Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Bảo Hiểm Thai Sản Dành Cho Người Lao Động # Top 12 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Bảo Hiểm Thai Sản Dành Cho Người Lao Động # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Bảo Hiểm Thai Sản Dành Cho Người Lao Động mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội. Nó có một vị trí quan trọng đối với lao động nữ. Nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ người mẹ khi họ mang thai, sinh đẻ và nuôi con sơ sinh.Thông qua bài viết sau chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích và cần thiết nhất về thủ tục bảo hiểm thai sản .

Mọi vấn đề còn chưa hiểu xin quý khách hàng vui lòng gọi tới hotline/zalo: 0763387788 để được tư vẫn hỗ trợ nhanh nhất Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2014

ĐIỀU KIỆN LÀM THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên. Mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con. Hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

HỒ SƠ THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

– Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối vớilao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợpcon chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

– Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối vớitrường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

– Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợpsinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

– Trong thời hạn 45 ngày kể từngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

– Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi. Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

– Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Trợ Cấp Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cho Người Lao Động

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được. Tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: – Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc. Hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ. 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà. Hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; – Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc. Hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của. Pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặchợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sứclao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng (dương lịch) kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15ngày (làm việc), kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp với Trung tâm dịch vụ việc làm.

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặctheo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

3. Sổ bảo hiểm xã hội đã được cơ quan BHXH Quận/Huyện/Thành phố chốt thời gian đóng BHTN, BHXH ( bản chính và bản photo)

4. Chứng minh nhân dân ( bản photo).

Ghichú: Để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM của ngân hàng Đông Á Người lao động cần nộp: 01 bản photo chứng minh nhân dân; 01 Ảnh (3×4 hoặc 4×6);

* Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc.trong việc thủ tục xin trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho người nước ngoài. Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư vấn Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoà Bình

Địa chỉ: Tầng 5, 559 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 094 105 2453

4 Trường Hợp Được Bảo Lưu Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cho Người Lao Động

4 trường hợp được bảo lưu Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Bởi chúng tôi

– 29/10/2019

Các trường hợp được bảo lưu Bảo hiểm thất nghiệp người lao động nên biết.

I. Tổng hợp 4 trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của Luật việc làm năm 2013, các trường hợp sau đây người lao động sẽ được bảo lưu thời gian hưởng BHTN: 

Trường hợp 1: Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2015, Sau 2 ngày kể từ ngày ghi hạn đến nhận giấy trả kết quả hưởng BHTN, người lao động không đến lấy thì được xét là không có nhu cầu hưởng BHTN. Sau 7 ngày mà người lao động không có mặt để nhận kết quả thì quyết định giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp của người lao động bị hủy.

Không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mặt khác, theo Điều 5 của Nghị định này, trường hợp người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp việc làm theo trường hợp trên, khoảng thời gian đóng BHXH chưa được hưởng sẽ được cộng dồn cho các lần kế tiếp. Như vậy, trường hợp người lao động không đến nhận giấy hẹn trả kết quả sau thời gian quy định thì thời gian đóng BHTN sẽ được bảo lưu.

Trường hợp 2: Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 6, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sau 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến lấy trợ cấp và cũng không có thông báo bằng văn bản về lý do thì được coi là không có nhu cầu hưởng BHTN. Thời gian được hưởng BHTN của người lao động sẽ được bảo lưu cho những lần hưởng kế tiếp.

Người lao động không đến nhận trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp 3: người lao động chưa hưởng đủ trợ cấp thất nghiệp

Thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được căn cứ theo tổng thời gian đóng BHXH và tuân theo quy định của Luật Việc làm. Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm trên 3 năm thì các tháng lẻ chưa tính trợ cấp sẽ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và tính trợ cấp thất nghiệp trong lần hưởng BHTN kế tiếp.

Trường hợp 4: Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 21 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, các trường hợp sau người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng và tiến hành bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp trong lần kế tiếp:

a) Người lao động có việc làm

Người lao động tìm được việc làm mới sẽ không còn nằm trong diện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, bao gồm các đối tượng:

Người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn, hợp đồng mùa vụ với đơn vị sử dụng lao động.

Người lao động không nằm trong diện ký kết hợp đồng thì được xác định bằng quyết định tuyển dụng,

Người lao động đã có việc làm có trách nhiệm thông báo lên trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đang làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

b) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an

Người lao động thực hiện các nghĩa vụ quân sự như nhập ngũ hoặc nghĩa vụ công an sẽ chấm dứt trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn đang trong thời gian hưởng. Thời gian chưa được trợ cấp sẽ được bảo lưu trong lần tiếp theo, ngày thực hiện chấm dứt là ngày bắt đầu thực hiện nghĩa vụ.

Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được bảo lưu thời gian hưởng BHTN.

c) Người lao động đi học với thời hạn từ 12 tháng trở lên

Nếu người lao động đi học trong nước thì ngày đi học chính là ngày trong thông báo, quyết định nhập học. Trường hợp đi học ở nước ngoài thì ngày xuất cảnh được xác định là ngày bắt đầu đi học.

d) Người lao động thuộc diện áp dụng biện pháp giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc, cai nghiện

Người lao động thuộc đối tượng áp dụng biện pháp như: đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc hoặc vào trung tâm cai nghiện thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngày áp dụng là ngày được đưa vào diện quản lý theo các quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

e) Tòa án tuyên bố người lao động mất tích

Trường hợp người lao động đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất tích và đã có thông báo của Tòa án thì sẽ chấm dứt trợ cấp. Ngày áp dụng được xác định ghi trong văn bản của Tòa án.

f) Người lao động bị tạm giam để điều tra, thi hành án hoặc bị phạt tù

Người lao động đang hưởng chế độ BHTN mà bị cơ quan có thẩm quyền tạm giam để điều tra hoặc thi hành án, phạt tù vì vi phạm pháp luật sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian áp dụng là ngày chấp hành hình phạt. 

II. Hướng dẫn thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp người lao động không đến lấy kết quả hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp

Trường hợp quá thời gian quy định mà người lao động không đến lấy kết quả giải quyết chế độ hoặc không đến nhận trợ cấp thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động làm thủ tục sẽ gửi thông báo cho người lao động về việc hủy hoặc không nhận trợ cấp. Trường hợp này, thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tự động bảo lưu theo quy định.

Trường hợp người lao động bị chấm dứt hoặc có tháng lẻ chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp

Cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp sẽ cung cấp mẫu C15-TS để ghi lại quá trình người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, xác nhận thời gian bảo lưu. Người lao động nếu tiếp tục tham gia BHXH thì nộp mẫu lên Cơ quan bảo hiểm để chốt bảo lưu thất nghiệp, thời gian chưa hưởng trợ cấp sẽ làm căn cứ tính hưởng cho lần kế tiếp.

Cơ quan BHXH hướng dẫn và cấp mẫu C15-TS để bảo lưu và theo dõi quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thủ Tục Gộp Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Người Lao Động Cần Làm Gì?

Thay đổi công việc nhiều lần khiến không ít người lao động hiện nay vẫn có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như thực hiện theo quy định của Chính phủ thì người lao động nên làmthủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.

Thủ tục gộp sổ BHXH người lao động cần làm gì?

I. Quy định làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.

Như vậy, về nguyên tắc và theo quy định của Chính phủ thì mỗi người lao động chỉ có duy nhất 01 sổ BHXH. Người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số BHXH duy nhất để cơ quan BHXH quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.

Trước khi làm thủ tục gộp hồ sơ BHXH, người lao động cần kiểm tra thông tin cá nhân của người tham gia (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch) trên các sổ BHXH, xảy ra 2 trường hợp như sau:

1. Hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH.

Căn cứ theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định hồ sơ làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:

2. Làm thủ tục gộp sổ BHXH ở đâu?

Về địa điểm làm thủ tục và nộp hồ sơ gộp sổ BHXH Người lao động cần đến Cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi người lao động tham gia bảo hiểm.

3. Quy trình làm thủ tục gộp sổ BHXH

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nêu trên thì người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc có thể nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.

Trong vòng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì trường hợp cơ quan cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày (có văn bản thông báo cho người lao động biết) thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.

Căn cứ theo Điểm e, Điều 43 Quyết định 595, nếu người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên mà có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.

Như vậy, trong bài viết trên bảo hiểm xã hội điện tử đã thông tin chi tiết đến người lao động thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội nhanh chóng và đơn giản nhất. Mong rằng, với bài viết này người lao động sẽ có cho mình được những thông tin bổ ích nhất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Bảo Hiểm Thai Sản Dành Cho Người Lao Động trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!