Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Chưa Sổ Đỏ mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rất nhiều người hiện nay có nhu cầu nhận chuyển nhượng đất để sử dụng nhưng chủ đất chưa được cấp “Sổ đỏ” (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy họ có được nhận chuyển nhượng đất này không? Thủ tục nhận chuyển nhượng như thế nào?
Pháp luật hiện hành không quy định về việc cấm chuyển nhượng hay nhận chuyển nhượng đất chưa có “sổ đỏ”, do đó chủ sử dụng có thể tự do giao dịch chuyển nhượng cho người có nhu cầu (trừ trường hợp cấm chuyển nhượng và cấm nhận chuyển nhượng). Tuy nhiên thủ tục chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng sẽ phức tạp hơn so với chuyển nhượng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, có hai cách để thực hiện thủ tục này, cụ thể:
Cách 1: Chủ sử dụng đất và người nhận chuyển nhượng đất làm hợp đồng chuyển nhượng và phải công chứng hợp đồng này. Sau khi thực hiện thực tục giao kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng thì thực hiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất nhận chuyển nhượng (chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả).
Theo cách này người nhận chuyển nhượng sẽ có được quyền sử dụng đất nhanh hơn, tuy nhiên rủi ro có thể gặp phải cũng sẽ rất lớn bởi các khó khăn khi xác minh nguồn gốc đất, đất đang tranh chấp, đất nông nghiệp, nhà đất đã có quyết định thu hồi, nhà đất xây trên đất lấn chiếm…
Cách 2: Yêu cầu chủ sử dụng thửa đất hoàn tất thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sau đó thực hiện chuyển nhượng lại.
Đây là một biện pháp giảm thiểu rủi ro hơn hẳn so với cách 1, tuy nhiên sẽ tốn thêm thời gian cho 02 lần hoàn thiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 1 cấp cho chủ sử dụng, sau khi chuyển nhượng lại người nhận chuyển nhượng sẽ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một lần nữa).
Như vậy, tùy theo nhu cầu, mục đích để lựa chọn một trong hai cách thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên dù là lựa chọn hình thức nào thì điều bắt buộc phải làm là: xác minh tình trạng đất và Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên.
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 14, Tòa nhà văn phòng HM, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Đã Có Sổ Đỏ, Và Chưa Có Sổ Đỏ Như Thế Nào?
Hỏi: Thủ tục chuyển nhượng đất đã có sổ đỏ, và chưa có sổ đỏ như thế nào? Trả lời:
Theo quy định của luật đất đai, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khác có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Thủ tục chuyển nhượng nhà có sổ đỏ
Theo quy định của luật đất đai, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khác có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng địa chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện. Hồ sơ gồm:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp lệ tương ứng.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng hoặc bản sao giấy tờ hợp lệ về đất.
– Sơ đồ thửa đất.
– Chứng từ nộp tiền thuế đất.
* Trình tự, thủ tục:
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
– Kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
– Kể từ ngày các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
* Thủ tục chuyển nhượng nhà chưa có sổ đỏ
Điều 66 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định: Từ ngày 01/01/2008, đất đai phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Trường hợp trước ngày 01/11/2007, người sử dụng đất đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật mà chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử d ụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai thì vẫn được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai là gồm:
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993;
– Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ, Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất
Nhadatbecamex.com chuyên mục tư vấn đất đai hôm nay xin đưa ra quy trình, trình tự và thủ tục sang tên sổ đỏ, đây là quy trình chung, tùy theo mỗi khu vực sẽ có thay đổi đôi chút những không nhiều:
– CMND, Hộ Khẩu và Giấy Đăng Ký Kết Hôn photo công chứng trong vòng 06 tháng của cả bên mua lẫn bán nên chuẩn bị 3 bộ, lưu ý CMND phải còn hiệu lực 15 năm, nếu thay đổi nơi ở dẫn đến thay đổi số CMND so với hộ khẩu thì đến nơi cấp CMND mới xin giấy xác nhận thay đổi số CMND do chuyển nơi sinh sống. Trong trường hợp chưa có gia đình xin giấy chứng nhận độc thân cấp tại UBND phường, xã.
– Bản sao sổ đỏ công chứng trong 06 tháng.
– Đến sở tài nguyên môi trường cấp Quận hoặc Huyện nơi có bất động sản xin trích lục bản vẽ (đến cơ quan xin mẫu điền vào nộp).
– Đến UBND xã nơi có bất động sản xin cấp Giấy xác nhận tình trạng bất động sản mang theo: CMND+Hộ Khẩu+Sổ Đỏ bản gốc ( một số địa phương phải làm trích lục bản vẻ trước rồi mới cho xin Giấy xác nhận tình trạng bất động sản )
Bước 2: Lập Hợp đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất tại phòng công chứng có thẩm quyền (gợi ý nên lập tại nơi có bất động sản)
Các bên đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế, cho tặng. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.
Hồ sơ để lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: CMND + Hộ khẩu gốc + Sổ đỏ gốc + Giấy đăng ký kết hôn gốc ( hoặc xác nhận độc thân ) + Giấy xác nhận trình trạng bất động sản. Lưu ý người bán bắt buộc phải 2 vợ chồng ra ký, người mua chỉ cần một người đứng tên ra ký. Hợp đồng chuyển nhượng xin mẫu tại phòng công chứng.
Bước 3: Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND cấp Quận hoặc Huyện nơi có nhà, đất) Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:
– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).
– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
+ Thuế sang tên sổ đỏ: ( trước đây gọi là Thuế chuyển dịch quyền sử dụng đất gồm):
Bước 4: Kê khai hồ sơ sang tên (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất) Thành phần hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng
– Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật
– Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
– Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);
Bước 5: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.
Lưu ý quan trọng: Những mẫu biểu ở trên chúng ta nên ra trực tiếp cở quan xin mẫu làm, tránh download trên mạng hay mua ở tiệm photocopy phải tốn nhiều thời gian làm lại nếu mẫu không đúng hay mẫu đã cũ.
Quy Trình Thủ Tục Chuyển Nhượng Căn Hộ Chung Cư Chưa Có Sổ Hồng Sổ Đỏ?
09/02/2019
Cơ sở pháp lý thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ đỏ (Sổ hồng – “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”):
Luật nhà ở 2014
Nghị định 99/2015/NĐ-CP
Thông tư 19/2016/TT-BXD
Trong trường hợp này của bạn, tuy căn hộ chưa được cấp sổ đỏ nhưng đã có biên bản bàn giao căn hộ và có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư thì bên bán căn hộ có thể chuyển nhượng nhà chung cư chưa có sổ đỏ cho người mua dưới hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 123 Luật nhà ở 2014:
“2. Trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư”.
Về điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư được quy định tại Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, cụ thể Khoản 1 quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Do đó, trong trường hợp này, nếu căn hộ đó chưa được chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ thì bạn (mua căn hộ của chủ đầu tư) hoàn toàn có thể chuyển nhượng lại căn hộ cho bên mua (người mua, muốn nhận chuyển nhượng lại căn hộ của bạn).
Hướng dẫn các bước thủ tục chuyển nhượng căn hộ khi chưa nhận sổ hồng (sổ đỏ)
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư được quy định tại Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD, cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Sau khi bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đi đến thống nhất các thoả thuận mua bán về: Giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán, thời hạn bàn giao nhà, quyền và nghĩa vụ của các bên….
Bên chuyển nhượng nộp đơn lên chủ đầu tư, đính kèm bản sao HĐMB, CMND, Hộ khẩu xác minh quyền sở hữu để xin chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ của mình:
Chủ đầu tư sẽ kiểm tra tiến độ thanh toán của bạn có bị chậm, thiếu, vướng, hợp đồng mua bán có đang thế chấp vay ngân hàng hay không.
Nếu không có vấn đề gì, chủ đầu tư sẽ ra thông báo cho bạn đủ điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ.
Lúc này bên chuyển nhượng mới đủ điều kiển được phép chuyển nhượng căn hộ khi chưa có sổ hồng.
Bước 2: Làm văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư và thực hiện công chứng văn bản mua bán nhà chung cư đó tại văn phòng công chứng
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì bên chuyển nhượng căn hộ chung cư và bên nhận chuyển nhượng căn hộ chung cư sẽ soạn thảo Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (thông thường đến phòng công chứng để công chứng viên soạn), sau đó các bên sẽ có mặt tại văn phòng công chứng để thực hiện công chứng nội dung hợp đồng này.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư gồm có:
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (07 bản gốc)
– Hợp đồng mua bán nhà chung cư của bên bán với chủ đầu tư (Bản gốc)
– Biên bản làm việc của chủ đầu tư giữa hai bên chuyển nhượng & nhận chuyển nhượng (bản gốc)
– Thông báo của chủ đầu tư về việc đủ điều kiển chuyển nhượng hợp đồng mua bán (bản gốc)
– Giấy xác nhận bán qua sàn (đối với HĐMB ký trước ngày 01/07/2015)
– Biên bản bàn giao nhà của chủ đầu tư (đối với trường hợp đã bàn giao nhà)
– Giấy xác nhận của chủ đầu tư về việc căn nhà chung cư giao dịch chư được cấp sổ hồng (bản gốc)
– Phụ lục biên bản thanh toán đợt chủ quyền (trường hợp đã nhận nhà)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng (trong trường hợp bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã kết hôn), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đứng tên cá nhân, chưa đăng ký kết hôn) (bản gốc)
– Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng (bản gốc).
Quy trình thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng (sổ đỏ).
Bước 3. Kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân
Sau khi hai bên hoàn thành việc công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư, bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện sẽ thực hiện các thủ tục sau để kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đại diện hai bên đến UBND xã/phường nơi căn hộ chung cư trực thuộc, nộp hồ sơ xin “Giấy xác minh vị trí đất”, hồ sơ xin xác minh vị trí đất gồm có: HĐMB ký với chủ đầu tư + hợp đồng chuyển nhượng + đơn xin xác minh vị trí đất bản sao kèm bàn chính để đối chiếu.
Sau khi có “Giấy xác minh vị trí đất” đại diện hai bên đem đầy đủ “hồ sơ chuyển nhượng” đến chi cục thuế (căn hộ thuộc quận nào thì ra chi cục thuế quận đó) lấy biên lai thuế và đóng thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng x thuế suất 2%
Lệ phí trước bạ sẽ do bên mua đóng khi nhận sổ hồng.
Lệ phí trước bạ:
Được tính = 0,5% x Giá tính lệ phí trước bạ (Căn cứ vào vị trí căn hộ, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành) thông thường sẽ bằng giá chuyển nhượng (trừ các trường hợp đặc biệt).
Lưu ý: Trong trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá nhà do UBND Tỉnh (thành phố) quy định thì cơ quan thuế sẽ lấy giá nhà do nhà nước quy định (căn cứ theo vị trí căn hộ) để làm cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân.
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân gồm:
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu) – Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (01 Bản gốc) – Hoá đơn VAT các đợt thanh toán bản photo – Giấy xác minh vị trí đất (bản gốc) – Chứng minh nhân dân của bên chuyển nhượng (Bản sao có chứng thực) – Cơ quan thuế giải quyết: Chi cục thuế nơi có căn nhà chung cư
Bước 4: Nộp hồ sơ yêu cầu chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư đã được công chứng Hồ sơ gửi lên chủ đầu tư gồm có:
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (05 bản gốc)
– Hợp đồng mua bán nhà chung cư giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)
– Biên bản bàn giao nhà giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)
– Biên lai đã nộp thuế thu nhập cá nhân (bản gốc)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên nhận chuyển nhượng (Trong trường hợp vợ chồng cùng nhận chuyển nhượng nhà chung cư) (bản sao có chứng thực)
– Chứng minh nhân dân / Hộ chiếu/ Căn cước công dân của bên chuyển nhượng (bản sao có chứng thực)
Thời gian chủ đầu tư xác nhận: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ. Sau khi xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư chủ đầu tư sẽ phải gửi lại bên nhận chuyển nhượng những giấy tờ sau:
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (02 bản gốc)
– Hợp đồng mua bán nhà chung cư giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)
– Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân (bản gốc)
– Biên bản bàn giao nhà (bản gốc)
Khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà chung cư khi chưa có sổ hồng, bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng phải thực hiện các thủ tục như trên thì việc chuyển nhượng mới được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi.
Bước 5: Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyển sở hữu nhà (sổ hồng) theo quy định của pháp luật về đất đai.
Hy vọng những tư vấn trên sẽ giúp quý khách hàng yên tâm hơn khi mua nhà chung cư chưa có sổ hồng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Chưa Sổ Đỏ trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!