Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Kiểm Tra Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tại Doanh Nghiệp mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tại sao phải kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại doanh nghiệp
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, kinh doanh ăn uống là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở ăn uống hiện nay sử dụng thực phẩm bẩn, cơ sở, quy trình chế biến không đạt tiêu chuẩn chất lượng,…mang đến hậu quả rất lớn cho mỗi thực khách.
Trước kia, chỉ những người cao tuổi dễ mắc bệnh bởi vấn đề tuổi tác, sức khỏe suy giảm. Nhưng giờ đây số lượng người trẻ tuổi, trẻ em mắc bệnh ngày càng nhiều bởi ăn uống không an toàn và khoa học. Do đó, kiểm tra ATTP tại các cơ sở ăn uống là hoạt động kiểm định mang tính bắt buộc, định kỳ thường xuyên vô cùng quan trọng.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu
Theo quy định mới nhất hiện nay về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành gồm 3 phương thức như sau:
+ Phương thức kiểm tra giảm: là hình thức kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan hải quản lựa chọn và thực hiện. Phương thức này được áp dụng trên các trường hợp hàng hóa đã xác nhận đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP do cơ quan có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra ATTP mà Việt Nam là thành viên, có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đối với lô hàng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc đã có ba lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường, hoặc được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
+ Kiểm tra thông thường: là hình thức chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng đối với những trường hợp không thuộc diện kiểm tra giảm và kiểm tra chặt.
+ Kiểm tra chặt: kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm: áp dụng đối lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó hoặc không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Quy trình kiểm tra vệ sinh ATTP
Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm
Lấy mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm là bước đầu tiên để có thể thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy mẫu thành phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh, sau đó mang về phân tích, kiểm nghiệm dựa theo các quy chuẩn của nhà nước quy định.
Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm sẽ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với các chỉ số an toàn, chỉ tiêu chất lượng. Mỗi sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
Bước 2: Lập hồ sơ công bố chất lượng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ bao gồm:
– Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
– Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
– Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng 12 tháng.
– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ .
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)
– Mẫu nhãn sản phẩm
– Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và tiến hành xử phạt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, các doanh nghiệp phải nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung và xử lý kịp thời nếu hồ sơ có vấn đề. Quá trình thẩm định hồ sơ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bởi chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì giấy phép kinh doanh sẽ không lưu thông. Khi đó sẽ là cơ hội cho các đối thủ của doanh nghiệp mở rộng thị phần và thu hút khách hàng.
Sau khi có kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu cơ quan chức năng phát hiện ra thực phẩm bẩn, không đảm bảo ATTP thì cơ sở đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và tiêu hủy số hàng không đảm bảo.
Biên bản kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là mẫu biên bản kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất hiện nay:
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …… ………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….
I. Thành phần tham gia buổi làm việc
(1). …………………………. chức vụ: Trưởng đoàn
(2). …………………………. Thành viên
(3). ………………………….
(1). ………………………….chức vụ:……………………………………………
(2). ………………………….chức vụ:……………………………………..
(1). ………………………….chức vụ:……………………………………..
(2). ………………………….
II. Nội dung và kết quả kiểm tra
III. Kết luận, kiến nghị và xử lý
1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……………………………………….
1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………..
2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống
……………………………………………………………………………………………………
2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra
Xử lý, kiến nghị xử lý………………………………………………………………………
Dịch vụ tư vấn thủ tục kiểm tra ATTP cho doanh nghiệp
Đối với những chủ cơ sở kinh doanh ăn uống chưa có nhiều kinh nghiệm thì thủ tục xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm vô cùng phức tạp và khó khăn. Hãy để chúng tôi giúp bạn thực hiện mọi quy trình nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Chúng tôi tự hào là đơn vị tư vấn luật hàng đầu Việt Nam với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm. Khi lựa chọn chúng tôi chúng tôi sẽ giúp bạn:
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh ATTP
– Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định
– Trực tiếp đón tiếp đoàn thẩm định đến doanh nghiệp để kiểm tra
– Theo dõi hồ sơ, báo cáo tiến độ cho doanh nghiệp
– Nhận giấy chứng nhận ATTP cho doanh nghiệp
Thủ Tục Kiểm Tra Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Hàng Hóa Nhập Khẩu
Câu hỏi về thủ tục kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu:
Chào luật sư công ty Luật Ba Đình !
Tôi Là Nguyễn thị Ngà, 28 tuổi, thường trú tại Kinh Môn, Hải Dương.
Ngày 26/3/2021, tôi có một lô hàng sách tay gửi về từ nước ngoài. Đó là 16 hộp sữa Glico Nhật được một người bạn đang sống bên Nhật Bản gửi về cho con tôi.
Tôi có nhận được một giấy báo hàng về của Trung tâm khai thác EMS quốc tế. Trung tâm yêu cầu tôi phải là thủ tục Thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP để là thủ tục thông quan.
Tôi chỉ nhận mấy hộp sữa của bạn nước ngoài tặng. Tôi chỉ nhận với mục đích cho con sử dụng chứ không có ý định nhập về để bán. Vậy tôi có hai câu hỏi mong muốn Luật sư giải đáp giúp tôi.
Trung tâm khai thác EMS quốc tế yêu cầu tôi phải kiểm tra ATTP phẩm khi nhập khẩu như vậy có đúng không ?
Tôi phải làm thủ tục như thế nào để có thể nhận được hàng về ?
Cảm ơn các Luật sư!
Phần trả lời của Luật sư về thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu:
Thứ nhất,Trung tâm khai thác EMS quốc tế yêu cầu chị phải làm thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu 19 hộp sữa như vậy có đúng không ?
Hiện nay vấn đề kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được thực hiện theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Sản phẩm của chị là sữa. Theo phân cấp thẩm quyền quản lý về an toàn thực phẩm thì các sản phẩm sữa sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, trường hợp của chị lại thuộc trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP theo quy định tại Điều 13, Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. Điều luật này quy định cụ thể như sau:
Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)
1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể trường hợp 16 hộ sữa người thân bên Nhật Bản gửi về cho chị thuộc trường hợp quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
Vậy, việc yêu cầu chị phải thủ tục kiểm tra vệ sinh ATTP khi nhập khẩu 16 hộp sữa là đúng hay sai ?
Câu trả lời là đúng. Thực chất Trung tâm khai thác EMS quốc tế không yêu cầu chị phải làm thủ tục kiểm tra ATTP hàng hóa khi nhập khẩu mà họ cần chị làm thủ tục để cơ quan nhà nước xác nhận 16 hộp sữa của chị thuộc trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP theo quy định tại Điều 13, Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước sẽ là căn cứ để gửi sang Hải Quan làm thủ tục thông quan.
Thứ hai, Chị cần làm thủ tục thế nào để có thể nhận hàng ?
Thay vì phải làm thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu, chị cần làm đơn xin giải tỏa lô hàng nhập khẩu. Kèm theo đơn là các giấy tờ CMND/CCCD, Giấy báo hàng về. Sau đó hồ sơ sẽ nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp của chị sẽ là Bộ Công Thương.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ công thương sẽ xem xét và có văn bản trả lời.
Thời gian để thực hiện thủ tục này dự kiến khoảng từ 5 đến 7 ngày làm việc kể từ ngày bộ công thương nhận đủ hồ sơ.
Sau đó,chị sẽ gửi văn bản của bộ công thương sang trung tâm khai thác EMS quốc tế. Phía trung tâm sẽ gửi thông tin sang bên hải quan. Phía Hải quan sẽ xem xét và thông quan cho lô sản phẩm sữa của chị.
Khi đã được thông quan, hàng hóa sẽ được chuyển thẳng về địa chỉ nơi chị đăng ký nhận hàng.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Công bố chất lượng sản phẩm
Di động (viettel) 0988931100
Di động (mobie) 0931781100
Cố định (máy bàn) 02439761078
3
/
5
(
2
bình chọn
)
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích ?
Có
Không
Thủ Tục Kiểm Tra An Toàn Thực Phẩm Đối Với Thực Phẩm Nhập Khẩu
Hồ sơ
– Bản tự công bố sản phẩm;
– Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản tự công bố sản phẩm;
– 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
– Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
– Bản tự công bố sản phẩm;
– 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
– Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
– 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
-Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
Điều kiện áp dụng
Đối với lô hàng:
– Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
Áp dụng đối với:
– Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
– Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
– Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
– Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
– Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
– Áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp thuộc đối tượng kiểm tra giảm hoặc kiểm tra chặt.
Trình tự kiểm tra
– Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
– Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
– Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
– Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
– Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
– Cơ quan hải có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các hộ kinh doanh cá thể có thể kinh doanh những ngành nghề thực phẩm sau:
– Cơ sở sản xuất thực phẩm;
– Cửa hàng, quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống;
– Quán cafe, nước giải khát;
– Các hệ thống cửa hàng tiện lợi, bán thức ăn nhanh;
Cũng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các hộ kinh doanh cá thể, cho dù là cá nhân hay tổ chức đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm với hình thức hộ kinh doanh cá thể đều phải xin giấy phép VSATTP tại phòng y tế UBND Quận (Huyện) nơi mà cá nhân hay tổ chức đang kinh doanh thực phẩm.
Thủ tục làm giấy phép ATVSTP cho Hộ kinh doanh
Theo Điều 3: Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 thì hồ sơ làm giấy phép ATVSTP cho Hộ kinh doanh gồm những giấy tờ sau:
Quy trình làm giấy phép ATVSTP cho Hộ kinh doanh tại Luật VN
Luật VN tư vấn miễn phí và hướng dẫn khách hàng đăng ký giấy phép hộ kinh doanh tại Uỷ Ban Nhân Dân Quận/Huyện.
Luật VN tư vấn đầy đủ về ngành nghề kinh doanh, sản xuất đúng với mô hình kinh doanh của khách hàng.
Luật VN tiến hành khảo sát tại cơ sở, tư vấn khu vực sản xuất, chế biến theo nguyên tắc một chiều, tư vấn bảo quản thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm đúng theo quy chuẩn, khắc phục và hoàn thiện cơ sở để tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luật VN hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xuất trình cho đoàn thẩm định, hướng dẫn khách hàng tiếp đoàn thẩm định để có kết quả tốt.
Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Uỷ Ban Nhân Dân Quận/Huyện, theo dõi hồ sơ cho đến khi có lịch thẩm định tại cơ sở, thông báo đến cho khách hàng.
Luật VN tiếp tục theo dõi hồ sơ tại cơ quan cho đến khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP sau đó giao tận nơi cho khách hàng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Kiểm Tra Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tại Doanh Nghiệp trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!