Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Cải Chính Trong Giấy Khai Sinh Đăng Ký Lại # Top 5 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Cải Chính Thông Tin Trong Giấy Khai Sinh Đăng Ký Lại # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Cải Chính Trong Giấy Khai Sinh Đăng Ký Lại mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Năm 2019, do bận công tác nên tôi nhờ anh tôi làm thủ tục đăng ký lại khai sinh cho tôi ở xã nơi thường trú. Nay tôi làm hồ sơ chuyển công tác thì phát hiện Giấy khai sinh đăng ký lại của tôi bị sai nơi sinh và năm sinh của bố, mẹ.

Năm 2019, do bận công tác nên tôi nhờ anh tôi làm thủ tục đăng ký lại khai sinh cho tôi ở xã nơi thường trú. Nay tôi làm hồ sơ chuyển công tác thì phát hiện Giấy khai sinh đăng ký lại của tôi bị sai nơi sinh và năm sinh của bố, mẹ. Lý do, anh tôi khai nhầm nơi sinh theo nơi đăng ký khai sinh (còn tôi sinh ở một xã thuộc tỉnh Hà Tây trước đây) và khai nhầm năm sinh của bố, mẹ (không đúng với năm sinh của bố mẹ tôi theo các giấy tờ cá nhân của họ như Bằng cấp, hồ sơ, học bạ, lý lịch đảng, Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu,…) Hiện nay, bố, mẹ tôi cũng không còn giữ được bản chính và bản sao Giấy khai sinh.

Xin hỏi tôi phải làm gì, đến đâu để sửa những sai sót trên? Trân trọng cảm ơn.

(Nguyễn Hải Hà – Hà Nội)

Trả lời:

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định về điều kiện cải chính hộ tịch như sau:

“2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, do lỗi của anh bạn khi làm thủ tục đăng ký lại khai sinh cho bạn, nên có sự sai sót về nơi sinh của bạn và năm sinh của bố mẹ bạn, do vậy bạn sẽ được cải chính những nội dung này trong bản chính Giấy khai sinh đăng ký lại cho đúng với nơi sinh của bạn và năm sinh của bố mẹ bạn.

Về thẩm quyền tiến hành thủ tục cải chính tuổi nơi sinh của bạn, năm sinh của bố mẹ bạn trong Giấy khai sinh của bạn được quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch cụ thể như sau:

“3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch  cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”

Về thủ tục đăng ký cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 47 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

2. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này.”

Điều 28 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.”

Như vậy, theo quy định trên thì ngoài giấy tờ phải nộp như Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch (theo mẫu) bạn cần xuất trình Giấy khai sinh của bố, mẹ bạn làm căn cứ cải chính năm sinh của bố, mẹ và giấy tờ chứng minh nơi sinh của bạn.

Tuy nhiên, theo bạn trình bày thì hiện nay bố, mẹ bạn không còn giữ được bản chính và bản sao Giấy khai sinh. Trong trường hợp này, bố mẹ bạn cần đến UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh trước đây để yêu cầu cấp trích lục bản sao Giấy khai sinh. Nếu được cấp trích lục bản sao Giấy khai sinh thì đây sẽ là căn cứ để cải chính năm sinh của bố, mẹ bạn trong Giấy khai sinh của bạn.

Trường hợp UBND cấp huyện không còn lưu giữ sổ đăng ký khai sinh của những năm đó thì sẽ có văn bản trả lời và bố mẹ bạn sẽ thuộc trường hợp được đăng ký lại việc sinh theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, cụ thể như sau:

 “1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, theo đó gồm có các giấy tờ sau đây:

“a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.”

Ngoài ra, tại Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11//2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh như sau:

“1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.”

Thủ tục đăng ký lại khai sinh được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.

Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Nguyễn Tuân

Nguyễn Sỹ Tuấn

Mất Giấy Khai Sinh Bản Chính, Đăng Ký Lại Ở Đâu?

Trước đây tôi được bố mẹ đăng ký khai sinh tại một xã thuộc tỉnh Quảng Trị. Năm 2007, tôi lấy chồng và chuyển khẩu về nhà chồng ở một huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Vừa qua tôi làm hồ sơ xin việc thì Công ty tuyển dụng yêu cầu tôi phải có Giấy khai sinh, tuy nhiên tôi không còn Giấy khai sinh (tôi làm thất lạc từ lâu). Tôi có nhờ bố tôi ở quê ra UBND xã nơi đăng ký khai sinh trước đây xin bảo sao thì được biết xã không còn lưu giữ sổ hộ tịch nên không cấp bản sao Giấy khai sinh cho tôi được. Qua bạn bè mách bảo tôi được biết là mình phải làm thủ tục đăng ký lại khai sinh. Xin hỏi tôi phải làm thủ tục đăng ký lại khai sinh ở đâu? Thủ tục cần những giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu?

Trả lời:  

Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như sau:

“1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Tại Điều 25 của Nghị định này quy định về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.”

Như vậy, căn cứ các quy định trên và theo trình bày của chị thì chị thuộc trường hợp được đăng ký lại việc sinh và chị có quyền lựa chọn đăng ký lại việc sinh tại UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc UBND cấp xã nơi chị đang thường trú.

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, theo đó gồm có các giấy tờ sau đây:

“a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.”

Ngoài ra, tại Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11//2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh như sau:

“1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.”

Thủ tục đăng ký lại khai sinh được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ cụ thể như sau:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.

Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Khánh Chi

Nguyễn Sỹ Tuấn

Hướng Dẫn Thủ Tục Sửa Đổi, Cấp Lại Giấy Đăng Ký Khai Sinh ?

I. Cơ sở pháp lý

Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT HỘ TỊCH

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Bộ luật dân sự 2005

Luật Cư trú số 81/2006/QH11 của Quốc hội

Luật cư trú sửa đổi, bổ sung số 36/2013/QH13 của Quốc hội​

Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

II. Nội dung phân tích Vấn đề 1: Cấp lại giấy đăng ký khai sinh

Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch có quy định:

“Điều 24: Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.

Như vậy, nơi thực hiện xin cấp lại bản sao giấy khai sinh sẽ là nơi bạn thực hiện đăng ký khai sinh trước đây.

Vấn đề 2: Cải chính hộ tịch ( thay đổi tên đối với người trên 14 tuổi )

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 về quyền thay đổi họ, tên thì:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.”

Khoản 3 Điều 7 Luật hộ tịch năm 2014 quy định thẩm quyền cải chính hộ tịch:” 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;”

Như vậy, bạn có quyền thay đổi họ tên nhưng phải thỏa mãn điều kiện nêu trên.

Vấn đề 3: Thủ tục chuyển khẩu * Trình tự, thủ tục tách hộ khẩu:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật cư trú, khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ.

Căn cứ Điều 27 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):

” Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA:

“5. Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.”

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.

* Trình tự, thủ tục thay đổi hộ khẩu:

Hồ sơ điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu bao gồm:

* Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

* Sổ hộ khẩu;

* Các giấy tờ chứng minh sự thay đổi.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải:

+ Cán bộ UBND xã phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ( hoặc tách ) tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thù viết giấy biên nhận và trao cho người nộp.

Vấn đề 3: Sai thông tin hộ tịch, sai thông tin trong giấy khai sinh

Đối với trường hợp muốn hủy bỏ tên người con trong giấy khai sinh của con sau khi ly hôn thì cần phải có sự đồng ý của người cha. Vì con chung trong thời kỳ hôn nhân nên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Đối với trường hợp sai thông tin trong giấy khai sinh, bạn tiến hành liên hệ với cơ quan hộ tịch đăng ký trước đây tiến hành xin điều chỉnh thông tin hộ tịch. Bên cơ quan hộ tịch sẽ cung cấp cho bạn tờ khai theo mẫu.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấnhoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Pháp luật trực tuyến.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận Luật sư dân sự. Luật sư Hà Trần

Mẫu Đơn Đăng Ký Lại Khai Sinh

Mục “Kính gửi“: Ghi rõ tên cơ quan đăng ký lại khai sinh như phần thẩm quyền (Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường/xã X quận/huyện Y, thành phố/tỉnh Z).

Mục “họ, chữ đệm, tên“: Ghi bằng chữ in hoa, có dấu

Mục “Giấy tờ tùy thân“: Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

Mục “Nơi cư trú“: Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.

Mục “Quan hệ với người được khai sinh“: Ghi rõ mối quan hệ. Nếu là tự mình đi đăng ký khai sinh lại thì ghi “bản thân”. Tương tự, nếu là bố đẻ, mẹ đẻ,… thì cũng ghi rõ.

Mục “Nơi sinh“: Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi sinh ra (Ví dụ: Trạm y tế xã A, địa chỉ: Thôn 1, xã A, huyện B, tỉnh C):

Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh)

Trường hợp không rõ nơi sinh đầy đủ thì chi ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

Mục “Đã đăng ký khai sinh tại… theo Giấy khai sinh…”: Ghi tên cơ quan đã đăng ký khai sinh trước đây, số, ngày, tháng, năm cấp Giấy khai sinh trước đây (nếu có bản sao Giấy khai sinh).

Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh tại UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo Giấy khai sinh số 01, quyển số 01 ngày 01 tháng 01 năm 2001.

Mục “Lý do đăng ký lại“: Nêu cụ thể lý do đăng ký lại.

Các giấy tờ kèm theo

Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định như sau:

Bản sao Giấy khai sinh

Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam

Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Thủ tục và trình tự thực hiện

Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện được đăng ký lại khai sinh khi:

Đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền trước ngày 01/01/2016

Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất

Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ

Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ, thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định như sau:

UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây

UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Cải Chính Trong Giấy Khai Sinh Đăng Ký Lại trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!