Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhóm Trẻ, Trường Mầm Non, Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở, Trung Học Phổ Thông Tư Thục # Top 5 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhóm Trẻ, Trường Mầm Non, Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở, Trung Học Phổ Thông Tư Thục # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhóm Trẻ, Trường Mầm Non, Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở, Trung Học Phổ Thông Tư Thục mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

( Luật Tiền Phong ) – Gần đây có nhiều khách hàng gọi điện đến Luật Tiền Phong để yêu cầu tư vấn về thủ tục chuyển nhượng nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tư thục. Luật Tiền Phong xin chia sẻ quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này trong bài viết sau:

Pháp luật hiện nay không có quy định về việc chuyển nhượng cơ sở giáo dục phổ thông tư thục, nhưng pháp luật cũng không cấm các chủ thể chuyển nhượng cho nhau cơ sở giáo dục phổ thông đó. Các quy định hiện hành chỉ ghi nhận hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các cơ sở giáo dục phổ thông chứ chưa ghi nhận việc chuyển nhượng. Do đó các bên không được thực hiện việc chuyển nhượng cơ sở giáo dục phổ thông tư thục, nếu có nhu cầu chuyển nhượng thì các bên chỉ có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng về cơ sở vật chất, tài sản trong lớp học sang cho người khác còn về tư cách pháp lý của lớp học thì không thể chuyển nhượng được. Trường hợp này bên bán phải thực hiện thủ tục giải thể và người mua sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập mới dựa trên những tài liệu, hồ sơ mà bên bán cung cấp.

1. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng tài sản trong lớp học

– Đối với những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu như đồ dùng trong lớp học, đồ chơi cho trẻ em…thì các bên chỉ cần làm hợp đồng chuyển nhượng và biên bản bàn giao tài sản.

– Đối với lớp học hoặc phòng học mà thuộc quyền sở hữu của bên bán thì hai bên sẽ thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng cho bên mua hoăc làm hợp đồng cho bên mua thuê cơ sở để thực hiện hoạt động giảng dạy sau này.

Nếu chuyển nhượng thì phải đảm bảo người bán phải có Giấy chứng nhận quyền đất và các tài sản khác gắn liền với đất và phải có thời hạn sử dụng nếu là đất được nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn. Hai bên phải lập hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Nếu cho thuê thì hai bên chỉ phải lập hợp đồng thuê có chữ của hai bên là được, phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Văn phòng công chứng.

2. Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động tại cơ sở giáo dục phổ thông cũ

Chủ sở hữu cơ sở giáo dục phổ thông tư thục chuẩn bị bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động đầy đủ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập thì sẽ có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đó.

3. Thực hiện thủ tục thành lập mới đối với người mua

Hồ sơ thành lập:

Đối với mỗi cơ sở giáo dục phổ thông tư thục (trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học co sở, trường trung học phổ thông) có một bộ hồ sơ khác nhau, bên mua muốn thành lập theo loại hình nào sẽ chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ theo loại hình đó.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Thực hiện thủ tục cấp phép hoạt động cho cơ sở giáo dục phổ thông tư thục

Khi đã có Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu cơ sở giáo dục mầm non chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động giáo dục.

Cũng tương tự như hồ sơ xin Quyết định thành lập đối với mỗi cơ sở khác nhau thì bộ hồ sơ xin phép hoạt động giáo dục cũng khác nhau và cơ quan có thẩm quyền cũng khác nhau.

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Địa chỉ: Tầng 25B1, tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Thủ Tục Chuyển Trường Trung Học Cơ Sở Ngoài Tỉnh

Thông tin đơn vị giải quyết

(Theo Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

– Thời hạn giải quyết: Không quá 5 ngày làm việc.

– Lãnh đạo phòng giải quyết TTHC: Đ/c Vũ Thị Hảo – Phó Trưởng phòng –

SĐT 0985.047.479

– Cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ TTHC: Đ /c Doãn Thế Tài – SĐT : 094.819.27.26

– Địa điểm tiếp nhận: Phòng GD&ĐT Phú Lương – TK Thái An – Thị trấn Đu – H. Phú Lương – T. Thái Nguyên.

– Thời gian tiếp nhận: Sáng từ 08h00 đến 10h30 – Chiều từ 14h00 đến 16h00

2. Thủ tục Chuyển trường trung học cơ sở ngoài tỉnh.

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến;

Bước 2. Cán bộ tiếp nhận thẩm định hồ sơ, viết phiếu hẹn nhận kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ qua Phòng GD&ĐT thẩm định và xử lý.

Bước 3. Trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và ký giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4. Cá nhân xuất trình phiếu hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đến.

2.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố, thị xã.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;

– Học bạ (bản chính);

– Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng);

– Bản sao giấy khai sinh;

– Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THCS quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập);

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;

– Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có);

– Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác;

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

2.4. Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng phòng GD&ĐT;

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng GD&ĐT;

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy giới thiệu.

2.8. Lệ phí (nếu có): Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

– Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

– Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

– Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông; ()

Trường Trung Học Phổ Thông Fpt

Gửi đến mẹ người con luôn yêu và kính trọng!

Thật ra khi viết bức thư này con cũng không biết mình nên viết về cái gì nữa không phải vì con không có gì để nói với mẹ mà chỉ là những điều mà mẹ làm cho con quá nhiều, quá lớn lao khiến chính bản thân con cũng không biết mình nên nói từ đâu nữa. Giờ đây con là một cô gái 16 rồi cũng được coi là một thiếu nữ mẹ nhỉ? Nhưng trong mắt mẹ con vẫn luôn là đứa con gái bé bỏng cần đến từng sự chở che, giúp đỡ của mẹ.

Một cô nhóc ương bướng, ngang ngạnh như con đã không ít lần khiến mẹ buồn chỉ vì những lời nói thiếu suy nghĩ và tính tình trẻ con của bản thân, mẹ luôn muốn tốt cho con con biết điều đó nhưng khi mẹ dạy bảo con lại khư khư ích kỉ ôm lấy ý kiến riêng của mình mà không nghe lời của mẹ chỉ biết khiến mẹ thêm phiền lòng. Hối hận, con không biết nên chữa lỗi lầm của mình ra sao vì vậy con đã rèn luyện mình biết điều gì sai điều gì đúng nên sống ra sao để không uổng phí “Công cha – Nghĩa mẹ’’.

Mẹ ơi mẹ biết không đối với con 10 năm không dài cũng không ngắn nhưng nó lại là quãng thời gian con cảm thấy đẹp nhất. Đi qua từng năm từng năm một con lớn lên trưởng thành hơn, trở thành một cô gái hoàn hảo hơn qua bàn tay của mẹ. Con hạnh phúc nhiều lắm, vui nhiều lắm vì con có mẹ người luôn lắng nghe tâm sự của con, cho con cảm nhận được tình yêu thương ấm áp của gia đình mà không phải đứa trẻ nào cũng có. Đôi khi con cũng chạnh lòng vì mẹ so sánh con với chị hay với bạn bè xung quanh lúc đó con chỉ biết giận hờn một cách vô lí cau có nhiều khi phát ngôn ra những lời nói nông cạn làm tổn thương mẹ, tại sao lúc đó con lại ngờ nghệch đến thế ?

Mẹ chính là người nuôi nấng con mà, sao mẹ lại muốn con trở nên xấu đi, mẹ chỉ muốn thúc đẩy con thôi. Nghĩ đến, con lại muốn đánh, muốn mắng nhiếc bản thân mình ngu ngốc chỉ biết suy nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến tấm lòng của người mẹ, tội lỗi của con đáng trách.

Hằng ngày mẹ phải lo toan bộn bề công việc kiếm tiền nuôi gia đình quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong nhà, có lẽ con chưa bao giờ nói điều này nhưng con ngưỡng mộ mẹ rất nhiều con muốn rằng mai sau lớn lên cũng sẽ trở thành một người tài giỏi như mẹ vậy chỉ là ước mơ đơn giản như vậy thôi.

Có lẽ trong mắt người khác mẹ không hoàn mĩ, không tuyệt vời nhưng trong mắt con mẹ và gia đình luôn là số một không gì sánh bằng, là tất cả và luôn là lí do để con cố gắng vươn lên từng ngày, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp. Rồi ngay cả khi gia đình ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, con thì chỉ biết khóc nhưng mẹ – với trái tim kiêu hãnh của một người từng trải vẫn không suy sụp, cùng bố, hai bàn tay trắng mà bắt đầu lại từ đầu.

Từ khi con nhận thức được mọi việc, con biết mẹ của con là người mạnh mẽ, thật không dễ dàng thấy được giọt nước mắt yếu đuối đọng ở khóe mắt nơi mẹ vì mẹ biết mình là điểm tựa của con cái, của cả gia đình này. Vì thế khi thấy mẹ khóc con buồn lắm nhưng con lại càng quyết tâm mình phải trở nên tài giỏi, trở nên mạnh mẽ để bảo vệ khỏi những giọt nước mắt kia. Dù mệt mỏi mẹ cũng không bao giờ để lộ ra bên ngoài lúc nào con cũng chỉ thấy ánh mắt biết cười của mẹ luôn hướng đến con mà thôi đôi khi con nghĩ mẹ mạnh mẽ thật đấy không gì có thể đánh gục được cả nhưng không phải mẹ mạnh mẽ là vì gia đình chứ không phải vì mẹ là những siêu anh hùng trong các bộ phim mà vì mẹ là mẹ của con.

Con sợ lắm khi nghĩ đến mai này có một ngày mẹ sẽ rời xa con sẽ đi đến một nơi mà con không nhìn thấy mẹ nữa nỗi sợ hãi đó bủa vây lấy con không lối thoát khiến con hoang mang rất nhiều vì nếu mẹ đi thì con sẽ dựa vào ai, sẽ nắm lấy tay ai, sẽ nghe những lời nói của ai để con có niềm tin về phía trước. Nhưng nghe lời cô nói con đã biết con sẽ sống tốt hơn yêu quý mẹ nhiều hơn học tập tốt hơn để một mai đây con sẽ không phải hối hận về những việc làm của mình.

Trong mắt con mẹ là người đẹp nhất khi mệt mỏi vì học tập, vì bạn bè hay cuộc sống đơn thuần xung quanh con, ôm mẹ con lại có được cảm giác bình yên thư thái, mùi hương của mẹ nhè nhẹ đưa con vào giấc ngủ yên lành. Mẹ là người đã ban cho con cuộc sống này, là người dạy con tất cả, cho con biết sống biết yêu thương trở thành một con người tốt. Kỉ niệm bên mẹ là những hồi ức đẹp đẽ của con là những trang kỉ niệm theo con suốt cuộc đời mà nếu con quên đi sẽ là đánh mất chính bản thân mình.

Dù con đường phía trước của con có khó khăn có vất vả con có thể gục ngã có thể rơi nước mắt nhưng cạnh con lúc đó không phải là mẹ mà là trái tim của mẹ của cả gia đình luôn ở cạnh con cho con thêm dũng khí đánh bại những khó khăn những chông gai trước mắt chắc chắn sẽ là vậy. Và câu nói cuối cùng mà con luôn nói với mẹ: Con yêu mẹ rất nhiều mẹ ơi !

Tác gải: Phùng Thị Huyền – 11A9

Thủ Tục Chuyển Trường Ngoại Tỉnh Đối Với Học Sinh Cấp Trung Học Phổ Thông

: Cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hoặc học sinh yêu cầu chuyển trường ngoại tỉnh nộp đơn xin chuyển trường tại Văn phòng Nhà trường nơi chuyển đi.

Thời gian tiếp nhận, hoàn trả kết quả: Các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

: Sau khi nhận được đơn, Hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh gồm:

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;

– Học bạ;

– Bản sao giấy khai sinh;

– Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học sinh chuyển trường trong năm học).

: Cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hoặc học sinh yêu cầu chuyển trường ngoại tỉnh nộp hồ sơ nhận tại nơi chuyển đi cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

– Địa chỉ: Số 187, đường Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

– Số điện thoại: (052) 3843364.

: Cán bộ phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho người nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ; nếu đầy đủ thì trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu về trường theo nơi cư trú kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.

: Nhà trường theo giới thiệu của Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận học sinh, bố trí vào lớp học và lưu hồ sơ học sinh theo quy định.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước và nhà trường.

* Thành phần hồ sơ:

– Đơn xin chuyển trường có chữ ký xác nhận của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

– Học bạ (bản chính);

– Bằng hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp học dưới;

– Giấy khai sinh (bản sao);

– Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THPT quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập);

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).;

– Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến (bản sao có chứng thực);

– Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có);

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình;

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

* Thời gian giải quyết: Chưa có văn bản quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hoặc học sinh.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

– Cơ quan phối hợp thực hiện: Các trường nơi đi và nơi đến.

* Kết quả thực hiện TTHC: Tiếp nhận học sinh vào học tại trường mới ngoại tỉnh.

* Lệ phí: Không.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

1. Thủ tục này áp dụng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

– Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

– Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thật sự chính đáng để phải chuyển trường.

2. Về thời gian thực hiện TTHC áp dụng quy định tại Khoản 3, Điều 5 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT:

Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định.

3. Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

(Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT).

4. Việc chuyển trường từ trường THPT ngoài công lập sang trường THPT công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:

– Trường hợp học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển qua học trường THPT công lập.

– Trường hợp học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết dịnh từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường THPT công lập.

(Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT).

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhóm Trẻ, Trường Mầm Non, Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở, Trung Học Phổ Thông Tư Thục trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!