Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Nhập Khẩu Dao Cắt Tôn mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mã HS của dao cắt tôn
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Dao cắt tôncó HS thuộc Chương 82: Dụng cụ, đồ nghề, dao, kéo, bộ đồ ăn làm từ kim loại cơ bản; các bộ phận của chúng làm từ kim loại cơ bản
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Do không có chính sách quản lý nhà nước gì đặc biệt, thủ tục hải quan nhập khẩu dao cắt tônthực hiện như những hàng hóa thông thường khác.
Để biết các văn bản pháp quy hiện hành về thủ tục hải quan, xem bài viết:Văn bản quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Để biết thêm chi tiết về các quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu tham khảo bài viết Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.
Thông thường, việc nhập khẩu một lô hàng gồm 07 giai đoạn: Trước khi ký hợp đồng, ký hợp đồng, thanh toán, giao hàng, thông quan, nhận hàng và sau khi thông quan. Nếu bạn mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể tham khảo bài viết Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầucủa chúng tôi để có cái nhìn tổng quan và một số lưu ý chung cho cả quá trình nhập khẩu.
Khi nhập khẩu dao cắt tôn, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của dao cắt tôn hiện hành là.
Trong trường hợp dao cắt tôn được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, hãy liên lạc với bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chúng tôi theo email info@hptoancau.com hoặc hotline 08 8611 5726.
Quy trình làm việc của HP Toàn Cầu trong việc phối hợp với khách hàng để thông quan hàng hóa như sau:
Phòng 2308, CT2 Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 73008608/ Hotline: 08 8611 5726
Thủ Tục Cắt Hộ Khẩu, Nhập Khẩu Về Nhà Chồng
– Luật cư trú 2006
– Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong những trường hợp sau đây:
– Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.
– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật cư trú, hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02 – có mẫu cụ thể).
– Sổ hộ khẩu.
Do đó, để thực hiện việc cắt khẩu, bạn phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề về thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 35
“1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu
a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”
Với trường hợp của bạn, thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu là Trưởng Công an nơi bạn đang có hộ khẩu tại đó.
Nhập khẩu vào nhà chồng như thế nào?
Thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định cụ thể tại Điều 9 thông tư 35
“1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
Với trường hợp của bạn, thẩm quyền đăng ký sẽ là cơ quan Công an thị xã (nơi có hộ khẩu thường trú của chồng bạn). Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Giấy chuyển hộ khẩu.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
– Trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;
– Sổ hộ khẩu gia đình chồng.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.vn
Trân trọng !
Tư Vấn Chứng Nhận Chất Lượng Máy Cắt Cỏ Nhập Khẩu
Máy cắt cỏ nhập khẩu là một sản phẩm được quy định tại khoản 4 điều 34 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, do đó các đơn vị tham gia nhập khẩu phân phối sản phẩm này trên thị trường cần lưu ý. Để hiểu rõ hơn về chứng nhận chất lượng máy cắt cỏ nhập khẩu chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản nhất như sau:
Hướng dẫn thi hành Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015,
15/5/2016 chính phủ ban hành nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Và theo Công văn 613/CB-CĐ về việc kiểm tra máy móc nông nghiệp nhập khẩu thì từ 2016 cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra chất lượng máy nông nghiệp nhập khẩu.
Theo quy định tại khoản 4 điều 34 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa
Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/08/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì nhóm máy móc, thiết bị nông nghiệp thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và được giao cho Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị Nông nghiệp thực hiện.
Việc chứng nhận chất lượng máy cắt cỏ nhập khẩu phải phù hợp theo các TCVN sau mới có thể lưu thông trên thị trường:
Quy trình chứng nhận chất lượng máy cấy nhập khẩu
Bước 1: Đăng ký kiểm tra,
Chuẩn bị những hồ sơ sau:
Phiếu đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa (2 bản)
Hợp đồng nhập khẩu (Contract).
Bản liệt kê hàng hóa (Packing List).
Hóa đơn (Invoice).
Vận đơn (B/L).
Các chứng thư chất lượng.
Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra.
Đóng phí kiểm tra theo quy định
Liên hệ với Hải quan để làm các thủ tục thông quan theo quy định.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Thông báo cho Bộ phận kiểm tra kỹ thuật sau khi đã tập kết hàng về doanh nghiệp để thống nhất kế hoạch kiểm tra.
Tổ chức cho Bộ phận kiểm tra kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra tại Doanh Nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả kiểm tra
Các loại giấy tờ mang theo để đăng ký với cơ quan kiểm tra chuyên ngành bao gồm
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (bản gốc ký đóng dấu theo mẫu)
Hợp đồng; Vận đơn; Invoice; Paking list; tờ khai nhập khẩu (Bắt buộc)
CO; CQ; tài liệu hướng dẫn sử dụng (bản gốc do nhà sản xuất và bản dịch sang tiếng việt) để thực hiện nhanh hơn.
Sau khi đơn vị kiểm tra tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp số đăng ký, lãnh đạo của đơn vị kiểm tra sẽ ký đóng dấu vào “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu”.
Người nhập khẩu đến chi cục hải quan nơi mở tờ khai để làm thủ tục nhập khẩu. Ngoài chứng từ theo quy định về nhập khẩu thông thường phải gửi kèm theo:
“Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” đã được ký đóng dấu
Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về kho bảo quản theo mẫu 09, phụ lục 5, thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên có điều gì còn thắc mắc hãy lên hệ ngay với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm của VIETPAT, việc chứng nhận chất lượng máy cắt cỏ nhập khẩu sẽ được tư vấn sớm và hoàn toàn miễn phí.
Thủ Tục Tách Hộ Khẩu, Nhập Hộ Khẩu
Căn cứ pháp lý
- Luật cư trú năm 2006
- Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú
– Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú
Hồ sơ xin tách hộ khẩu
Hồ sơ xin tách hộ khẩu bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Sổ hộ khẩu gốc cần tách;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Văn bản đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình, cá nhân của chủ hộ trong trường hợp người không ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột với chủ hộ nhưng có đủ điều kiện đăng kí thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong đó:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 được ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Hồ sơ xin nhập hộ khẩu
Nhập hộ khẩu là thuật ngữ thông thường, ngôn ngữ pháp lý là đăng ký thường trú. Để tiện cho việc tham khảo của các bạn, chúng tôi sẽ chia hồ sơ xin nhập hộ khẩu mới nhất bao gồm hồ sơ đăng ký thường trú chung; hồ sơ đăng ký thường trú trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt; hồ sơ đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ nhất, hồ sơ đăng ký thường trú chung
Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định tại khoản 1 Điều 6Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
+ Giấy chuyển hộ khẩu (áp dụng đối với các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Đối với chỗ ở hợp pháp của cá nhân do được cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê thì phải được chủ hộ (người cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê) đồng ý bằng miệng cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên hoặc đồng ý bằng văn bản.
Đối với chỗ ở hợp pháp được cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê tại thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã,phường về diện tích bình quân/đầu người bảo đảm tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo từng giai đoạn.
Đối với trường hợp quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng; người khuyết tật mất khả năng lao động; người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì cá nhân không cần phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên với chủ hộ.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký thường trú trong một số trường hợp cụ thể:
Tuy nhiên đối với một số trường hợp cụ thể, ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên trong hồ sơ đăng ký thường trú tại các trường hợp cụ thể còn có thêm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú như sau:
– Đối với trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;
– Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Người được cơ quan, tổ chức, cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đó hoặc có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Trong trường hợp thuyên chuyển nơi hoạt động thì cần có giấy tờ chứng minh về việc thuyên chuyển;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
– Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;
– Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu của cá nhân đó.
Thứ ba, hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
Các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm một trong giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú như sau:
Đối với trường hợp đã có chỗ ở hợp pháp muốn đăng ký thường trú vào quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú.
Đối với các trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì cần có:
– Trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng như Giấy đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Trường hợp người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột bao gồm sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người hết tuổi lao động bao gồm giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu bao gồm sổ hưu; quyết định nghỉ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc bao gồm quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Trường hợp người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy xác nhận khuyết tật hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đối với người khuyết tật có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất, tinh thần;
+ Giấy chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
+ Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
+ Văn bản về việc cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự;
– Trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên bao gồm giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ bao gồm giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng: ;
Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
– Trường hợp người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột, hồ sơ cần có thêm:
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng độc thân;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột như sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp cần các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo pháp luật lao động (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động);
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo pháp luật cán bộ, công chức.
+ Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì cần có thêm quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức đó thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của công dân (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương nơi trước đây mình đã cư trú cần có một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú về việc công dân đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Các lưu ý về hồ sơ tách – nhập hộ khẩu:
– Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;
– Các giấy tờ thay thế hộ chiếu: giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh; giấy thông hành hồi hương; giấy thông hành;
– Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an;
– Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang được sử dụng con dấu riêng.
Công việc của chúng tôi
-Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục trước khi tiến hành thực hiện dịch vụ
-Soạn thảo tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc tiến hành thủ tục tách hộ khẩu, nhập hộ khẩu
-Thay mặt công ty tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền.
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Nhập Khẩu Dao Cắt Tôn trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!