Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Giữa Các Quậnbạn Nên Biết mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn đã biết gì về thủ tục chuyển hộ khẩu giữa các quận và vì sao cần thực hiện điều này khi bạn chuyển sang nơi ở mới quá 12 tháng?
Vì sao cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu?
Như chúng ta đã biết, từ trước đến nay, việc đăng ký tạm trú hay thường trú là một cách để các cơ quan chức năng có thể theo dõi tình hình cư ngụ của người dân tại một quận, huyện, tỉnh hay thành phố nào đó.
Vì vậy, nếu bạn đang ở một quận nào đó tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung mà muốn hoặc đã chuyển sang quận khác trên 12 tháng thì nên đăng ký chuyển hộ khẩu.
Tránh bị phát hiện và xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là ảnh hưởng đến việc làm thủ tục giấy tờ về sau.
Những điều này được quy định rõ trong Điều 23 Luật Cư trú quy định:
“Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn 12 tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Theo quy định trên, trường hợp chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác, bạn phải có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Nếu bạn tạm trú đã quá 12 tháng mà không đăng ký thường trú thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đến 300.000 đồng do lỗi “không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú” theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 167/2013″.
Việc chuyển hộ khẩu giúp bạn hạn chế các rắc rối về vấn đề giấy tờ cư trú về sau
Một số thủ tục cần thực hiện khi chuyển hộ khẩu giữa các quận
Xin Giấy chuyển hộ khẩu
Đầu tiên, để có thể thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu, bạn cần mang theo các giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu, Phiếu báo thay đổi hộ khẩu và nhân khẩu đến các cơ quan công an quận/huyện/thị xã để xin Giấy chuyển hộ khẩu.
Sau khi đã nhận đủ hồ sơ xin chuyển hộ khẩu của bạn thì sau 3 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chuyển hộ khẩu. Tiếp đến, hồ sơ của bạn trong vòng 10 ngày sẽ được chuyển đến các cơ quan công an quận/huyện/thị xã của chỗ ở mới.
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận mới
Khi đã có Giấy chuyển hộ khẩu thì bạn cần nộp thêm một số giấy tờ khác để đăng ký thường trú tại cơ quan Công an huyện, quận, thị xã nơi mà bạn mới chuyển đến.
Nhiều người vẫn thường bỏ qua bước chuyển hộ khẩu dẫn đến việc bị phạt hành chính
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu.
– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như: Hợp đồng mua bán, sang nhượng, thừa kế nhà đất, Chứng minh nguồn tài chính mua nhà đất hợp pháp…
– Ngoài ra, bạn còn cần nộp thêm một số giấy tờ khác theo đúng quy định tại Điều 20, Luật cư trú 2013 trong trường hợp chuyển hộ khẩu từ tỉnh thành khác đến thành phố trực thuộc trung ương như: chúng tôi Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các vấn đề mua nhà/ căn hộ sau khi chuyển hộ khẩu thì hãy liên hệ ngay với Rever theo Hotline: 0901 777 667 để nhận được tư vấn trực tiếp.
Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Vàobạn Nên Biết
Làm thế nào để thực hiện các thủ tục nhập hộ khẩu vào chúng tôi nhanh chóng? Hồ sơ nhập hộ khẩu cần những gì?
Trong những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều người nhập cư từ các tỉnh muốn có hộ khẩu ở chúng tôi để mua nhà định cư lâu dài cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhu cầu cá nhân khác. Vậy các thủ tục nhập hộ khẩu vào chúng tôi cho người ở tỉnh phải thực hiện như thế nào?
Điều kiện để có hộ khẩu tại TP.HCM
– Người xin đăng ký hộ khẩu phải có chỗ ở hợp pháp; có đăng ký tạm trú đầy đủ với chính quyền khu vực nơi đang cư trú.
– Người xin đăng ký hộ khẩu phải có thời gian tạm trú tại chúng tôi từ hai năm liên tục trở lên.
– Người xin đăng ký hộ khẩu được người có sổ hộ khẩu tại chúng tôi đồng ý cho nhập khẩu theo diện: Vợ chồng; cha mẹ và con cái; ông bà và cháu; anh chị em ruột.
– Người đăng ký thủ tục nhập hộ khẩu thành phố là người được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.
– Trường hợp người xin đăng ký hộ khẩu đang thuê nhà, mượn, ở nhờ nhà và muốn nhập khẩu vào nơi ở thuê, mượn đó thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân.
Được người cho thuê, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Phải có nhà thuê ở nội thành chúng tôi (diện tích bình quân tối thiểu 15m2 sàn/01 người) của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
TP.HCM là nơi có rất nhiều người muốn nhập hộ khẩu nhưng còn gặp khó khăn về thủ tục
Thủ tục nhập hộ khẩu thường trú tại TP. HCM
Trong quá trình đăng ký thủ tục nhập hộ khẩu tại khu vực TP. HCM, người đăng ký phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02).
– Bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01) (đối với nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên).
– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.
– Các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất trong trường hợp người đăng ký thủ tục nhập hộ khẩu đã có nhà tại khu vực chúng tôi hoặc giấy phép xây dựng trong trường hợp nhà đang xây.
– Hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp nhà được sang nhượng lại.
– Giấy tờ chứng minh nhà đất được tặng, cho, đổi, nhận thừa kế có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn.
-Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp có ghi rõ diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của các cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức cho thuê, cho mượn, ở nhờ được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã.
Nhập hộ khẩu chúng tôi không phải lúc nào cũng đơn giản
– Phải có văn bản đồng ý cho nhập hộ khẩu của chủ nhà cho thuê, cho mượn cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp tại chúng tôi và phải ghi rõ ý kiến đồng ý kèm theo chữ ký vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu – Mẫu HK02.
-Nếu nhập hộ khẩu theo diện mối quan hệ gia đình như: vợ chồng, cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, anh chị em, cô chú với cháu… thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ, ví dụ: Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ và con; cha mẹ nuôi và con nuôi…
Thủ Tục Xin Chuyển Hộ Khẩu Thường Trú
Nếu muốn chuyển hộ khẩu thường trú thì trình tự thủ tục là gì và cần những giấy tờ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kính chào Luật sư Công ty Luật Thái An! Gia đình tôi có 05 người, trong đó chồng và con gái lớn của tôi đang đi làm, đi học tại Hà Nội và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (chồng tôi là chủ hộ). Còn tôi, con gái thứ hai và con trai út của tôi thì có hộ khẩu tại Hưng Yên (tôi là chủ hộ). Hiện nay con gái thứ hai của tôi đã học năm thứ hai đại học tại Hà Nội (hộ khẩu của cháu vẫn ở Hưng Yên). Tôi muốn hỏi Luật sư là: Nếu muốn chuyển hộ khẩu thường trú thì trình tự thủ tục là gì và cần những giấy tờ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo quy định tại khoản 2, Điều 28 Luật Cư trú năm 2006, Giấy chuyển hộ khẩu thường trú được cấp cho công dân trong các trường hợp:
Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo quy định tại khoản 6, Điều 28 Luật Cư trú, công dân thuộc các trường hợp sau không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
Các cơ quan sau có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú:
Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong trường hợp này, chị muốn chuyển hộ khẩu thường trú cho con gái chị từ Hưng Yên ra Hà Nội nên thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú sẽ là Trưởng Công an huyện.
Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Công dân nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú cho công dân (Trong trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu thường trú vaò sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ; trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú, địa chỉ nơi chuyển đến).
Không thu lệ phí cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN Đối tác pháp lý tin cậy
Cắt Khẩu Là Như Thế Nào? Thủ Tục Cắt Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu
Cắt khẩu được hiểu là như thế nào? Sau khi cắt khẩu thì có phải nhập khẩu không? Thủ tục cắt hộ khẩu sau đó nhập khẩu có khó không? Các giấy tờ cần chuẩn bị cần những gì? Luật Thiên Minh sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục cắt hộ khẩu sau đó nhập khẩu theo quy định của Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Cắt khẩu được hiểu là việc công dân thực hiện kết hợp thủ tục tách và xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu đi nơi khác theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về thủ tục tách khẩu
Thủ tục này được quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 như sau:
“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu thì được tách khẩu.
Điều kiện tách hộ khẩu
Trường hợp có cùng chỗ ở hợp pháp được tách khẩu khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
– Người có cùng chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
– Người đã nhập vào sổ hộ khẩu của người khác mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Hồ sơ để tách khẩu bao gồm các giấy tờ sau:
– Sổ hộ khẩu;
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao có công chứng);
– Ý kiến đồng ý của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b khoản 1 Điều này.
Thời gian tách hộ khẩu được quy định trong Điều 27 Luật cư trú và chi phí tách hộ khẩu được Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.
Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu
– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu.
Trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ hai, về việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp
Những vấn đề này được quy định tại Điều 28 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 và được quy định cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị Định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.
– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu: thuộc về Trưởng Công an xã, thị trấn hoặc Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu tùy thuộc vào nơi công dân chuyển hộ khẩu đi.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây);
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản photo công chứng).
Tương tự như tách hộ khẩu, thời gian chuyển hộ khẩu được quy định trong Điều 28 Luật cư trú và chi phí tách hộ khẩu được Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.vn
Trân trọng !
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Giữa Các Quậnbạn Nên Biết trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!