nhau. Thông thường các sản phẩm này không có tính năng bảo mật nhưng cá biệt cũng có một số loại có tích hợp chức năng mã hoá dữ liệu. Mẫu thiết bị chuyển mạch công nghiệp:
Theo luật an toàn thông tin mạng thì có 2 loại giấy phép nhập khẩu áp dụng đối với sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:
a. Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
1. Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạn, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông tin.
2. Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Giám sát, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra sự kiện cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin
3. Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập là các thiết bị phần cứng, phần mềm có chức năng cơ bản ngăn chặn tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin.
Thiết bị chuyển mạch có mã HS trong nhóm 8517.62. được liệt kê trong thông tư số 13/2018/TT-BTTTT và thông thường cũng không có chức năng chính là một trong 3 loại chức năng nêu trên, do đó t hiết bị chuyển mạch không phải là sản phẩm an toàn thông tin mạng, không phải xin giấy phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
Thiết bị chuyển mạch có mã HS trong nhóm 8517.62. được liệt kê trong Phụ lục 2 của Nghị Định 53/2018/NĐ-CP nên trong trường hợp thiết bị chuyển mạch có chức năng “bảo mật luồng kênh” hoặc “bảo mật luồng IP” thì sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Trong trường hợp sản phẩm có tính năng mã hoá nhưng không có chức năng “bảo mật luồng kênh” hoặc “bảo mật luồng IP” thì doanh nghiệp không phải xin giấy phép nhập khẩu. Khi này nếu doanh nghiệp nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh thì sẽ không phải làm bất kì thủ tục nào khác. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh thì doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự theo quy định.
Trên thực tế, ExtendMax đã từng kiểm tra và đánh giá tài liệu kỹ thuật của hàng trăm model switch của các hãng sản xuất khác nhau. Các thiết bị chuyển mạch của các hãng chuyên về bảo mật như Cisco, Juniper, HPE, Alcatel Lucent, Brocade thường sẽ có chức năng mật mã dân sự nhưng không có chức năng “bảo mật luồng kênh” hoặc “bảo mật luồng IP”
4. Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự cho thiết bị chuyển mạch
Như đã nêu trên, trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh các hãng chuyên về bảo mật như Cisco, Juniper, HPE, Alcatel Lucent, Brocade có chức năng mật mã dân sự, doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã theo quy định . Xin vui lòng xem hướng dẫn về thủ tục và hồ sơ qua các bài viết sau:
5. Doanh nghiệp có phải xin thêm giấy phép nào khác cho bộ chia mạng không?
► Đánh giá tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, tư vấn đúng loại giấy phép phải có
► Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp các bước để đạt đủ điều kiện xin cấp phép
► Hỗ trợ doanh nghiệp soạn hồ sơ “đúng chuẩn” trong thời gian nhanh nhất
► Thay mặt doanh nghiệp nộp và theo dõi hồ sơ xin cấp phép, hạn chế phải bổ sung hồ sơ
► Thay mặt doanh nghiệp thanh toán lệ phí và nhận giấy phép, bàn giao cho doanh nghiệp
Toàn bộ các thủ tục đã nêu có thể hoàn thành trong thời hạn quy định theo các văn bản pháp quy (30 ngày làm việc đối với giấy phép kinh doanh và 10 ngày làm việc đối với giấy phép nhập khẩu)
7. Liên hệ ngay với ExtendMax để được tư vấn về thủ tục xin giấy phép cho thiết bị chuyển mạch
CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM
8. Mẫu giấy phép kinh doanh cấp cho thiêt bị chuyển mạch và giấy phép nhập khẩu sản phẩm loại khác
Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị Bảo Vệ Mạch Điện
Mã HS của Thiết bị bảo vệ mạch điện
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Thiết bị bảo vệ mạch điện có HS thuộc Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên
8536
Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, rơ le, công tắc, chi tiết đóng ngắt mạch, cầu chì, bộ triệt xung điện, phích cắm, ổ cắm, đui đèn và các đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp không quá 1.000V; đầu nối dùng cho sợi quang, bó sợi quang hoặc cáp quang.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thủ tục nhập khẩu Thiết bị bảo vệ mạch điện
Quản lý nhà nước Thiết bị bảo vệ mạch điện
Thiết bị bảo vệ mạch điện thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương, theo đó, khi nhập khẩu Thiết bị bảo vệ mạch điện phải làm kiểm tra chất lương sau khi thông quan.
Thủ tục hải quan nhập khẩu Thiết bị bảo vệ mạch điện
Do phải làm kiểm tra chất lương sau khi thông quan, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu Thiết bị bảo vệ mạch điện thực hiện như những hàng hóa thông thường khác và kèm theo văn bản đăng ký làm kiểm tra chất lượng.
Nhãn mác Thiết bị bảo vệ mạch điện
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Để biết thêm chi tiết về các quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu tham khảo bài viết Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.
Thông thường, việc nhập khẩu một lô hàng gồm 07 giai đoạn: Trước khi ký hợp đồng, ký hợp đồng, thanh toán, giao hàng, thông quan, nhận hàng và sau khi thông quan. Nếu bạn mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể tham khảo bài viết Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầucủa chúng tôi để có cái nhìn tổng quan và một số lưu ý chung cho cả quá trình nhập khẩu.
Chi phí và thời gian nhập khẩu Thiết bị bảo vệ mạch điện
Chi phí nhập khẩu ở khâu vận chuyển, hải quan được cấu thành bởi hai yếu tố chính: Thuế và chi phí vận chuyển.
Các loại thuế khi nhập khẩu Thiết bị bảo vệ mạch điện
Khi nhập khẩu Thiết bị bảo vệ mạch điện, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Thiết bị bảo vệ mạch điện hiện hành là
Trong trường hợp Thiết bị bảo vệ mạch điện được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, hãy liên lạc với bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chúng tôi theo email info@hptoancau.com hoặc hotline 08 8611 5726.
Dịch vụ cung cấp và Quy trình làm việc
Quy trình làm việc của HP Toàn Cầu trong việc phối hợp với khách hàng để thông quan hàng hóa như sau:
Phòng 2308, CT2 Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 73008608/ Hotline: 08 8611 5726
Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Thiết Bị In
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy in để phụ vụ nhu cầu in ấn của con người. Theo quy định tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP và Thông tư 03/2015/TT-BTTTT thì có một số loại máy in khi nhập khẩu vào Việt Nam thì phải xin giấy phép nhập khẩu. Vậy những loại máy in nào, thủ tục như thế nào để xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in.
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in
Cơ sở pháp lý
– Nghị định 60/2014/NĐ-CP
– Nghị định 25/2018/NĐ-CP
– Thông tư 03/2015/NĐ-CP
Giấy phép nhập khẩu là gì? Máy in là gì?
- Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó.
- Máy in là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.
Các loại thiết bị in phải xin giấy phép nhập khẩu
– Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in là máy chuyên dùng phục vụ khâu chế bản (trước in) trong hoạt động in.
– Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số có tốc độ trên 50 tờ/phút A4 hoặc có khổ in trên A3.
– Máy in sử dụng công nghệ in ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa).
– Máy dao cắt (xén) giấy, máy gấp sách (gấp giấy), máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in (từ hai công đoạn trở lên).
– Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
Tại sao phải xin giấy phép nhập khẩu đối với các loại thiết bị in khi nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in
– Đối với cơ quan nhà nước: dễ quản lý tromg việc nhập khẩu máy in, in ấn
– Đối với doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu: để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì khi nhập khẩu các loại thiết bị in mà theo quy định loại thiết bị in đó phải xin giấy phép nhập khẩu mà không có giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
Trình tự thủ tục để nhập khẩu thiết bị in
Bước 1: Xin giáy phép nhập khẩu thiết bị in
Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu (trên đơn ghi rõ mục đích “sử dụng sản xuất” hoặc “kinh doanh (bán)”) trên đơn có thể ghi nhiều máy trên một đơn xin cấp phép
– Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in theo đơn xin cấp phép nhập khẩu thiết bị in
Thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in
- Cục xuất bản, in và phát hành
Chủ thể xin giấy phép nhập thiết bị in
– Các chủ thể có tư cách pháp nhân như
+ Doanh nghiệp
+ Tổ chức
+ Các cơ sở được cấp phép hoạt động in
Thời gian thực hiện việc xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục xuất bản, in và phát hành phải cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in, Trong trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời.
Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu thiết bị in
– Giấy phép nhập khẩu thiết bị in có giá trị đến khi thực hiện xong thủ tục thông quan; Giấy phép nhập khẩu thiết bị in được cấp cho từng máy cụ thể (theo cả số model và số Seri máy). Vì vậy không thể sử dụng lại giấy phép này cho những thiết bị cùng loại cho các lô hàng khác nhau.
Các lưu ý khi xin giấy phép nhập khẩu máy in
– Giá trị của giấy phép nhập khẩu máy in tới hết thông quan, tức là có thể hiểu giấy phép nhập khẩu máy in không có thời hạn cho tới khi thông quan xong
– Một giấy phép có thể nhập được nhiều máy, nhiều loại máy, nhiều năm sản xuất khác nhau..
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Sau khi có giấy phép nhập khẩu thiết bị in được cơ quan nhà nước cấp đối với loại thiết bị in phải xin giấy phép thì sẽ làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan
Hồ sơ tại cơ quan Hải quan
– Hợp đồng mau bán
– Hóa đơn thương mại
– Bản kê hàng hóa
– Vận đơn
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Giấy phép nhập khẩu thiết bị in
Khách hàng cần cung cấp
Thông tin cần cung cấp
– Thông tin về thiết bị
– Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in theo đơn xin cấp phép nhập khẩu thiết bị in
Tài liệu cần cung cấp
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân
Công việc của chúng tôi
– Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
– Làm các thủ tục Hải quan
– Hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình thực hiện nhập khẩu thiết bị in
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị Chuyển Mạch (Switch), Nhanh Chóng &Amp; Lấy Hàng Ngay trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!