Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Để Nhận Tiền Bảo Hiểm Thai Sản, Dưỡng Sức Sau Khi Sinh # Top 5 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Để Nhận Tiền Bảo Hiểm Thai Sản, Dưỡng Sức Sau Khi Sinh # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Để Nhận Tiền Bảo Hiểm Thai Sản, Dưỡng Sức Sau Khi Sinh mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chế độ bảo hiểm sau khi sinh năm 2014 có ghi rất rõ về thời gian nghỉ cũng như số tiền bảo hiểm sau khi sinh mà lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản được hưởng.

Cụ thể, trong Khoản 2 Điều 31 và Điều 41 luật bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản từ cơ quan bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng các quyền lợi tối đa gồm:

Trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản.

Trợ cấp 1 lần sau khi sinh.

Trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh.

Thủ tục thanh toán nhận tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh

Chiếu theo luật bảo hiểm năm 2014 mà cụ thể là Khoản a Điều 39 thì mức hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi người lao động nghỉ sinh con (Viết tắt là Mbq6t).

Ngoài ra lao động nữ còn được nhận khoản tiền trợ cấp 1 lần sau khi sinh cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở (lương cơ sở tính ở thời điểm lao động nữ sinh con). Trường hợp nếu chỉ có người bố đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Vậy, muốn biết tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh được tính như thế nào? Chị em có thể dựa trên công thức sau: 100% Mbq6t x số tháng nghỉ việc sau khi sinh + 2 lương cơ sở (tại tháng sinh con). Hiện tại mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng (Qua ngày 1/07/2020 là 1.600.000 đồng).

Như vậy: Đối với lao động nữ sinh từ 2 con trở lên. Số tháng nghỉ việc sau khi sinh sẽ lớn 6, vì cứ mỗi con tính từ con thứ 2 trở đi sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. Và 4 lần lương cơ sở thay vì 2 như sinh đơn, tương tự sinh 3 là 6…).

Để lấy được tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh , người lao động cần có đủ điều kiện và hoàn thành thủ tục bảo hiểm thai sản.

Trình tự các bước thực hiện thủ tục thanh toán và nhận tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh tóm gọn lại như sau:

Lao động nữ sau khi sinh con sẽ nộp giấy tờ cần thiết cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ cho bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội. Thời hạn doanh nghiệp cần giải quyết và chi trả cho người lao động kể từ khi nhận đủ hồ sơ là từ 3 – 6 ngày.

Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh cho người lao động theo đúng quy định. Nếu hồ sơ không đạt phải gửi văn bản thông báo.

Trường hợp người lao động đã thôi việc trước khi sinh mà vẫn được hưởng chế độ thai sản thì có thể tự làm hồ sơ để nhận khoản tiền này. Tham khảo thủ tục cá nhân tự nhận tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh TẠI ĐÂY.

Thủ tục thanh toán nhận tiền bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh

Theo như quy định về chế độ bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh thì trong vòng 30 ngày đầu tiên người lao động trở lại làm việc mà sức khỏe chưa được phục hồi thì sẽ được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh.

Số tiền bảo hiểm sau khi sinh mà người lao động được nhận thêm sẽ = 30% x lương cơ sở x số ngày nghỉ dưỡng sức.

Thủ tục nhận tiền bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh sẽ là:

– Lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức gửi đơn cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức hoặc phê duyệt đơn cho người lao động. Đồng thời báo tăng lao động (vì người lao động đã đi làm trở lại).

– Doanh nghiệp lập hồ sơ theo biểu mẫu 01B – HSB gửi cho cơ quan bảo hiểm.

– Trong vòng 6 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán tiền bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh cho người lao động.

Thủ Tục Nhận Bảo Hiểm Thai Sản Sau Khi Sinh Gồm Có Gì?

Người được hưởng chế độ thai sản bao gồm nhiều trường hợp, được xác định theo quy chế tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Lao động nữ mang thai

Lao động nữ sinh con

Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

Người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi

Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Trong đó, các trường hợp sau khi sinh gồm có: lao động nữ sinh con và lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Vậy thủ tục nhận bảo hiểm thai sản sau khi sinh của người mẹ và người bố như thế nào? Các bạn cùng theo dõi ở phần tiếp theo của bài viết!

Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản sau khi sinh

Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản sau khi sinh được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH. Cụ thể như sau:

Đối với người đang đóng BHXH

Người lao động nữ vừa sinh con

Trường hợp thông thường cần có:

Bản sao giấy khai sinh

Trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.

Trường hợp con chết sau sinh:

Bản sao giấy khai sinh

Trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh

Bản sao giấy chứng tử

Trích lục khai tử hoặc giấy báo tử của con.

Nếu trong trường hợp con chết ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh có thể thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy ra viện của người mẹ mất con.

Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con: Bổ sung thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ.

Trường hợp người mẹ sau sinh hoặc sau khi nhận con không đủ sức khỏe chăm con: Bổ sung thêm bản chính biên bản giám định y khoa.

Người lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ vừa sinh con

Trường hợp nghỉ việc:

Các giấy tờ chuẩn bị thông thường: Bản sao giấy chứng sinh, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con

Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh non: Bổ sung thêm giấy chứng thực của cơ sở y tế việc con phải phẫu thuật hay con sinh non dưới 32 tuần tuổi.

Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì cần chuẩn bị: Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ có con chết.

Hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

Đối với các trường hợp thông thường sẽ cần chuẩn bị: Bản sao giấy chứng sinh, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa có chứng sinh cần chuẩn bị: Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án

Bên cạnh những giấy tờ mà người lao động phải có thì các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị một số thủ tục nhận bảo hiểm thai sản sau khi sinh cho người lao động của mình như sau:

https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-01b-hsb-moi-nhat-571-20062-article.html

Thời gian nộp thủ tục bảo hiểm thai sản sau khi sinh

Trong vòng 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm trở lại, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ lên cơ quan BHXH thì người lao động mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Trường hợp quá hạn sẽ không được giải quyết. Vì thế, trách nhiệm nằm ở cả người lao động và doanh nghiệp. Trong đó:

Đối với người lao động: Trong thời gian 45 ngày kể từ nhận sản phụ đi làm trở lại cần nộp đầy đủ thủ tục nhận bảo hiểm thai sản sau khi sinh như nêu trên cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp: Đơn vị trong vòng 10 ngày phải nộp lại cho cơ quan bảo hiểm.

Thủ Tục Làm Hồ Sơ Để Nhận Tiền Bảo Hiểm Thai Sản

Mỗi người lao động nữ khi trong thời kỳ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi đều có quyền được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Nắm rõ được các thủ tục để làm hồ sơ nhận tiền bảo hiểm thai sản sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình nghỉ thai sản.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội đủ từ 6 tháng trở lên người lao động nữ khi mang thai và nuôi con dưới 12 tháng sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ của bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Về doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị danh sách để thanh toán chế độ thai sản theo mẫu C70A- HD ( Quy định theo thông tư 178/TT – BTC ngày 23/10/2012 Bộ Tài Chính ban hành. Ngoài ra doanh nghiệp cần chuẩn bị mẫu danh sách các lao động đã tham gia BHXH, BHYT theo mẫu D02 – TS quyết định 1018/ QĐ – BHXH.

2. Người lao động nữ:

Người lao động nữ cần chuẩn bị:

Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con ( bản sao) ( hoặc bản photo có công chứng)

Sổ bảo hiểm xã hội

Trong trường hợp sau đây thì cần có thêm hồ sơ:

Con bị chết: Cần có giấy chứng tử hay giấy trích sao hồ sơ bệnh án, giấy trích lục khai tử của con, hay giấy ra viện của mẹ nếu trong trường hợp sau khi sinh con bị chết nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh.

Mẹ chết: Giấy trích lục khai tử của mẹ hoặc giấy chứng tử. Giấy xác nhận của đơn vị khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng sức khỏe của người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe để chăm sóc con.

Đối với lao động nữ nhận con nuôi: Cần thêm giấy chứng nhận đang nuôi con nuôi.

Đối với người nhờ mang thai hộ: Hồ sơ bao gồm giấy khai sinh hay giấy chứng sinh, giấy trích lục khai sinh của con ngoại trừ trường hợp con bị chết chưa thể cấp giấy khai sinh. Bổ sung thêm bản thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định theo điều 96 tại bộ luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 2014, các văn bản xác nhận khoảng thời gian giao trẻ của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ.

3. Làm thủ tục hồ sơ:

Bước 1: Người lao động nữ tiến hành nộp hồ sơ cho doanh nghiệp

Bước 2: Doanh nghiệp báo giảm lao động

Bước 3: Lập hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản + Bản sao giấy khai sinh của bé + Sổ bảo hiểm xã hội của lao động nữ

4. Thời gian giải quyết:

Người lao động phải nộp các hồ sơ cho doanh nghiệp trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay lại làm việc. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp chỉ tiến hành giải quyết và trả tiền bảo hiểm cho người lao động nữ trong thời gian 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sau đó cơ quan BHXH sẽ thanh quyết toán cho DN trong khoảng thời gian tối đa là 15 ngày bắt đầu kể từ ngày đã nhận đủ hồ sơ.

5. Các mức độ hưởng chế độ thai sản:

Người lao động nữ được nghỉ khi khám thai, nạo hút thai, thai chết hoặc thai lưu, nghỉ khi sinh con, nhận con nuôi, nghỉ để thực hiện những biện pháp tránh thai. Lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần trong khi sinh con hay nhận nuôi con bằng 2 tháng lương tối thiểu cho mỗi người con.

Mức độ hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức tiền lương trung bình, tiền công của tháng người lao động đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền nhau trước khi người mẹ nghỉ việc.

Thời gian mà người lao động nữ nghỉ việc theo chế độ thai sản cũng được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Trong khoảng thời gian này người sử dụng lao động và người lao động nữ sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Thủ Tục Bảo Hiểm Thai Sản Cho Chồng Khi Vợ Sinh Con

Tư vấn về thủ tục bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ sinh con theo quy định pháp luật. Bạn không biết nếu cả bạn và chồng mình đều tham gia bảo hiểm xã hội và đều đủ điều kiện hưởng thai sản, thì ai là người được nhận hay cả hai đều được nhận chế độ thai sản này? Hay bạn không đóng bảo hiểm hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản thì chồng mình có được làm thủ tục bảo hiểm thai sản hay không?

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mới được áp dụng đã có những quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, đó là áp dụng cả chế độ thai sản cho nam khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc không đủ điều kiện hưởng thai sản.

THỦ TỤC BẢO HIỂM THAI SẢN CHO CHỒNG QUY ĐỊNH THỜI GIAN HƯỞNG CHẾ ĐỘ KHI SINH CON

Điều 34: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 – Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc.

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này. Được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con. Phải có bản sao giấy chứng sinh. Hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế. Đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

HỒ SƠ THỦ TỤC BẢO HIỂM THAI SẢN CHO CHỒNG

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH. Tùy thuộc vào từng trường hợp của người lao động. Mà các giấy tờ hưởng chế độ thai sản sẽ khác nhau.

Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

+ Trường hợp thông thường: Bản sao giấy chứng sinh, giấy khai sinh. Hoặc trích lục khai sinh của con.

+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. Bổ sung thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh. Thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh: Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

+ Trường hợp thông thường: Bản sao giấy chứng sinh, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh: Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh. Hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC BẢO HIỂM THAI SẢN CHO CHỒNG

Thời hạn nộp hồ sơ.

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nơi nộp hồ sơ: Công ty nơi chồng bạn hiện đang tham gia bảo hiểm xã hội. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty nộp hồ sơ của chồng bạn lên cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc chi trả chế độ thai sản cho chồng bạn.

Hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp Quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình. Nếu có bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới. Hotline/zalo: 0763387788 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp.

Tư vấn thủ tục bảo hiểm thai sản trực tiếp cho chồng nói riêng và bảo hiểm thai sản nói chung. là quá trình tương tác, trao đổi giữa chuyên viên luật sư với khách hàng thông qua số hotline/zalo: 0763387788 . Nhằm giải quyết các vướng mắc về pháp luật bảo hiểm thai sản cho người lao động.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Để Nhận Tiền Bảo Hiểm Thai Sản, Dưỡng Sức Sau Khi Sinh trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!