Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Người Nước Ngoài Chuyển Tiền Mua Nhà Tại Việt Nam # Top 10 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Người Nước Ngoài Chuyển Tiền Mua Nhà Tại Việt Nam # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Người Nước Ngoài Chuyển Tiền Mua Nhà Tại Việt Nam mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tôi được biết Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, tôi có người thân đang sinh sống tại nước ngoài cần chuyển tiền về Việt Nam để mua nhà. Cho tôi hỏi cần có thủ tục gì để chuyển được tiền về? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

nguyenthingocthanh2503199@…

Luật sư Lê Cẩm Diệu Hà – Công ty luật TNHH Đất Luật trả lời:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam có thể chuyển tiền để thanh toán tiền mua nhà theo một trong các hình thức sau:

– Mở tài khoản tại ngân hàng ở Việt Nam để sử dụng tài khoản đó thanh toán bằng cách chuyển khoản cho bên bán;

– Chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài vào tài khoản của bên bán, bên bán sẽ liên hệ với ngân hàng để chuyển đối ngoại tệ thành tiền Việt Nam. Trong trường hợp này thì phải có mã code của ngân hàng mà bên bán có tài khoản khi thực hiện thanh toán;

– Chuyển tiền mặt qua ngân hàng cho bên bán.

Chị cần lưu ý về điều kiện được mua nhà đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài như sau:

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ sau:

Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

Ngoài ra, nếu là cá nhân nước ngoài thì chỉ được mua nhà ở thương mại (là căn hộ chung cư hoặc nhà riêng lẻ) tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

CafeLand kết hợp cùng Công ty luật TNHH Đất Luật

Thủ Tục Mua Nhà Đối Với Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài, chính thức được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam. Vậy thủ tục để đối tượng này mua được nhà cần những gì?

1. Không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

2. Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, điều kiện để tham gia giao dịch mua bán nhà ở là: cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại việt nam

Hợp đồng mua bán nhà ở

1. Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Cam kết của các bên;

Các thỏa thuận khác;

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

2. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

3. Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu

1. Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt nam:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở bằng tiếng Việt và Tiếng Anh theo mẫu quy định.

Giấy tờ hợp lệ về quyền sở hữu nhà ở của bên bán

2. Đối với trường hợp mua căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (bao gồm cả trường hợp mua căn hộ hình thành trong tương lai và mua căn hộ có sẵn) thì phải có quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở thương mại của cơ quan có thẩm quyền; hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho doanh nghiệp; Bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ; biên bản bàn giao căn hộ.

3. Đối với trường hợp mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của cá nhân phải có giấy tờ chứng nhận hợp lệ theo quy định.

Bản chính Hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở hoặc giấy tờ về thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài;

Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật…

4. Quy định mở rộng quyền mua nhà của người nước ngoài ở Việt Nam được cho là sẽ có cơ hội thúc đẩy nguồn ngoại hối chảy vào Việt Nam, tạo cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo Đ.Liên Pháp Luật TPHCM – Cafef.vn

Điều Kiện, Thủ Tục Người Nước Ngoài Mua Nhà Ở Việt Nam Từ A

Hiện nay, số lượng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng đặc biệt là những người nước ngoài là người Trung Quốc và các quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc… Vậy, pháp luật quy định:

Người nước ngoài mua nhà như thế nào?

Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam không? Quy định người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cụ thể ra sao?

Thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Thời gian người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định thế nào?

Các quy định pháp luật người nước ngoài mua nhà, sở hữu nhà ở tại Việt Nam

I. Quy định, thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam không?

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam được không là thắc mắc của nhiều người nước ngoài và cả người Việt Nam khi muốn giao dịch mua bán nhà với họ.

Theo quy định tại luật đất đai 2013 thị người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể Điều 5 quy định về các trường hợp: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển QSDĐ gồm có các đối tượng là người nước ngoài.

Đồng thời, quy định khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 hiện hành xác định các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.

Tuy nhiên, giới hạn không phải người nào cũng có quyền sở hữu nhà ở bởi có người nước ngoài không được mua nhà tại Việt Nam nếu như không mua bán nhà ở không thuộc các hình thức sở hữu theo quy định.

Đồng thời, người nước ngoài thuộc diện được phép sở hữu nhà ở Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có những giới hạn về quyền nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng của tổ chức trong số lượng nhà nhận định tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu.

Trong trường hợp được tặng cho, nhận thừa kế nhưng không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở thì được giải quyết theo quy định khác.

Hình thức sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam

Quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam xác định các giới hạn về hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 như sau:

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Vì vậy, người nước ngoài có thể mua nhà ở tại Việt Nam nhưng chỉ có quyền sở hữu dưới 2 hình thức trên mà thôi.

Các hình thức người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều kiện người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Với nhu cầu người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nhà Trang hay Phú Quốc ngày càng tăng thì việc tìm hiểu các quy định pháp luật về điều kiện người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam là cần thiết.

Theo quy định điều kiện người nước ngoài mua nhà, căn hộ chung cư tại Việt Nam 2019 như sau:

– Thứ nhất, Người nước ngoài phải thuộc diện được phép nhập cảnh vào Việt Nam, không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hay lãnh sự.

– Thứ hai, phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

– Thứ ba, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam. Lưu ý: cá nhân người nước ngoài không nhất thiết phải đăng ký tạm trú, thường trú tại nơi có nhà ở giao dịch

– Thứ tư, giới hạn số lượng nhà ở được giao dịch theo quy định tại Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Trường hợp là nhà riêng lẻ (biệt thự, nhà ở liền kề) ở khu vực có dân số tương đương một phường chỉ được mua không quá 250 căn.

Trường hợp 1 dự án hay từ 2 dự án trở lên mà có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn, người nước ngoài mua bán nhà ở không quá 10% (250 căn) tổng số lượng nhà ở trong dự án đó.

Quy trình thủ tục, hợp đồng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Khi có đủ các điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam thì có thể chuẩn bị các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng để làm các thủ tục mua nhà theo hướng dẫn quy định tại Luật Nhà ở 2014 như sau:

Giấy tờ cho người nước ngoài mua nhà ở, chung cư tại Việt Nam

Người nước ngoài mua nhà cần giấy tờ gì? Theo quy định để được sở hữu nhà ở thì người nước ngoài cần chứng minh thuộc đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở mà Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định bao gồm những loại giấy tờ sau:

Khoản 1 Điều 74 Nghị định quy định về các loại giấy tờ chứng minh là đối tượng và điều kiện mua nhà, sở hữu nhà ở của người nước ngoài ở Việt Nam đó là:

“1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.”

Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở

Việc người nước ngoài mua bán nhà ở phải thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà đất có nội dung và hình thức theo đúng luật quy định tại Điều 121, 122, 123 Luật Nhà ở và phải thực hiện công chứng, chứng thực.

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận SHH nhà ở cho người nước ngoài

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài

Việc cấp giấy chứng nhận chuyển sử dụng đất hay người nước ngoài mua nhà chuyển nhượng cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở theo các quy định luật người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam đó là:

Làm đơn đề nghị cấp GCN quyền sở hữu nhà ở theo mẫu 04/ĐK (Thông tư 23/2014/TT-BTNMT)

Giấy tờ chứng minh là đối tượng và điều kiện mua nhà, sở hữu nhà ở của người nước ngoài ở Việt Nam

Bản sao hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở có công chứng, chứng thực.

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền SDĐ, quyền SH nhà ở tại nơi có nhà ở.

Thông thường, sau khi đã hoàn thành việc nhận bàn giao và tất toán hợp đồng mua bán (khoảng 30 ngày) chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo yêu cầu khách hàng nộp hồ sơ để làm sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật.

– Nếu hồ sơ hợp lệ tiếp nhận và hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, đầy đủ thì sau 3 ngày nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền thông báo hoàn trả và hướng dẫn bổ sung hoàn thiện theo đúng quy định.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

Thời hạn để chủ đầu tư thực hiện thủ tục làm sổ đỏ cho khách thường kéo dài trong 50 ngày kể từ ngày khách hàng nộp hồ sơ theo thông báo. Thời hạn cấp sổ đỏ sẽ tùy thuộc vào cơ quan Nhà nước ( tkhoảng 3-6 tháng từ khi nộp hồ sơ).

Thứ năm, cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bằng thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và có thể gia hạn nếu có nhu cầu.

Nếu như người nước ngoài kết hôn với công dân là Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo hình thức ổn định, lâu dài như công dân Việt Nam.

Về thời hạn người nước ngoài sở hữu nhà khi nhận chuyển nhượng thì tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và ghi rõ trong Giấy chứng nhận”. Trường hợp chuyển nhượng cho người nước ngoài khác thì bên nhận chuyển nhượng có thời hạn sở hữu trong thời hạn còn lại không phải là 50 năm như ban đầu.

Nếu hết thời hạn sở hữu nhà ở mà không xin gia hạn, không bán, tặng cho các đối tượng thuộc sở hữu nhà ở Việt Nam thì bất động sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Đối với trường hợp người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ với chủ đầu tư theo hợp đồng thuê nhà ở, nếu người nước ngoài thuê nhà kinh doanh (cho thuê lại) thì phải được sự đồng ý của bên chủ đầu tư.

II. Quy định, thủ tục người nước ngoài đầu tư kinh doanh BĐS ở Việt Nam

Hiện nay, thị trường bất động sản ở Việt Nam đang thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách nới lỏng cho người nước ngoài mua nhà đất ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách pháp luật người nước ngoài mua bán nhà đất ở tại Việt Nam sẽ có những giới hạn nhằm đảm bảo các vấn đề phát triển an ninh, chính trị, kinh tế – xã hội theo định hướng. Do đó, người nước ngoài mua nhà ở chuyển nhượng, người nước ngoài thuê nhà để kinh doanh luôn có những giới hạn bởi các quy định về chính sách, thủ tục đầu tư bất động sản riêng biệt.

Điều kiện người nước ngoài đăng ký kinh doanh BĐS tại Việt Nam

Theo luật quy định người nước ngoài kinh doanh bất động sản ở Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau:

– Phải thành lập doanh nghiệp hoặc HTX có đăng ký ngành nghề kinh doanh BĐS:

Kinh doanh bất động sản;

Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản;

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

(Trong đó: mỗi ngành nghề kinh doanh BĐS sẽ có những điều kiện riêng cần thiết khi đăng ký kinh doanh)

Cá nhân người nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà đất cần phải thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu Cách đăng tin bán nhà trên mạng hiệu quả trên chúng tôi để nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Quy định điều kiện người nước ngoài kinh doanh bất động sản tại Việt Nam

– Doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng phải chứng minh năng lực tài chính tương ứng với vốn điều lệ của công ty thông qua các hình thức sau:

+ Nếu nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân góp vốn đầu tư: Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư là 20 tỷ đồng (Nếu là Ngân hàng nước ngoài xác nhận nhà đầu tư cần cung cấp bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);

+ Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, công ty nước ngoài:

Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ tương ứng với nguồn vốn dương là 20 tỷ đồng Việt Nam;

Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương là 20 tỷ đồng Việt Nam.

(Cung cấp bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài)

Các hình thức cho người nước ngoài đầu tư kinh doanh bất động sản hiệu quả nhất

Phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dưới các hình thức theo quy định Điều 11 Luật Kinh doanh BĐS 2013:

Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Thuê đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Thủ tục xin giấy phép cho người nước ngoài đăng ký kinh doanh BĐS tại Việt Nam

Người nước ngoài là tổ chức, cá nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần nắm rõ các điều kiện về vốn pháp định, chứng minh điều kiện vốn, và các điều kiện cho từng ngành nghề kinh doanh bất động sản, các giấy tờ chứng minh nhân thân cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn… theo quy định của luật Kinh doanh bất động sản 2014, các quy định đăng ký kinh doanh và các văn bản pháp luật hiện hành.

Sau khi chuẩn bị thủ tục hồ sơ thì nộp tới bộ phận một của của cơ quan đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư nơi dự định thành lập doanh nghiệp và sẽ được tiếp nhận, hướng dẫn.

Kinh nghiệm cho người nước ngoài kinh doanh bất động sản tại Việt Nam nhất định phải biết

Kinh nghiệm đầu tư BĐS cho người nước ngoài tại Việt Nam

Một số kinh nghiệm đầu tư bất động sản dành cho người nước ngoài ở thị trường Việt Nam nên biết nếu muốn tham gia vào thị trường nhà đất tiền năng này:

Thứ nhất, tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật người nước ngoài mua bán nhà đất ở Việt Nam bao gồm các loại giấy tờ, thủ tục, các quy định điều kiện đầu tư BĐS cho cá nhân tổ chức nước ngoài.

Thứ hai, nghiên cứu thị trường tỉ mỉ để tìm cơ hội thích hợp dù ở bất cứ địa phương nào từ Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng Nha Trang, Bình Dương hay các địa phương có tiềm năng khác.

Thứ ba, tìm hiểu các vấn đề về thuế quan, tài chính trong lĩnh vực đầu tư bất động sản như: thuế giá trị gia tăng thuế quản lý, thuế đăng ký, thu nhập cá nhân,…

Người Nước Ngoài Mua Xe Máy Tại Việt Nam Đăng Ký Thủ Tục Như Thế Nào?

Nhà nước Việt Nam luôn có chính sách “bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 cũng như các văn bản luật, văn bản dưới luật khác. Pháp luật hiện hành cho phép cá nhân nước ngoài mua và đăng ký quyền sở hữu đối với xe ô tô, xe máy để đáp ứng nhu cầu của mình. Vậy hồ sơ đăng ký xe máy dành cho người nước ngoài bao gồm những loại giấy tờ gì? Tất cả sẽ được DC Counsel đề cập trong bài viết này.

Điều kiện để người nước ngoài được phép mua và đăng ký xe máy tại Việt Nam là gì?

Pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân nước ngoài mua và đăng ký quyền sở hữu đối với xe ôtô, xe máy để đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên người nước ngoài muốn đứng tên đăng ký xe tại Việt Nam cần phải đáp ứng được một trong hai điều kiện sau:

Là người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế.

Là người nước ngoài làm việc, sinh sống ở Việt Nam (thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên).

Nếu như đáp ứng được những điều kiện trên, người nước ngoài có thể đứng tên đăng ký xe tại Việt Nam dễ dàng.

Hồ sơ đăng ký xe máy của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?

Người nước ngoài muốn sở hữu một chiếc xe chính chủ cho mình, cần chuẩn bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:

1. Giấy khai đăng ký xe

Chủ xe có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu, nếu là cơ quan, tổ chức (Điều 8 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).

2. Giấy tờ của chủ xe (Trường hợp chủ xe là người nước ngoài):

Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng), nộp giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ.

Người nước ngoài làm việc, sinh sống ở Việt Nam, xuất trình Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu; Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú từ một năm trở lên và giấy phép lao động theo quy định, nộp giấy giới thiệu của tổ chức, cơ quan Việt Nam có thẩm quyền (Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).

3. Giấy tờ của xe (Trường hợp mua xe):

Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm: Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (Điểm c Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).

Chứng từ lệ phí trước bạ xe: Biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính (Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).

Chứng từ nguồn gốc xe, như: xe nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, xe miễn thuế, xe chuyên dùng có thuế suất 0%, xe viện trợ dự án: Tờ khai nguồn gốc xe ô tô; xe gắn máy nhập khẩu, theo mẫu của Bộ Tài chính (Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Người Nước Ngoài Chuyển Tiền Mua Nhà Tại Việt Nam trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!