Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Trường Thpt Tại Hà Nội mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hồ sơ chuyển trường THPT tại Hà Nội
Hướng dẫn thủ tục chuyển trường THPT tại Hà Nội
THỦ TỤC CHUYỂN TRƯỜNG TRONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Hồ sơ chuyển trường gồm có:
– Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký.
– Học bạ (bản chính).
– Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).
– Bản sao giấy khai sinh.
– Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).
– Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
– Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).
– Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).
– Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.
– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoản cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.
2. Thủ tục chuyển trường:
Bước 1:
– Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho hiệu trưởng nhà trường nơi chuyển đến.
– Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do vào đơn và trả lại cho cha mẹ, người giám hộ học sinh, người nộp đơn.
Bước 2:
– Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường gửi đến hiệu trưởng trường học sinh đang học
– Hiệu trưởng trường học sinh đang học xem xét cấp giấy giới thiệu chuyển trường và cho phụ huynh rút hồ sơ, học bạ của học sinh.
Bước 3:
– Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường nộp hồ sơ cho hiệu trưởng trường nơi chuyển đến.
– Hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh xin chuyển đến tiếp nhận hồ sơ: có ý kiến đồng ý tiếp nhận nếu hồ sơ đầy đủ thủ tục, đảm bảo điều kiện chuyển trường theo quy đinh.
Bước 4:
– Cha mẹ học người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường nộp hồ sơ xin chuyển trường về Phòng quản lý và thông tin giáo dục, sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
– Sở giáo dục sẽ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết cấp giấy giới thiệu chuyển trường
Bước 5:
– Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường tiếp nhận lại hồ sơ đã giải quyết và nộp lại toàn bộ hồ sơ cho hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh chuyển đến
3. Thời gian giải quyết:
Mỗi năm học chỉ giải quyết việc chuyển trường, tiếp nhận học sinh trong 2 đợt (trừ trường hợp đặc biệt):
– Đầu năm học: từ ngày 10 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9
– Giữa năm học: từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01.
– Ngày giải quyết chuyển trường: sáng thứ ba, thứ năm (từ 8h30 đến 11h00).
-Thời hạn trả kết quả: Sau 1 tuần kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thủ Tục Chuyển Khẩu Lên Hà Nội
Thủ tục chuyển khẩu lên Hà Nội. Thủ tục đăng ký thường trú vào Hà Nội, điều kiện đăng ký.
Nhà e ở hưng yên. Sinh sống ở hà nội được 10 năm và e mua nhà và sống tại văn miếu và có sổ đỏ. Bây giờ e muốn chuyển khẩu lên hà nội. Thì cần những thủ tục giấy tờ gì ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT PHƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT PHƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Luật cư trú 2006 có quy định về đăng ký thường trú như sau:
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định như sau:
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô”.
Vì gia đình bạn muốn đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội nên thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô 2012 quy định như sau:
Như vậy, trường hợp gia đình bạn đã sinh sống ở nội thành Hà Nội được 10 năm, đã có nhà riêng và có sổ đỏ nên sẽ thuộc điểm b khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô, “đã tạm trú liên tục nội thành 3 năm trở lên, có nhà thuộc sở hữu của mình”.
Thủ tục đăng ký thường trú theo Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định:
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP)Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Hướng Dẫn Của Sở Gd&Amp;Đt Hà Nội Về Việc Chuyển Trường Và Tiếp Nhận Học Sinh Thpt
Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh THPT
Trường THPT Trí Đức giới thiệu nội dung Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh THPT
Kính gửi: Ông (bà) Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Căn cứ Quyết định số 51/2002/QĐ – BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành ” Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”;
Căn cứ vào tình hình thực tế của giáo dục thành phố Hà Nội;
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội hướng dẫn về việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thực hiện công khai, đúng quy định, đảm bảo sĩ số học sinh (HS) không vượt quá chỉ tiêu được giao.
HS đang học tại các trường ngoài công lập không được chuyển đến các trường công lập, trừ trường hợp ở những nơi HS chuyển đến không có trường ngoài công lập được Giám đốc Sở GD&ĐT duyệt cho phép. HS học thí điểm chương trình THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên không được chuyển đến học tại các trường THPT công lập hoặc ngoài công lập. HS đang học tại lớp không chuyên không được chuyển đến học lớp chuyên (chỉ tuyển bổ sung HS vào lớp chuyên theo Quy chế của trường THPT chuyên).
HS đã trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập phải học ổn định hết cấp tại trường đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần phải chuyển trường, Sở sẽ xem xét, giải quyết căn cứ tình hình thực tế (số lượng, chất lượng HS) của trường tiếp nhận.
Không lợi dụng việc chuyển trường để làm thay đổi kết quả học tập và rèn luyện của HS hoặc buộc HS phải chuyển trường.
a, Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký; đối với HS chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội, đơn phải có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THPT xin chuyển đến.
b, Học bạ bản chính (nếu chuyển trường giữa năm học phải có Bảng kết quả học tập).
c, Bản sao Giấy khai sinh.
d, Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS.
đ, Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT.
e, Giấy giới thiệu gửi trường THPT nơi đến trường do Hiệu trưởng trường THPT nơi đi cấp.
g, Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tốt nghiệp (nếu có).
h, Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi HS cư trú với những HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về gia định.
i, Giấy giới thiệu gửi Sở GD&ĐT Hà Nội do Sở GD&ĐT tạo nơi đi cấp.
k, Hộ khẩu thường trú hoặc Quyết định điều động công tác về cơ quan Nhà nước tại Hà Nội của cha mẹ hoặc người giám hộ. Các trường hợp khác HS chỉ được chuyển đến các trường THPT ngoài công lập, đối với HS các tỉnh không giáp ranh với Hà Nội chuyển về phải có hộ khẩu tạm trú.
a, Chuyển đi các tỉnh, thành phố khác: HS nộp hồ sơ xin cấp Giấy giới thiệu chuyển trường tại Sở GD&ĐT Hà Nội (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính).
b, Chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội:
– HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến.
– Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và hồ sơ của HS nếu đầy đủ, hợp lệ Hiệu trưởng ghi ý kiến tiếp nhận vào Đơn xin chuyển trường của HS, sau đó HS nộp hồ sơ chuyển trường tại Sở GD&ĐT Hà Nội.
c, Chuyển đến các trường trong thành phố: HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến và nộp hồ sơ theo 2 giai đoạn:
a, Đối tượng: HS xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định.
b, Hồ sơ: HS phải có Đơn xin học lại, Học bạ, Bản sao Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT, Bằng tốt nghiệp THCS, Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại địa phương trong thời gian nghỉ học.
c, Thủ tục:
– HS xin học lại tại trường cũ: Hiệu trưởng nhà trường cho phép nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.
– HS xin học lại tại trường khác: Giấy giới thiệu của trường được thay bằng Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại địa phương trong thời gian nghỉ học.
– HS xin học lại vào lớp đầu cấp THPT: Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét, giải quyết đối với những HS đã trúng tuyển vào một trường THPT, được cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT. Trường tiếp nhận HS phải lập Danh sách báo cáo Sở.
III. ĐỐI VỚI HỌC SINH VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
Có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp THCS tương đương bằng tốt nghiệp THCS của Việt Nam. HS đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.
Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học.
a, Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, HS phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.
b, Những HS đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường THPT ở Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó.
c, HS muốn vào học trường chuyên biệt phải thực hiện theo Quy chế của trường chuyên biệt đó.
a, Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THPT xin chuyển đến.
b, Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
c, Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
d, Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).
e, Bản sao Giấy khai sinh.
g, Hộ khẩu thường trú hoặc Quyết định điều động công tác về cơ quan Nhà nước tại Hà Nội của cha mẹ hoặc người giám hộ. Các trường hợp khác HS chỉ được chuyển đến các trường THPT ngoài công lập.
HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến, sau khi có ý kiến tiếp nhận của trường HS nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT Hà Nội; căn cứ vào thực tế của trường THPT xin chuyển đến (sĩ số, trình độ HS) và hồ sơ của HS Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xem xét, giải quyết.
Có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp của Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục của Việt Nam đối với từng bậc học, cấp học.
HS phải được kiểm tra sức khoẻ khi nhập học theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học.
a, Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THPT xin chuyển đến.
b, Bản tóm tắt lý lịch, bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).
c, Học bạ.
d, Giấy chứng nhận sức khoẻ (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam), ảnh cỡ 4×6 cm.
Được thực hiện như đối với công dân Việt Nam theo quy định của Luật Giáo dục.
Trong thời gian học tập, HS người nước ngoài học các môn học bằng tiếng Việt như đối với HS Việt Nam. HS chưa biết tiếng Việt sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị, khi học hết chương trình phải được kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khoá. HS người nước ngoài được phép lựa chọn học môn Ngoại ngữ có trong chương trình học và không trùng với ngôn ngữ đang sử dụng.
HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến, sau khi có ý kiến tiếp nhận của trường HS nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT Hà Nội; căn cứ vào thực tế của trường THPT xin chuyển đến (sĩ số, trình độ HS) và hồ sơ của HS Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xem xét, giải quyết.
a, Trường THPT:
– Đối với HS xin chuyển đi các tỉnh, thành phố khác: trường cấp Giấy giới thiệu chuyển trường (theo mẫu) và trả hồ sơ cho HS.
– Đối với HS chuyển đi các trường trong thành phố: trường cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, xác nhận vào Đơn xin chuyển trường của HS, cấp bản sao Học bạ hoặc Bảng kết quả học tập để HS liên hệ chuyển trường.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và số lượng HS xin chuyển đến, Hội đồng xét duyệt và đề nghị Danh sách HS chuyển đến (theo mẫu), khi xét duyệt phải có Biên bản. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ và số lượng HS chuyển đến, đảm bảo chính xác và công khai.
+ Nộp về Sở (qua Phòng Quản lý thi và Kiểm định CLGD): Báo cáo thống kê số lượng HS, Biên bản xét duyệt của Hội đồng, Danh sách HS chuyển đến, Đơn xin chuyển trường của HS theo đúng thời gian quy định.
b, Sở GD&ĐT:
– Thành lập Hội đồng xét duyệt chuyển trường của Sở.
– Căn cứ vào tình hình thực tế Hội đồng xem xét và duyệt Danh sách HS chuyển đến của từng trường THPT.
– Tiếp nhận hồ sơ, xét giải quyết đối với những HS chuyển trường từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội.
– Cấp Giấy giới thiệu chuyển trường cho HS chuyển đi các tỉnh, thành phố khác.
a, Lịch tiếp nhận hồ sơ của HS xin chuyển đi các tỉnh, thành phố khác và HS chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội tại Sở GD&ĐT (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính): các ngày làm việc trong tuần trong từng đợt nói trên. Trả kết quả: sau 01 ngày đối với cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, sau 03 ngày đối với HS chuyển từ các tỉnh, thành phố khác vê Hà Nội.
b, Lịch tiếp nhận hồ sơ và giải quyết đối với HS chuyển trường trong thành phố, thực hiện như sau:
– Tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 1 của HS chuyển đến, xét duyệt và lập Danh sách HS chuyển đến.
– Cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, hoàn chỉnh hồ sơ cho HS chuyển đi.
Nộp về Sở (qua Phòng QLT&KĐCLGD):
– Báo cáo thống kê số lượng HS (theo mẫu).
– Biên bản xét duyệt, Danh sách HS chuyển đến (theo mẫu- mỗi loại Danh sách 2 bản), Đơn của HS chuyển đến.
06/8-12/8
Sở
Xét duyệt Danh sách HS chuyển đến của các trường.
– Nhận kết quả xét duyệt chuyển trường tại Sở (Phòng QLT&KĐCLGD).
– Thông báo kết quả, viết phiếu vào lớp và tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 2 của những HS có tên trong Danh sách được Sở duyệt.
– Tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 1 của HS chuyển đến, xét duyệt và lập Danh sách HS chuyển đến.
– Cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, hoàn chỉnh hồ sơ cho HS chuyển đi.
Nộp về Sở (qua Phòng QLT&KĐCLGD):
– Báo cáo số thống kê lượng HS (theo mẫu).
– Biên bản xét duyệt, Danh sách HS chuyển đến (theo mẫu – mỗi loại Danh sách 2 bản), Đơn của HS chuyển đến.
10/1-12/1
Sở
Xét duyệt Danh sách HS chuyển đến của các trường.
– Nhận kết quả xét duyệt chuyển trường tại Sở (Phòng QLT&KĐCLGD).
– Thông báo kết quả, viết phiếu vào lớp và tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 2 của những HS có tên trong Danh sách được Sở duyệt.
a, Giấy giới thiệu chuyển trường.
b, Đơn xin chuyển trường (dùng cho HS chuyển trường trong thành phố).
c, Báo cáo thống kê số lượng HS.
d, Danh sách HS chuyển đến.
Hướng dẫn này được thực hiện từ ngày 02 tháng 01 năm 2011./.
Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Tại Hà Nội
Trong những năm gần đây, những trường hợp vợ chồng yêu cầu li hôn vì mâu thuẫn gia đình ngày càng tăng. Thông thường những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa vợ và chồng, nhưng cũng có thể có mâu thuẫn phát sinh giữa vợ chồng với cha mẹ, anh chị em ruột của một trong hai bên. Những mâu thuẫn có thể rất nhỏ, chỉ là do bất đồng quan điểm trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng do vợ chồng thiếu đồng cảm, không thiện chí nên xảy ra những mâu thuẫn đầy đáng tiếc. Hoặc cũng có thể là những xích mích, xung đột nặng nề không thể hóa giải nổi giữa hai người từng một thời đầu ấp gối kề. Tình yêu của hai vợ chồng bạn đang phai nhạt dần theo năm tháng hay bị một tình yêu mới lấn át? Tình cảm vợ chồng mục rỗng rạn nứt đến độ không thể hàn gắn nổi? Bạn muốn kết thúc chuỗi ngày địa ngục trần gian này để tìm một bến đậu mới cho mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Thủ tục ly hôn đơn phương tại Hà Nội như thế nào? Dịch vụ luật sư ly hôn đơn phương tại Hà Nội của Luật sư X chính là giải pháp hữu hiệu dành cho bạn ngay bây giờ.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn đơn phương như sau:
Điều 56: Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo đó, ly hôn đơn phương, hay còn gọi ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân (chỉ có vợ hoặc chồng làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết cho họ được ly hôn). Khi một bên vợ chồng yêu cầu li hôn thì tòa án phải tiến hành hòa giải.
Tòa án chỉ giải quyết cho li hôn khi có một hoặc các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Những hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 gồm:
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Cưỡng ép quan hệ tình dục;
Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Vi phạm quyền nghĩa vụ của vợ và chồng được quy định tại điều 17 đến điều 23 Luật Hôn nhân và giâ đình năm 2014. Ví dụ như xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, vi phạm nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nhau của vợ chồng,…
Thứ hai, những vi phạm trên phải làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được.
Đây là quy định mang tính định tính và chỉ trên cơ sở từng mối quan hệ từng cặp vợ chồng cụ thể với những hoàn cảnh cụ thể mới có thể đánh giá được tình trạng của cuộc hôn nhân. Trong các trường hợp li hôn đươn phương mà tòa án các địa phương đã thụ lí và giải quyết, tỉ lệ đơn của vợ và chồng là ngang nhau. Nhìn chung, quan hệ vợ chồng có những mâu thuẫn trầm trọng và các bên không thể tiếp tục chung sống với nhau được nữa. Một bên không yêu cầu li hôn đơn phương chỉ vì không nhận thức và đánh giá được đúng thực chất của quan hệ vợ chồng hoặc có nhận thức và đánh giá được, nhưng chần chừ không muốn li hôn đơn phương vì lí do nào đó. Trong trường hợp này, tòa án xét xử li hôn đơn phương chỉ căn cứ vào thực chất quan hệ vợ chồng. Do đó, dù bên không làm đơn yêu cầu li hôn đơn phương không đồng ý li hôn đơn phương, tòa án vẫn có thể giải quyết cho vợ chồng li hôn đơn phương khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ.
Sẽ được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
Vợ chồng không thương yêu quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như trên chưa, đặt thực trạng cuộc sống đó trên tổng thể các mối quan hệ. Nếu chỉ đơn thuần xém xét quan hệ giữa hai cá nhân là vợ chồng thôi thì chưa đủ. Tình yêu chân chính giữa nam và nữ là cơ sở của việc kết hôn nhưng tình yêu giữa vợ và chồng không phải cơ sở duy nhất để duy trì hôn nhân. Bởi vì, trong hôn nhân không chí có hai người vợ và chồng mà còn xuất hiện người thứ ba, đó là con cái. Đây cũng chính là vấn đề quan tâm của xã hội. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể nào kéo dài được.
Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm bao gồm những gì?
Đơn xin ly hôn theo mẫu. Ở đây bạn có thể đến tòa án nhân dân để mua đơn với chi phí từ 10.000đ đến 50.000đ/ 1 đơn ly hôn đơn phương hoặc có thể tải những mẫu đơn ly hôn đơn phương ngay phía dưới để có thể in ra và sử dụng. Theo kinh nghiệm thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tại Hà Nội thì gần như mỗi tòa án nhân dân sẽ có một mẫu đơn khác nhau, có tòa án sẽ yêu cầu công dân mua đơn có dấu của tòa mới được chấp nhận. Để tránh mất thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương thì tôi khuyên bạn nên lên trực tiếp phòng văn thư – Tòa án nhân dân nơi cư trú để mua mẫu đơn ly hôn đơn phương. Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin ly hôn đơn phương tại bài viết này.
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng.
Giấy tờ về tài sản chung cần giải quyết trong ly hôn đơn phương.
Nộp đơn ly hôn ở đâu hay Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết li hôn đơn phương?
Nếu ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài: Nếu giải quyết ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài thì sẽ gửi đơn tại nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trường hợp không xác định được nơi cư trú thì nộp đơn tại nơi bị đơn lưu trú lần cuối cùng.
Nếu ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Nếu việc đơn phương ly hôn có một bên là người nước ngoài thì sẽ phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp. Khi đó thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ thuộc về tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, khi làm đơn đơn phương ly hôn trong những trường hợp này, nguyên đơn sẽ nộp đơn tại tòa án cấp tỉnh nơi mà bên còn lại cư trú. Nếu trường hợp đơn phương có yếu tố nước ngoài, nhưng không phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp thì người làm đơn sẽ nộp đơn khởi kiện tòa án cấp quận, huyện nơi bên còn lại cư trú để giải quyết.
Bước 3: Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án.
Luật sư X là thương hiệu chất lượng và uy tín hàng đầu về tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và ly hôn đơn phương nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với một đội ngũ luật sư được đào tạo bài bản, chuyên sâu về pháp luật, có kỹ năng hành nghề và giàu kinh nghiệm, thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều tình huống thực tế phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, chúng tôi tự tin có thể đồng hành và tư vấn cho quý khách hàng xuyên suốt các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.
Thứ hai, chi phí hợp lý: Luật sư X luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng.
Thứ tư, tiết kiệm công sức. Có thể nói, việc nộp hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn đơn phương được thực hiện bởi những người không am hiểu về các thủ tục hành chính sẽ rất dễ gặp phải sự khó dễ, sách nhiễu từ phía cơ quan hành chính. .Đừng quá lo lắng. Tất cả những thủ tục ấy, đã có chúng tôi- đội ngũ “lương y pháp lí” của Luật sư X, hứa hẹn sẽ đưa ra cho bạn những “pháp đồ điều trị” hiệu quả và ít tốn kém nhất.
, bằng sự uy tín trong quá trình làm việc, chúng tôi đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết đối với các cơ quan, ban ngành trong bộ máy nhà nước và các đối tác. Qua đó, sẽ được tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng nhất khi thực hiện dịch vụ ly hôn đơn phương, đơn cử như được tạo điều kiện hơn khi nộp hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương của vợ chồng.
Tư vấn hòa giải cho khách hàng một cách tận tình, hợp lí hợp tình nhất, hạn chế tối đa trường hợp khách hàng đưa ra những quyết định mang thiên hướng vội vàng về tình trạng vợ chồng.
Đại diện khách hàng thực hiện việc soạn thảo đơn ly hôn đơn phương.
Đại diện khách hàng nộp hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:
Đơn ly hôn đơn phương: là đơn phải đáp ứng những nội dung và hình thức của đơn khởi kiện quy định tại Khoản 4, 5 điều 189 Luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, nội dung đơn cần có:
Ngày tháng năm làm đơn khởi kiện
Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
Họ và tên, nơi cu trú, làm việc của người khởi kiện (Thông tin cá nhân)
Họ và tên, nơi cu trú, làm việc của người bị khởi kiện (Thông tin cá nhân)
Trình bày quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, yêu cầu tòa án giải quyết
Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có).
Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.
Tư vấn cho khách hàng giải quyết chia tài sản chung
Tư vấn cho khách hàng về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tư vấn cho khách hàng giành quyền nuôi con, trong trường hợp các bên có tranh chấp quyền nuôi con.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Trường Thpt Tại Hà Nội trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!