Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Tiền Ra Nước Ngoài Để Đầu Tư Mới Cập Nhật mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 53, Điều 64, Điều 63 Luật Đầu tư năm 2014 và Điều 4 Nghị định 83/2015/NĐ-CP, việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định:
Nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm góp vốn, huy động nguồn vốn để thực hiện các hoạt động trong đầu tư ra nước ngoài. Khi nhà đầu tư vay vốn và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ thì phải tuân theo điều kiện cũng như thủ tục về ngoại hối, ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Đồng Việt Nam
Ngoại tệ
Vật chất, tài sản hữu hình (Máy móc, thiết bị, nguyên liệu,…)
Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bí quyết kỹ thuật,….
Các tài sản hợp pháp khác
Lưu ý: Khi chuyển vốn bằng ngoại tệ ra nước ngoài thì hạn mức chuyển được quy định không vượt quá 5% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài, không quá 300.000 đô la Mỹ và được tính vào tổng số đầu tư ra nước ngoài.
Mỗi cách thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài đều có những đặc điểm nhất định phù hợp với nguồn vốn đầu tư. Quý khách có thể liên hệ tới Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để tìm hiểu chi tiết về mỗi hình thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
Điều kiện và cách thức chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư
Việc làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư giúp nhà đầu tư thực hiện các giao dịch thu, chi trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách hợp pháp. Khi đó, nếu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thì phải mở một tài khoản vốn đầu tư bằng 01 ngoại tệ phù hợp tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối theo quy định. Nếu chuyển đồng Việt Nam ra nước ngoài thì mở và sử dụng song song 2 tài khoản vốn đầu tư là tài khoản đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ.
Nếu muốn chuyển tiền vốn ra nước ngoài để thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mở công ty ,…, các nhà đầu tư phải tuân thủ theo các điều kiện trong quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam. Cụ thể đó là:
Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận về hoạt động đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư
Chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư thông qua một tài khoản vốn mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và đăng ký tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài riêng. Tài khoản này được mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và đăng ký với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tuân theo quy định về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ (nếu có),…
Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư
Để đăng ký chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nơi có trụ sở chính của tổ chức đầu tư hoặc nơi đăng ký thường trú của cá nhân đầu tư). Trong hồ sơ gồm có:
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Giấy chứng nhận đầu tư tại nước ngoài được nước tiếp nhận đầu tư cấp (Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt)
Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ
Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (nếu đã chuyển tiền đầu tư trước khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do gửi cho người làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư.
Tư vấn của chúng tôi về việc chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư
Chia sẻ quy trình làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư
Xem xét giấy tờ pháp lý, thông tin khách hàng cung cấp để làm căn cứ soạn thảo hồ sơ đăng ký chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài
Đại diện ủy quyền của khách hàng để nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục pháp lý
Hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư tại Việt Nam
Thủ Tục Làm Work Permit Cho Người Nước Ngoài Mới Cập Nhật
Thủ tục làm Work Permit cho người nước ngoài với các thông tin mới được cập nhật. Chi tiết về hồ sơ giấy tờ mà các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài cần chuẩn bị cho xin cấp mới work permit và xin gia hạn giấy phép lao động.
A. THỦ TỤC LÀM WORK PERMIT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1. Các giấy tờ, hồ sơ người nước ngoài cần chuẩn bị để làm giấy phép lao động:
Scan mặt hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng.
2 ảnh 4×6 cm nền phông trắng mới chụp.
Hợp đồng lao động làm việc tại một công ty phía Việt Nam đứng ra bảo lãnh.
Giấy khám sức khỏe có hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.
Bằng cấp từ đại học trở lên ( Tiến sĩ, Thạc sĩ ).
Lý lịch tư pháp ( được cấp trong vòng 180 ngày ) nếu người nộp đơn đã ở lại Việt Nam hơn 6 tháng, họ sẽ phải cung cấp cả hồ sơ lý lịch tại Việt Nam và hồ sơ lý lịch ở nước ngoài.
Công ty bảo lãnh cho người lao động cần bổ sung: giấy đăng kí kinh doanh, mẫu đăng kí chữ kí, mẫu dấu.
2. Nộp hồ sơ xin work permit ở đâu?
Hồ sơ sau khi đã hoàn thiện bạn có thể đem tới nộp tại Sở lao động thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố nơi gần nhất.
3. Thời gian chờ xét duyệt hồ sơ:
Thông thường thời gian phổ biến chờ xét duyệt làm work permit là khoảng 21 ngày làm việc, không tính ngày nộp, thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của cơ quan nhà nước.
B. NHỮNG TRƯỜNG HỢP LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM KHÔNG CẦN WORK PERMIT.
Người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau :
Thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng.
Thành viên của một công ty TNHH bao gồm hơn 1 thành viên.
Chủ sở hữu của một công ty TNHH tại Việt Nam.
Thành viên HĐQT tại công ty cổ phần.
Hoạt động bán hàng dịch vụ cho một công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Luật sư nước ngoài có giấy phép hành nghề do Bộ Tư Pháp cấp.
C. GIA HẠN WORK PERMIT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHƯ THẾ NÀO ?
Để gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, giấy phép lao động phải còn hạn ít nhất 30 ngày, người sử dụng lao động ( công ty ) phải nộp mẫu số 1 (Công văn chấp thuận tuyển dụng người lao động) tại Sở Lao Động- Thương Bình và Xã Hội để được sở chấp thuận.
Trước ít nhất 5 ngày, nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động ( Trong đó có mẫu số 08- văn bản đề nghị cấp lại ) cho sở lao động – Thương binh và Xã Hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Để có thể gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ như sau :
Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo mẫu số 7.
2 ảnh 4x6cm nền phông trắng mới chụp.
Giấy phép lao động đã được cấp còn hạn ít nhất 5 ngày, nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn.
Giấy chứng nhận sức khỏe.
Văn bản chấp thuận của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động. Sở lao động và Thương Binh & Xã Hội cấp lại giấy phép lao động. Trong trường hợp không cấp lại thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cách đơn giản để làm work permit cho người nước ngoài nhanh nhất.
Liên hệ ngay Visa Greencanal Travel để được hỗ trợ 24/7:
Hotline: 0904 386 229 – 0917 163 993
Email: visa@greencanal.com
Công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Greencanal Travel Việt Nam
Trụ sở văn phòng tại Hà Nội: Tầng 4, 142 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Trụ sở TPHCM: 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh.
Thủ Tục Người Nước Ngoài Chuyển Tiền Mua Nhà Tại Việt Nam
Tôi được biết Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, tôi có người thân đang sinh sống tại nước ngoài cần chuyển tiền về Việt Nam để mua nhà. Cho tôi hỏi cần có thủ tục gì để chuyển được tiền về? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
nguyenthingocthanh2503199@…
Luật sư Lê Cẩm Diệu Hà – Công ty luật TNHH Đất Luật trả lời:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam có thể chuyển tiền để thanh toán tiền mua nhà theo một trong các hình thức sau:
– Mở tài khoản tại ngân hàng ở Việt Nam để sử dụng tài khoản đó thanh toán bằng cách chuyển khoản cho bên bán;
– Chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài vào tài khoản của bên bán, bên bán sẽ liên hệ với ngân hàng để chuyển đối ngoại tệ thành tiền Việt Nam. Trong trường hợp này thì phải có mã code của ngân hàng mà bên bán có tài khoản khi thực hiện thanh toán;
– Chuyển tiền mặt qua ngân hàng cho bên bán.
Chị cần lưu ý về điều kiện được mua nhà đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài như sau:
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ sau:
Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
Ngoài ra, nếu là cá nhân nước ngoài thì chỉ được mua nhà ở thương mại (là căn hộ chung cư hoặc nhà riêng lẻ) tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
CafeLand kết hợp cùng Công ty luật TNHH Đất Luật
Trình Tự Thủ Tục Làm Giấy Phép Bán Lẻ Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài
Việt Nam có một thị trường bán lẻ hấp dẫn, giàu tiềm năng, thu hút không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,… mong muốn được kinh doanh buôn bán lẻ vào thị trường Việt Nam tiềm năng. Tuy nhiên, khi muốn thực hiện hoạt động bán lẻ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điểu kiện nhất định. Legalzone xin cung cấp tới bạn đọc bài viết nghiên cứu về ” Trình tự thủ tục làm giấy phép bán lẻ với nhà đầu tư nước ngoài” như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép lập cơ sở bán lẻ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
– Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất
– Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Đáp ứng các điều kiện như đối với điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
– Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
+ Đáp ứng các điều kiện như đối với điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất;
+ Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Hồ sơ đề nghị được quy định tại Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
– Bản giải trình có nội dung:
+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
– Bản giải trình các tiêu chí ENT trong trường hợp phải thực hiện ENT.
Trình tự, thủ tục làm giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài
Đối với các trường hợp phải thực hiện ENT hoặc không phải thực hiện ENT thì thì tục xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đối có sự khác nhau nhất định. Cụ thể:
Đối với trường hợp không phải thực hiện ENT
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên.
Hồ sơ 02 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:
– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
– Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Bước 4:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp phải thực hiện ENT
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên.
Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ.
Bước 2:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:
– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
– Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định này.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.
Bước 6:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:
– Trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
– Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Tiền Ra Nước Ngoài Để Đầu Tư Mới Cập Nhật trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!