Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Theo Luật Mới L Luật Sư Tư Vấn # Top 6 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Theo Luật Mới L Luật Sư Tư Vấn # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Theo Luật Mới L Luật Sư Tư Vấn mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo quy định tại điều 6 thông tư số: 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú và nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú, thì thủ tục chuyển hộ khẩu gồm các giấy tờ sau:

– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp sau: Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; hoặc chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Giấy tờ này được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên;

+ Đối với trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Ngoài ra, trong trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình được giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên.

Lưu ý: Các giấy tờ trên phải là bản sao giấy tờ, tài liệu được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được công chứng, chứng thực giấy tờ cho cơ quan đăng ký cư trú.

– Ngoài các giấy tờ trên có tùy từng trường hợp mà hồ sơ chuyển hộ khẩu cần có thêm các loại giấy tờ sau:

+ Đối với trường hợp: Trẻ em đăng ký thường trú (trong trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định) khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;

+ Đối với trường hợp: Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Đối với trường hợp: Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó phải có văn bản đề nghị. Trong trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó phải có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị phải nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;

+ Đối với trường hợp: Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo, khi đăng ký thường trú tại các cơ sở tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Đối với trường hợp: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc không có hộ chiếu nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, khi đăng ký thường trú thì phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (trường hợp người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp;

+ Đối với trường hợp: Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;

+ Đối với trường hợp: Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;

+ Đối với trường hợp: Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trong trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;

+ Đối với trường hợp: Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Lưu ý: Ngoài các giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký thường trú như trên, trong các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương thì tùy vào trường hợp cụ thể phải có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Đối với trường hợp công dân có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên phải có một trong các giấy tờ như sau: Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).

+ Đối với trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ thì phải có một trong các giấy tờ như sau: Giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

+ Đối với trường hợp con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con thì phải có một trong các giấy tờ như sau: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

+ Đối với trường hợp người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột thì phải có các giấy tờ như sau:

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột; sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Giấy tờ để chứng minh là người hết tuổi lao động như: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.

Giấy tờ để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu như: Sổ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Giấy tờ để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc như: quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

+ Đối với trường hợp người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ thì phải có các giấy tờ như sau:

Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với người tàn tật đó.

Giấy chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.

Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.

Văn bản về việc cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

+ Đối với trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ thì phải có giấy tờ như sau:

Giấy tờ xác định là người chưa thành niên như: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp.

Giấy tờ chứng minh không còn cha mẹ như: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Toà án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đó chết.

Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

+ Đối với trường hợp người thành niên độc thân về sống với ông bà nội, ngoại thì phải có giấy tờ như sau:

Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú chứng mình là người độc thân

Giấy tờ để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội; ông, bà ngoại như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

+ Đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì phải có các giấy tờ như sau:

Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ như:

Quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Hoặc Quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Giấy Xác nhận của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

+ Đối với trường hợp người đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức thì phải có các giấy tờ như sau:

Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị trực tiếp kèm theo một trong các giấy tờ như:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động.

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo pháp luật cán bộ công chức.

Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì Quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo của cơ quan, tổ chức đó để thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.

Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

+ Đối với trường hợp trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TW nhưng đã chuyển đi nơi khác nay trở về đăng ký thường trú thì phải có một trong các loại giấy tờ như sau: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó.

II. CƠ QUAN TIẾP NHẬN HỒ SƠ CHUYỂN HỘ KHẨU

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì Công dân nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

– Đối với tỉnh thì Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

III. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CHUYỂN HỘ KHẨU

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho công dân. Trong trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Luật Sư Tư Vấn Thủ Tục Bảo Lưu Bảo Hiểm Thất Nghiệp

Chúng ta cùng tìm hiểu những thủ tục mà người lao động cần làm để bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi có việc làm hoặc khi rơi vào từng tình huống cụ thể.

Trường hợp 1: Người lao động được tự động bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc có nộp hồ sơ mà không đủ điều kiện hưởng trợ cấp

Không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định

Khi có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trường hợp 2: Người lao động phải thực hiện một số thủ tục để được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Chỉ khi người lao động rơi vào trường hợp bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (đã phân tích ở mục trên) thì mới bắt buộc phải tiến hành bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp .

Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính theo công thức chung quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/NĐ-CP

Như vậy, đối với những người lao động chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng nào do không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp, không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp, không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp,… (mà không thuộc trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP) thì sẽ được bảo lưu toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trước đó.

Còn nếu người lao động được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp do thuộc trường hợp có tháng lẻ chưa được giải quyết, bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, bị tam dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính theo công thức trên, trong đó “thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp” được tính theo nguyên tắc mỗi tháng hưởng trợ cấp cấp tương ứng với 12 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (căn cứ theo Khoản 4 Điều 53 Luật việc làm).

Ngoài ra, đối với những người lao động có những tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp do không đi khai báo thông tin tìm kiếm việc làm theo đúng lịch hẹn thì sẽ không được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đó nhưng vẫn bị trừ 12 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào tổng thời gian đóng.

Ví dụ: Anh A tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 40 tháng, hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng (từ 02/3/2020 đến 01/6/2020). Như vậy số tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu là: 40 tháng – 36 tháng (tương ứng với 3 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp) = 4 tháng được bảo lưu

Trường hợp 1: Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2015, Sau 2 ngày kể từ ngày ghi hạn đến nhận giấy trả kết quả hưởng BHTN, người lao động không đến lấy thì được xét là không có nhu cầu hưởng BHTN. Sau 7 ngày mà người lao động không có mặt để nhận kết quả thì quyết định giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp của người lao động bị hủy.

Mặt khác, theo Điều 5 của Nghị định này, trường hợp người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp việc làm theo trường hợp trên, khoảng thời gian đóng BHXH chưa được hưởng sẽ được cộng dồn cho các lần kế tiếp. Như vậy, trường hợp người lao động không đến nhận giấy hẹn trả kết quả sau thời gian quy định thì thời gian đóng BHTN sẽ được bảo lưu.

Trường hợp 2: Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 6, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sau 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến lấy trợ cấp và cũng không có thông báo bằng văn bản về lý do thì được coi là không có nhu cầu hưởng BHTN. Thời gian được hưởng BHTN của người lao động sẽ được bảo lưu cho những lần hưởng kế tiếp.

Trường hợp 3: người lao động chưa hưởng đủ trợ cấp thất nghiệp

Thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được căn cứ theo tổng thời gian đóng BHXH và tuân theo quy định của Luật Việc làm. Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm trên 3 năm thì các tháng lẻ chưa tính trợ cấp sẽ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và tính trợ cấp thất nghiệp trong lần hưởng BHTN kế tiếp.

Trường hợp 4: Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 21 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, các trường hợp sau người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng và tiến hành bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp trong lần kế tiếp:

Người lao động tìm được việc làm mới sẽ không còn nằm trong diện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, bao gồm các đối tượng:

Người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn, hợp đồng mùa vụ với đơn vị sử dụng lao động.

Người lao động không nằm trong diện ký kết hợp đồng thì được xác định bằng quyết định tuyển dụng,

Người lao động đã có việc làm có trách nhiệm thông báo lên trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đang làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

b) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an

Người lao động thực hiện các nghĩa vụ quân sự như nhập ngũ hoặc nghĩa vụ công an sẽ chấm dứt trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn đang trong thời gian hưởng. Thời gian chưa được trợ cấp sẽ được bảo lưu trong lần tiếp theo, ngày thực hiện chấm dứt là ngày bắt đầu thực hiện nghĩa vụ.

c) Người lao động đi học với thời hạn từ 12 tháng trở lên

Nếu người lao động đi học trong nước thì ngày đi học chính là ngày trong thông báo, quyết định nhập học. Trường hợp đi học ở nước ngoài thì ngày xuất cảnh được xác định là ngày bắt đầu đi học.

d) Người lao động thuộc diện áp dụng biện pháp giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc, cai nghiện

Người lao động thuộc đối tượng áp dụng biện pháp như: đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc hoặc vào trung tâm cai nghiện thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngày áp dụng là ngày được đưa vào diện quản lý theo các quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

e) Tòa án tuyên bố người lao động mất tích

Trường hợp người lao động đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất tích và đã có thông báo của Tòa án thì sẽ chấm dứt trợ cấp. Ngày áp dụng được xác định ghi trong văn bản của Tòa án.

f) Người lao động bị tạm giam để điều tra, thi hành án hoặc bị phạt tù

Người lao động đang hưởng chế độ BHTN mà bị cơ quan có thẩm quyền tạm giam để điều tra hoặc thi hành án, phạt tù vì vi phạm pháp luật sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian áp dụng là ngày chấp hành hình phạt.

Trường hợp nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu không?

Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

Như vậy, trường hợp bạn viết đơn nghỉ việc 30 ngày nhưng làm được 01 tuần thì nghỉ ngang nên được coi là chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật. Do đó, bạn thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định về cách bảo lưu thời gian đóng BHTN:

“5. …Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp”.

Như vậy, vì bạn không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần này nên thời gian bạn chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 năm đó sẽ được bảo lưu cho lần bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lần tiếp theo khi bạn đi làm ở công ty khác và bạn nghỉ việc.

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1…

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, chúng tôi (Bên cạnh Công chứng số 7)

5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, chúng tôi

Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Email: ‘); document.write(addy67511); document.write(‘‘); document.write(‘‘); document.write(”);

Luật Sư Tư Vấn Thủ Tục Kết Hôn Với Người Thụy Sỹ

Bài viết Luật sư tư vấn thủ tục kết hôn với người Thụy Sỹ sẽ giúp bạn khỏi bỡ ngỡ khi lựa chọn và chuẩn bị hồ sơ kết hôn với người Thụy Sỹ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân cấp quận – huyện nơi người Việt Nam cư trú.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xác minh thông tin của hai bên nam, nữ. Trong quá trình xác minh nếu thấy cần thiết, cán bộ có thẩm quyền sẽ tiến hành phỏng vấn hai bên nam, nữ để làm rõ mục đích đăng ký kết hôn.

Bước 4: Hai bên nam, nữ ký nhận giấy đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện.

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Thụy Sỹ

Hồ sơ của người Việt Nam:

Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Để xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bạn cần mang theo chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu. Một số trường hợp đặc biệt cần thêm các giấy tờ khác, ví dụ:

Đối với trường hợp đã ly hôn, khi xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần mang theo quyết định/bản án ly hôn;

Đối với trường hợp đã có vợ/chồng nhưng vợ/chồng trước đã mất thì khi xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần trình giấy chứng tử/giấy báo tử.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày được cấp.

2. Bản sao chứng minh thư nhân dân

Bản sao chứng minh thư nhân dân cần được chứng thực và có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày chứng thực.

Bản sao sổ hộ khẩu cần được chứng thực và có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày chứng thực.

4. Giấy khám sức khỏe tâm thần

Giấy khám sức khỏe tâm thần do cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp trung ương cấp. Giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày được cấp.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sỹ cấp. Nếu thời điểm đó Thụy Sỹ không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương như tuyên thệ độc thân có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Thụy Sỹ.

Bản sao hộ chiếu cần được chứng thực và có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày được cấp.

Nếu người Thụy Sỹ đang học tập/làm việc tại Việt Nam thì có thể sử dụng thẻ tạm trú/ giấy miễn thị thực.

3. Giấy khám sức khỏe tâm thần

Giấy khám sức khỏe tâm thần có thể khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, hoặc trung ương. Người Thụy Sỹ có thể khám sức khỏe tại cơ sở y tế Việt Nam hoặc cơ sở y tế nước ngoài. Lưu ý: Nếu giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế nước ngoài cấp cần được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

Tất cả giấy tờ của người Thụy Sỹ sau khi được hợp pháp hóa lãnh sự cần được dịch thuật sang Tiếng Việt.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài kéo dài 15 đến 20 ngày làm việc.

Sau khi hai bên nam, nữ nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi công dân Việt Nam thường trú cán bộ tư pháp sẽ cùng cơ quan công an xác minh thông tin. Thời gian xác minh kéo dài 15 ngày làm việc. Sau khi xác minh, nếu cơ quan có thẩm quyền thấy thông tin chính xác, hai bên nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì sẽ trình hồ sơ tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân để ký duyệt giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và trao cho hai bên nam, nữ.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.

Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Luật Sư Tư Vấn Chuyển Nhượng Tài Sản Trên Đất Thuê Hàng Năm

Theo quy định của pháp luật, đối với mỗi hình thức sử dụng đất khác nhau thì người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Với hình thức sử dụng đất mà người sử dụng thuê đất trả tiền hàng năm thì người sử dụng không có quyền chuyển nhượng, giao dịch đối với quyền sử dụng đất mà chỉ được giao dịch đối với tài sản trên đất. Tuy nhiên, trong thực tế để thực hiện các giao dịch đối với tài sản trên đất thuê hàng năm thì không phải ai cũng nắm rõ, cũng hiểu được trình tự, thủ tục thực hiện để hạn chế những rủi ro pháp lý tiềm ẩn

Chủ thể được thực hiện giao dịch tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các giao dịch tài sản này có thể bao gồm: bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, thừa kế và góp vốn. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện các giao dịch như: cho thuê, thừa kế, tặng cho tài sản trên đất mà chỉ có hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các giao dịch này. Chỉ trong trong trường hợp tổ chức kinh tế được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong các khu vực trên.

Trong trường hợp các chủ thể thuê đất trả tiền thuê hàng năm bán hoặc góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình trên đất thì người mua hoặc nhận góp vốn bằng tài sản sẽ được Nhà nước cho thuê đất gắn với tài sản để tiếp tục sử dụng theo mục đích và thời hạn đã xác định. Riêng trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm còn phải tuân thủ:

Đối với bên bán

– Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

– Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.

Đối với bên mua

– Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư;

– Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.

Nhằm đem lại nhiều giải pháp tối ưu cho khách hàng, Công ty Luật TNHH Giải Pháp Việt đã xây dựng đội ngũ Luật sư, Chuyên viên với trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp và tận tâm. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bất động sản và xây dựng, Chúng tôi đã mang lại nhiều giải pháp thực tiễn cao nhất cho khách hàng. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp, Chúng tôi còn tư vấn và đưa ra các giải pháp về Thuế – Kế toán cho khách hàng. Chúng tôi cung cấp các giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định lại chiến lược sản xuất kinh doanh, thiết lập lại cấu trúc công ty phù hợp, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, cũng như thiết lập cơ chế kiểm soát rủi ro nhằm đạt được hiệu quả.

Tin chắc rằng khách hàng được hưởng nhiều lợi ích từ nguồn kiến thức sâu rộng mà đội ngũ luật sư cao cấp của chúng tôi tập trung vào. Tuỳ vào tình huống cụ thể mà chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao nhất cho khách hàng. Quý khách hàng chưa rõ, cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Giải Pháp Việt.

Trụ sở: 90B Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh: 192 Đại lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Hotline: 0902 868 117 – 0909 868 117

Email: contact@lawsolutions.com.vn

Website: http://lawsolutions.com.vn/

Share

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Theo Luật Mới L Luật Sư Tư Vấn trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!