Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Mua Bán Căn Hộ Chung Cư (Chưa Có Sổ Đỏ) Được Thực Hiện Như Thế Nào? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục mua bán căn hộ chung cư (chưa có sổ đỏ) được thực hiện như thế nào?
Có 2 hình thức:
Hình thức 1. Trực tiếp từ chủ đầu tư
Điều này có nghĩa là bạn là người trực tiếp ký Hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng. Thủ tục trong trường hợp này không có gì đặc biệt, đại diện của chủ đầu tư sẽ hướng dẫn và giải thích toàn bộ quy trình cho bạn.
Trước ngày 01/7/2015 (ngày Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực thi hành) thì Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư phải được lập thành văn bản theo mẫu do Bộ xây dựng quy định. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2015 thì loại Hợp đồng này chỉ cần lập thành văn bản và có các nội dung cơ bản quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, các bên sẽ tự xây dựng và thỏa thuận những điều khoản cụ thể dựa trên các nội dung cơ bản đó.
Trước khi ký bất cứ một văn bản, giấy tờ nào thì bạn cũng nên đọc kỹ nội dung trong văn bản đó. Đối với những văn bản quan trọng như Hợp đồng mua bán căn hộ thì bạn lại càng cần đọc kỹ hơn. Ngoài các nội dung cơ bản như diện tích, vị trí, đặc điểm, giá cả của căn hộ, phương thức thanh toán từng đợt..v..v.. thì bạn cần quan tâm hơn đến 2 điều khoản về sở hữu chung và sở hữu riêng của tòa nhà chung cư và điều khoản về tiến độ xây dựng, thời hạn bàn giao căn hộ và mức phạt nếu chậm tiến độ. Khi xem Hợp đồng nếu có nội dung nào còn chưa rõ ràng thì bạn nên yêu cầu chủ đầu tư giải thích cho đến khi bạn thực sự hiểu rõ về điều khoản đó. Bạn cũng có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo mong muốn của bạn. Hợp đồng sẽ được ký kết khi hai bên đã đạt được thỏa thuận thống nhất.
Hình thức 2: Mua qua một người mua khác
Người mua khác này có thể là người đã mua căn hộ trực tiếp của chủ đầu tư, hoặc có thể cũng là một người mua lại từ người mua khác nữa. Tóm lại là căn hộ tuy chưa hình thành nhưng có thể đã qua nhiều người mua khác nhau. Việc mua bán căn hộ như vậy là hoàn toàn hợp pháp và sẽ căn cứ vào tiến độ và giai đoạn hoàn thành của căn hộ để thực hiện các thủ tục.
Hình thức 2 có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1. Bên bán chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) cho cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp này hai bên sẽ ký và công chứng Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ / nhà ở.
Về pháp lý giao dịch này có nghĩa là bạn đã nhận chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ gốc mà người mua đầu tiên đã ký trực tiếp với chủ đầu tư. Văn bản chuyển nhượng này bạn có thể ký trực tiếp với người mua đầu tiên, cũng có thể ký với người mua thứ 2, 3 hoặc người mua thứ n cũng vẫn hợp pháp.
Sau khi nhận chuyển nhượng, bạn sẽ được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, bên thuê mua nhà ở với chủ đầu tư.
Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ cuối cùng sẽ là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Sổ đỏ theo quy định
Về thực tế thì giao dịch này hiểu đơn giản là bạn đã mua căn hộ đó rồi nhưng pháp luật phải hợp thức hóa việc mua bán căn hộ chưa có sổ đỏ bằng quy định như vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên mua bán căn hộ cũng như để công khai và quản lý các giao dịch mua bán như vậy, đồng thời để thu thuế đầy đủ nữa.
Vậy nên tuy tên của văn bản này là: Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ, nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về mặt pháp lý, văn bản này cũng có giá trị pháp lý giống như Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bình thường và bạn cũng có thể tiếp tục chuyển nhượng lại Hợp đồng này cho những người khác bất cứ lúc nào bạn có nhu cầu.
* Hồ sơ và trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng *
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ HỒ SƠ
Bước này bạn chỉ cần ra Văn phòng công chứng là họ sẽ hướng dẫn và tư vấn đầy đủ cho bạn, một số văn phòng công chứng có thể yêu cầu thêm các giấy tờ khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên về cơ bản bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
* CMND, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (tùy trường hợp) của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (bản sao)
* Văn bản chuyển nhượng hợp đồng bản chính của lần chuyển nhượng liền kề trước đó (nếu chuyển nhượng từ lần thứ 2 trở đi
* Các hóa đơn, biên lai, phiếu thu cho các đợt đã thanh toán (bản sao)
* Có thể có thêm: Xác nhận của chủ đầu tư về việc hồ sơ cấp sổ đỏ chưa được nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
BƯỚC 2: CÔNG CHỨNG VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN TIỀN CHUYỂN NHƯỢNG
Tại Phòng công chứng:
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng, cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng), Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng
Bước 2. Thực hiện công chứng
Công chứng viên phải kiểm tra hợp đồng
* Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.
* Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.
Trường hợp 2. Với hợp đồng công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu người công chứng
* Người yêu cầu công chứng (2 bên mua bán) đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
* Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên).
* Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
* Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Sau khi hoàn tất công chứng, bên mua thanh toán tiền chuyển nhượng cho bên bán.
BƯỚC 3: NỘP THUẾ
Sau khi công chứng văn bản, bạn phải đi làm thủ tục kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế. Về nguyên tắc thì bên bán (là bên chuyển nhượng hợp đồng) có phát sinh thu nhập nên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận bên nào sẽ nộp và làm thủ tục nộp thuế cho thuận tiện.
BƯỚC 4: LẤY XÁC NHẬN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀO VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bên nhận chuyển nhượng (bên mua) sẽ chuẩn bị hồ sơ và lấy xác nhận của chủ đầu tư vào Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ.
Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ sau đây:
* 02 văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư, trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng và 01 bản của bên nhận chuyển nhượng;
* Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại;
* Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó (đối với trường hợp chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi);
* Bản sao có chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở và bản chính phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng (đối với trường hợp chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư theo hợp đồng gốc);
* Bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở (đối với trường hợp chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở);
* Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế.
Như vậy là bạn đã hoàn thành việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ, thực tế hiểu cho đơn giản là bạn đã mua căn hộ đó rồi, đợi chủ đầu tư làm sổ hồng nữa thôi.
Trường hợp 2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp này bạn buộc phải đợi có Sổ đỏ mới được thực hiện các giao dịch mua bán căn hộ.
Tuy nhiên bạn có thể lựa chọn phương án đó là: Hợp đồng ủy quyền công chứng, theo đó thì bên được ủy quyền (thường được mọi người hiểu là bên mua) sẽ có toàn quyền đối với căn hộ của bạn.
Về hồ sơ và thủ tục làm Hợp đồng ủy quyền thì bạn chỉ cần ra Văn phòng công chứng, họ sẽ hướng dẫn đầy đủ giấy tờ, thủ tục và tư vấn cho bạn. Các giấy tờ và thủ tục công chứng Hợp đồng ủy quyền đơn giản hơn nhiều so với Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ.
Thủ Tục Mua Bán Nhà Chung Cư Chưa Có Sổ Đỏ, Mua Nhà Chung Cư Chưa Có Sổ Hồng
Thưa luật sư, tôi đang muốn mua một căn hộ thuộc khu Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội nhưng căn hộ này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở – sổ hồng. Người bán nhà là người làm cùng công ty cũ với tôi. Họ cũng là người mua lại thông qua hợp đồng ủy quyền của người chủ đầu tiên. Nhờ luật sư tư vấn thủ tục mua bán nhà chung cư chưa có sổ đỏ giúp. Mua như thế liệu tôi có làm được sổ đỏ chính chủ và có an toàn không? cảm ơn
Đối với trường hợp nhà chung cư, nhà dự án chưa có sổ hồng/sổ đỏ thì thủ tục mua bán có thể được thực hiện thủ tục mua bán thông qua các bước sau:
Bước 1: Ký hợp đồng ủy quyền giữa bạn với người bán trực tiếp với bạn để bạn thay mặt đi làm sổ hồng chung cư.
Lưu ý: Trong nội dung của hợp đồng ủy quyền có nội dung bạn trực tiếp thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất còn gọi là sổ hồng và được phép định đoạt.
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ nhà chung cư thường sẽ bao gồm:
Hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư;
Biên bản bàn giao nhà ở;
Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán nhà chung cư;
Hóa đơn các lần thanh toán theo đợt;
Sơ đồ căn hộ hoặc sơ đồ mặt bằng của căn hộ.
Bước 2. Ký hủy hợp đồng ủy quyền
Sau khi bạn đã được thực hiện xong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Bước 1) thì bạn cần liên hệ với chủ cũ và người đã ủy quyền cho bạn để thực hiện thủ tục hủy hợp đồng ủy quyền.
Bước 3. Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ và làm sổ đỏ chính chủ
Thực hiện xong các thủ tục tại bước 2 là tiền đề thực hiện các thủ tục tiếp theo ở bước 3. Ở giai đoạn này bạn ký hợp đồng chuyển nhượng căn hộ trực tiếp giữa bạn và người chủ đã ký mua nhà trong hợp đồng với chủ đầu tư. Mục đích là nhằm giảm các khoản chi phí về thuế khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ chính chủ. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng xong bạn chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục sang tên sổ chính chủ của mình tại cơ quan tài nguyên môi trường nơi có đất và nhà.
Thủ tục mua bán nhà chung cư chưa có sổ đỏ thông thường sẽ phải thông qua nhiều bước. Trong đó có bước khó khăn nhất là liên hệ với các chủ cũ để thực hiện các giao dịch vì có thể họ đã không còn ở tại các địa chỉ trước đó hoặc có người đã chết hoặc mất thông tin liên hệ/không thể liên lạc được. Do vậy trong quá trình thực hiện thủ tuc mua bán nhà chung cư chưa có sổ đỏ đòi hỏi người mua cũng cần chú ý để giải quyết được vấn đề theo hướng có lợi.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Điện thoại: 024 6292 4060
Hotline: 0933 835 886
Website: luatviethung.com
Email: luatviethung01@gmail.com
Thủ Tục Mua Đất Giãn Dân Chưa Có Sổ Đỏ Thực Hiện Thế Nào?
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Gia đình tôi đang muốn mua 1 mảnh đất giãn dân được cấp của bà A. Mảnh đất 60m2, dài 12m, rộng 5m. Mảnh đất đó chưa có sổ đỏ, bà A được cấp do có hoàn cảnh khó khăn và mảnh đất đó nằm trong khu vực giãn dân. Bà A muốn bán cho gia đình tôi một nửa (tức 30m2 dài 6m rộng 5m). Hai gia đình dự định xây 2 nhà xoay mặt hậu vào nhau ( mảnh đất đó 2 mặt tiền). Vậy xin hỏi Luật sư thủ tục mua bán thế nào ? Với diện tích trên 30m2 thì gia đình tôi sau này có tách làm sổ đỏ được không ? (Nguyễn Bình – Hải Phòng)
Theo như anh/chị trình bày đây là đất giãn dân và chưa được cấp sổ đỏ, để thực hiện việc mua phần đất này anh/chị cần xét đến điều kiện chuyển nhượng đất theo quy định của pháp luật. Căn cứ Luật đất đai 2013:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất ; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp;c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;d) Trong thời hạn sử dụng đất.2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Có thể thấy rằng, quy định của pháp luật khi chuyển nhượng đất là cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , hơn nữa việc chuyển nhượng phải tuân thủ quy định của khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp lu ật”. Căn cứ vào quy định trên thì bà A chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sẽ không đủ điều kiện để được phép chuyển nhượng cho anh/chị. Anh/chị không nên giao kết hợp đồng chuyển nhượng này, nó sẽ không đảm bảo quyền lợi của anh/chị, rất khó để anh/chị có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai về điều kiện tách thửa để làm sổ đỏ:
Đối với vấn đề về tách thửa bạn phải xem xét quy định của ủy ban nhân tỉnh nơi có đất quy định diện tích tối thiểu được tách thửa là bao nhiêu, mảnh đấy của bà A có đủ điều kiện để được tách thửa chuyển nhượng cho anh/chị hay không. Nếu đáp ứng đủ điều kiện tách thửa do ủy ban nhân dân tỉnh quy định thì bà A mới có thể thực hiện thủ tục tách thửa và chuyển nhượng cho anh/chị được. Anh/chị lưu ý là thủ tục tách thửa phải được thực hiện trước thủ tục chuyển nhượng.
Theo đó trong giao dịch này anh/chị phải để ý đến hai vấn đề:
– Anh/chị phải yêu cầu bà A làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước, sau khi có giấy chứng nhận rồi mới thực hiện hợp đồng chuyển nhượng với anh/chị.
– Nếu anh/chị chỉ nhận chuyển nhượng 1 phần đất thì anh/chị phải yêu cầu bà A thực hiện thủ tục tách thửa trước.
Thủ Tục Mua Bán Nhà Chung Cư, Căn Hộ Khi Không Có Sổ Hồng
Hiện tại rất nhiều nhà chung cư chưa được cấp sổ hồng do đó khi giao dịch chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng còn nhiều lo ngại về tính đảm bảo khi giao dịch. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong giao dịch mua bán nhà chung cư khi chưa có sổ hồng, Bộ xây dựng đã ban hành Thông tư 19/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 hướng dẫn cụ thể về việc chuyển nhượng nhà chung cư khi chưa được cấp sổ hồng. Dựa trên quy định đó, AZLAW xin hướng dẫn quý khách hàng thủ tục mua bán nhà chung cư, căn hộ khi không có sổ hồng gồm 3 bước:– Công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán– Khai và nộp thuế TNCN do chuyển nhượng căn hộ– Chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng
Cụ thể đối với trường hợp nhà chung cư mà chủ đầu tư chưa bàn giao nhà hoặc đã bàn giao nhà rồi nhưng chưa làm thủ tục cấp sổ đỏ cho chủ sở hữu căn hộ, thì khi giao dịch chuyển nhượng nhà chung cư đó bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải thực hiện theo các bước sau:
Công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư, căn hộ
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì bên chuyển nhượng và chung cư và bên nhận chuyển nhượng nhà chung cư sẽ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư, theo đó sẽ thỏa thuận các nội dung về: Giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán, thời hạn bàn giao nhà, quyền và nghĩa vụ của các bên….Sau đó các bên sẽ có mặt tại văn phòng công chứng để thực hiện công chứng nội dung hợp đồng này.
Hồ sơ chuẩn bị khi công chứng văn bản chuyển nhượng nhà chung cư, căn hộ
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (07 bản gốc)– Hợp đồng mua bán nhà chung cư của bên bán với chủ đầu tư (Bản gốc)– Biên bản bàn giao nhà của chủ đầu tư (đối với trường hợp đã bàn giao nhà)– Giấy xác nhận của chủ đầu tư về việc căn nhà chung cư giao dịch chư được cấp sổ hồng (bản gốc)– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng (trong trường hợp bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã kết hôn), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đứng tên cá nhân, chưa đăng ký kết hôn) (bản gốc)– Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng (bản gốc)
Khai, nộp thuế thu nhập cá nhân
Sau khi hai bên hoàn thành việc công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư, bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo hướng dẫn tại công văn 56877/CT-TTHT ngày 19/7/2019 và điểm g khoản 5 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sảnThu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đấtb) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:b.1) Nhà ở; kể cả nhà ở hình thành trong tương laib.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.…c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai
Mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi chuyển nhượng nhà chung cư
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x thuế suất 2%
Lưu ý: Trong trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá nhà do UBND Tỉnh (thành phố) quy định thì cơ quan thuế sẽ lấy giá nhà do nhà nước quy định để làm cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân.
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng căn hộ
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (01 Bản gốc)– Chứng minh nhân dân của bên chuyển nhượng (Bản sao có chứng thực)Cơ quan thuế giải quyết: Chi cục thuế nơi có căn nhà chung cư
Chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng đã công chứng
Hồ sơ gửi cho chủ đầu tư
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (05 bản gốc)– Hợp đồng mua bán nhà chung cư giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)– Biên bản bàn giao nhà giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)– Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân (bản gốc)– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên nhận chuyển nhượng (Trong trường hợp vợ chồng cùng nhận chuyển nhượng nhà chung cư) (bản sao có chứng thực)– Chứng minh nhân dân / Hộ chiếu/ Căn cước công dân của bên chuyển nhượng (bản sao có chứng thực)
Quy trình xác nhận của chủ đầu tư
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ. Sau khi xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư chủ đầu tư sẽ phải gửi lại bên nhận chuyển nhượng những giấy tờ sau:– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (02 bản gốc)– Hợp đồng mua bán nhà chung cư giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)– Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân (bản gốc)– Biên bản bàn giao nhà (bản gốc)
Khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà chung cư khi chưa có sổ hồng, bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng phải thực hiện các thủ tục như trên thì việc chuyển nhượng mới được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi. Hy vọng những tư vấn trên sẽ giúp quý khách hàng yên tâm hơn khi mua nhà chung cư chưa có sổ hồng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Mua Bán Căn Hộ Chung Cư (Chưa Có Sổ Đỏ) Được Thực Hiện Như Thế Nào? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!