Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Sinh Hoạt Đảng mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sinh hoạt đảng là một hoạt động quan trọng giúp cho mọi đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, không làm những điều mà Điệu lệ Đảng cấm, thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ được chi bộ phân công. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà đảng viên phải chuyển nơi ở, nơi công tác hoặc học tập trong nước hoặc cả ở nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đảng viên về thủ tục chuyển sinh hoạt đảng khi cần thiết.
Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng hiện nay gồm có ba loại:
1. Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức
Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (loại 10 ô).
Quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, chuyển công tác, nghỉ hưu, đi học, tốt nghiệp ra Trường (đối với sinh viên pho to Bằng tốt nghiệp), hoặc thôi việc.
Thẻ đảng viên.
Hồ sơ đảng viên (có bổ sung quá trình công tác đến thời điểm chuyển đi trong lý lịch đảng viên ).
Bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt của đảng viên, có nhận xét của cấp ủy Chi bộ và Đảng ủy Trường.
Trích Biên bản cuộc họp Chi bộ ở thời điểm chuyển sinh hoạt.
Bản kiểm điểm, phân loại đảng viên hàng năm (của 05 năm gần nhất); phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm; kế hoạch đăng ký học tập Chỉ thị 05 và Nghị quyết TW 4 (khóa XII), Sổ Liên hệ.
Bước 1: Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của cấp có thẩm quyền cho nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc, cử đi học, đảng viên viết bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi ủy, chi bộ làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức (hoặc tạm thời) đến đảng bộ mới.
Chi ủy sẽ trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư, phó bí thư của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
Đảng ủy cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; hướng dẫn đảng viên bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với đảng ủy cơ sở, chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng.
Đối với chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra nước ngoài thì đối tượng của trường hợp này là những đảng viên được cử đi công tác, học tập, lao động, được cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước cho đi thăm người thân… ở ngoài nước từ 12 tháng trở lên. Nếu ở nước ngoài đã có tổ chức cơ sở đảng thì đảng uỷ cấp trên cơ sở tiến hành chuyển sinh hoạt đảng chính thức như thủ tục ở trong nước, giới thiệu đảng viên đến ban cán sự đảng ngoài nước để thực hiện tiếp thủ tục. Hồ sơ và thủ tục tương tượng như chuyển sinh hoạt đảng trong nước.
2. Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời
Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời (loại 8 ô).
Quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên chuyển đi công tác, hoặc học tập.
Bản tự kiểm điểm quá trình học tập, công tác của đảng viên có nhận xét của cấp ủy Chi bộ và Đảng ủy Trường.
Trích Biên bản cuộc họp Chi bộ ở tháng chuyển sinh hoạt cho đảng viên.
Bao gồm đảng viên đi công tác, học tập, làm việc (kể cả công tác biệt phái), làm hợp đồng, thay đổi nơi trú ở trong nước; đảng viên là cán bộ công nhân viên ở các doanh nghiệp, là xã viên các hợp tác xã vì không có việc làm phải về nơi cư trú nghỉ chờ việc làm… trong thời gian 3 tháng đến dưới 12 tháng; đảng viên được cử đi học ở các trường trong nước từ 3 tháng đến 24 tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ.
Các bước thực hiện tương tự như thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức
3. Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng nội bộ
Quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, chuyển công tác, nghỉ hưu, đi học, tốt nghiệp ra Trường hoặc thôi việc (đối với sinh viên pho to Bằng tốt nghiệp).
Bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt của đảng viên, có nhận xét của cấp ủy Chi bộ và Đảng ủy Trường.
Trích Biên bản cuộc họp Chi bộ ở thời điểm chuyển sinh hoạt.
Bản kiểm điểm, phân loại đảng viên hàng năm (của 05 năm gần nhất); phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm; kế hoạch đăng ký học tập, Sổ Liên hệ.
Khuyến nghị
LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hành chính tại Việt Nam
Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Thủ Tục Mua Bán, Chuyển Nhượng Đất Ruộng Cập Nhật 2022
Theo thống kê thì nước ta có Tổng diện tích đất tự nhiên là 33.123.597 ha, bao gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.289.454 ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.773.750 ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 2.060.393 ha. Và đặt biệt là nước ta có diện tích đất trồng lúa cực kỳ lớn, là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới và kéo theo đó là nhu cầu về sở hữu quyền sử dụng đất trồng lúa là rất lớn. Vậy để mua bán, chuyển nhượng đất trồng lúa thì cần những điều kiện gì? Trình tự, thủ tục như thế nào?
1. Điều kiện mua bán, chuyển nhượng đất ruộng lúa:
Để thực hiện mua bán đất ruộng, cả bên bán và bên mua cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Điều kiện đối với bên Bán:
Căn cứ vào Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:
“ Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai 2013.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Theo đó, bên bán cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất;
Việc mua bán, chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai;
Điều kiện đối với bên Mua:
Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
…
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
Căn cứ vào quy định nêu trên bên mua phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì mới được mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa:
Vậy hiểu như thế nào về quy định: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp”? Là Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Việc xác nhận Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp do cơ quan nào xác nhận? sẽ có 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trùng với nơi có đất ruộng. Đối với trường hợp này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận.
Trường hợp 2: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
2. Trình tự, thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất trồng lúa.
Bước 1: Đặt cọc mua bán, chuyển nhượng đất trồng lúa
Nội dung của Hợp đồng đặt cọc bao gồm những thông tin cơ bản sau:
Thông tin bên bán;
Thông tin bên mua;
Thông tin người làm chứng (nếu có);
Thông tin mô tả về đất: Địa chỉ trên sổ đỏ, số sổ đỏ, Diện tích đất, …
Giá tiền mua bán, số tiền đặt cọc, các đợt thanh toán tiếp theo, thời gian và hình thức thanh toán;
Nội dung thể hiện thỏa thuận về thời gian hai bên ký hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) đất trồng lúa.
Các thỏa thuận khác: bên chịu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí công chứng, …
Lưu ý: Hai bên có thể bỏ qua bước này nếu xét thấy không cần thiết và có thể trực tiếp đến Văn phòng công chứng tại địa phương nơi có đất để Công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng.
Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng tại Văn phòng công chứng địa phương nơi có đất ruộng giao dịch.
Bước 2. 1: Các bên cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau:
Bên bán cần chuẩn bị:
Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân;
Bản gốc Sổ hộ khẩu;
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);
Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);
Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do Tòa án phán quyết., các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc, …
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Bên mua cần chuẩn bị:
Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân;
Bản gốc Sổ hộ khẩu;
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);
Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);
Bước 2. 2: Nộp hồ sơ và yêu cầu công chứng tại Văn phòng công chứng;
Hai bên nộp hồ sơ tại Văn phòng công chứng kèm phiếu yêu cầu công chứng;
Chờ Công chứng viên kiểm tra hồ sơ hoặc phát hành hồ sơ:
Kiểm tra hồ sơ: Đối với trường hợp các bên tự soạn trước dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng, nếu đáp ứng điều kiện thì tiếp tục, nếu không đáp ứng điều kiện hoặc vi phạm pháp luật thì yêu cầu sửa đổi, lập dự thảo hợp đồng mới;
Phát hành hồ sơ: Công chứng viên lập dự thảo hợp đồng (đối với trường hợp các bên mua bán không lập dự thảo hợp đồng trước);
Công chứng viên đọc lại Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các bên cùng nghe. Sau đó, Hai bên kiểm tra lại nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng, thông tin cá nhân, những thông tin khác như: diện tích, giá tiền, … (nếu có sai sót thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung);
Bên bán và bên mua lần lược ký vào 03 Bản Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Việc ký được thực hiện cụ thể như sau: ký tên không ghi rõ họ tên vào mỗi trang (trừ trang cuối) của Hợp đồng; ký tên và ghi rõ họ tên vào trang cuối của Hợp đồng chuyển nhượng;
Hai bên điểm chỉ vào Hợp đồng;
Công chứng viên ký tên, đóng dấu và ghi lời chứng vào Hợp đồng.
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai.
Bước 3. 1: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai:
Việc nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai có thể nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, để tránh mất nhiều thời gian thì nên đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện. Vì sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thì cũng chuyển tiếp đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Hồ sơ gồm có:
Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu);
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những giấy tờ tùy thân bao gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bước 3. 2 Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện một số công việc sau:
Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định;
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 3. 3 Thực hiện nghĩa vụ tài chính (Các nghĩa vụ về thuế, nếu có);
Bước 3.4 Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ; trường hợp đối với vùng sâu vùng xa thì thời gian giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc;
Thủ Tục Sang Tên Xe Máy Từ Mẹ Sang Con (Thủ Tục 2022)
1. Thể nào là sang tên xe máy từ mẹ sang con?
Sang tên xe máy từ mẹ sang con là một bước của quá trình chuyển nhượng tài sản (xe máy) từ mẹ sang con thông qua giao dịch dân sự tặng, cho, thừa kế bằng việc thực hiện thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định. Theo quy định hiện hành, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
2. Hồ sơ sang tên xe máy từ mẹ sang con
Như đã nói, việc chuyển nhượng xe máy của mẹ cho con có thể được thực hiện thông qua tặng, cho, thừa kế. Dù được thực hiện bằng cách nào, sau quá trình đó, người sở hữu xe mới đều phải có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
Đối với trường hợp cho, tặng xe
Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe là giấy cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Đối với trường hợp thừa kế
Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe là văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Khi người chết để lại di chúc, văn bản thừa kế chính là chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.
Khi người chết không để lại di chúc, di sản của họ (bao gồm cả xe máy) được chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định thành ba hàng thừa kế, trong đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Khoản 4 điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định: “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.
Như vậy, để được chia di sản là xe máy, các đồng thừa kế cần thực hiện thỏa thuận, phân chia di sản và ghi nhận điều đó tại văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Văn bản này được công chứng chính là chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.
Khi đó, hồ sơ sang tên xe máy từ mẹ sang con được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA, cụ thể được chia thành hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Người được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:
Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này)..
Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Hợp đồng tặng, cho được công chứng, chứng thực
Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.
Trường hợp 2: Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
Người được điều chuyển cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:
Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
Hợp đồng tặng, cho được công chứng, chứng thực.
3. Mức thu lệ phí trước bạ
Mức thu lệ phí trước bạ được quy định tại Thông tư 301/2016/TT-BTC. Theo đó, đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi (là xe máy đã được chủ tài sản kê khai nộp lệ phí trước bạ tại Việt Nam thì lần kê khai nộp lệ phí trước bạ tiếp theo được xác định là lần thứ 02 trở đi) được áp dụng mức thu là 1%.
Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%. Trường hợp xe đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ với mức thu 1%.
Đối với xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ từ lần thứ 2 trở đi, chủ tài sản kê khai lệ phí trước bạ phải xuất trình cho cơ quan Thuế giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc hồ sơ đăng ký xe do Công an cấp đăng ký trả. Địa bàn đã kê khai nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” hoặc “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc giấy khai đăng ký xe, giấy khai sang tên, di chuyển trong hồ sơ đăng ký xe và được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
Ví dụ về việc xác định tỷ lệ nộp lệ phí trước bạ của các trường hợp kê khai nộp lệ phí trước bạ từ lần thứ 2 trở đi (trong đó địa bàn A là địa bàn trong nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở; địa bàn B là các địa bàn khác) như sau:
Trường hợp 1: Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 1%.
Trường hợp 2: Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 1%.
Trường hợp 3: Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 5%.
Thủ Tục Đăng Ký Tạm Trú
Thủ tục đăng ký tạm trú được nhiều người quan tâm
Vì sao phải làm thủ tục đăng ký tạm trú?
Đăng ký tạm trú giúp Nhà nước dễ dàng quản lý công dân của mình, qua đó đảm bảo quyền lợi của mỗi công dân và bảo vệ an toàn, trật tự xã hội. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú còn đem đến cho công dân nhiều quyền lợi, giúp công dân thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục như: Sự cần thiết làm thủ tục đăng ký tạm trú tùy thuộc vào thời gian lưu trú của đối tượng, cụ thể như sau:
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống và làm việc ngoài nơi đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật. Hiểu một cách đơn giản thì đây là nơi sinh sống tạm thời có thời hạn của công dân. Mỗi người dân khi chuyển đến một địa điểm khác để học tập và làm việc thì phải đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú năm 2006 Đăng ký tạm trú giúp Nhà nước dễ dàng quản lý công dân của mình, qua đó đảm bảo quyền lợi của mỗi công dân và bảo vệ an toàn, trật tự xã hội. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú còn đem đến cho công dân nhiều quyền lợi, giúp công dân thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục như: mua bán nhà , đầu tư, đăng ký xe, đăng ký kinh doanh, vay vốn, …Sự cần thiết làm thủ tục đăng ký tạm trú tùy thuộc vào thời gian lưu trú của đối tượng, cụ thể như sau:
Đối với lao động ngắn hạn: Những người lao động chỉ lưu trú để làm việc trong thời gian ngắn sau đó lại chuyển đi nơi khác để tiếp tục làm việc thì không nhất thiết phải đăng ký tạm trú. Bởi vì, bạn không có ý định lưu trú lâu dài tại khu vực này.
Đối với lao động vô thời hạn và hộ gia đình: Những người lao động thuê nhà để sinh sống, làm việc lâu dài và có gia đình riêng thì phải đến cơ quan công an nơi lưu trú để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Bởi vì, khi đăng ký tạm trú và khai báo nhân khẩu, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định và được chính quyền địa phương bảo vệ khi có những rủi ro không may xảy ra.
Thời gian làm hồ sơ đăng ký tạm trú
Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, trong thời hạn 30 ngày những người sinh sống, làm việc và học tập không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú phải đến công an xã, phường, thị trấn để làm hồ sơ đăng ký tạm trú. Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng lại chuyển đi nơi khác sinh sống, học tập và làm việc thì sẽ bị xóa tên trong sổ tạm trú của địa phương đã đăng ký tạm trú.
Những lợi ích khi thực hiện đăng ký tạm trú
Đối tượng lưu trú khi đăng ký tạm trú đầy đủ theo quy định của nhà nước sẽ được hưởng các lợi ích sau:
Con cái của bạn sẽ được hưởng đầy đủ những quyền lợi về học hành giống như những người dân cư trú khác. Bạn sẽ không phải cho con đi học các trường tư thục đắt đỏ mà có thể học tại các trường công lập.
Đối với y tế: con bạn sẽ được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết như các cư dân bản địa khác như được khám sức khỏe định kỳ, được tiêm phòng đầy đủ.
Đối với vấn đề công việc: nếu bạn chưa tìm được việc thì sẽ được hỗ trợ tìm việc làm, được tư vấn các ngành nghề thích hợp và còn có thể được nhận tiền bảo trợ xã hội từ địa phương.
Đối với vấn đề an ninh: bạn sẽ được công an địa phương nơi đăng ký tạm trú bảo vệ an toàn tuyệt đối và được hỗ trợ tốt nhất nếu khu vực nhà bạn thuê có xảy ra các sự cố đáng tiếc như hỏa hoạn hay trộm cắp.
Hãy đến các cơ quan công an nơi thuê nhà để thực hiện đăng ký tạm trú càng sớm càng tốt, bởi vì chỉ khi đăng ký tạm trú bạn mới có cơ hội được hưởng những quyền lợi trên. Đăng ký tạm trú không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Sau khi làm thủ tục đăng ký tạm trú, người lưu trú cũng cần phải thực hiện đóng góp và các công tác xã hội như một người dân bản địa.
Các bước của thủ tục đăng ký tạm trú năm 2020
Công dân muốn đăng ký tạm trú tại địa phương đang chuyển đến làm việc, sinh sống và học tập thì có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có:
Bản khai nhân khẩu theo mẫu HK01;
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02;
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (những trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý thì không cần xuất trình giấy này);
Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an nơi đăng ký thường trú.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, đất ở đã có nhà trên đó; giấy phép xây dựng; hợp đồng mua bán nhà ở, giấy tờ chứng minh đã bàn giao nhà ở; giấy tờ mua, bán, cho, tặng, thừa kế nhà ở có xác nhận hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền; giấy tờ giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, …
Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hợp pháp: Văn bản cho thuê, cho ở nhờ có công chứng của cơ quan có thẩm quyền; Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phái có xác nhận của UBND về điều kiện diện tích theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký tạm trú, công dân mang hồ sơ đến nộp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu với các quy định của pháp luật:
Hồ sơ đầy đủ, thông tin hợp lệ sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu biểu mẫu, thành phần hồ sơ hay các giấy tờ kê khai chưa đúng hoặc chưa đủ thì cán bộ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ không đáp ứng được điều kiện sẽ không tiếp nhận và có văn bản trả lời cho công dân về lý do.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là hai ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ công dân sẽ được đăng ký và cấp sổ tạm trú. Lệ phí đăng ký tạm trú được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký công dân nhận sổ tạm trú
Đối với những công dân được giải quyết đăng ký tạm trú thì sẽ nộp lệ phí theo quy định của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và nhận sổ tạm trú. Khi nhận sổ, công dân kiểm tra các thông tin cá nhân được ghi trong sổ, sau đó ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu. Đối với trường hợp không được giải quyết đăng ký tạm trú do hồ sơ không đủ điều kiện thì công dân nhận lại hồ sơ đã nộp, kiểm tra lại các giấy tờ và tài liệu có trong hồ sơ. Nhận văn bản về lý do không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết nhân khẩu.
Nếu không làm sổ tạm trú có được không?
Theo khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu chủ nhà không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn đối với người cho thuê các phòng trọ công nhân, sinh viên giá rẻ nếu không thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê theo quy định có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 điều này.
Cả bên cho thuê nhà và người lưu trú đều sẽ bị xử phạt nếu không đăng ký tạm trú theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bạn là người đang thuê nhà để lưu trú dài hạn thì hãy mau chóng đề nghị với chủ nhà và đến cơ quan công an địa phương để làm sổ tạm trú càng sớm càng tốt. Hãy bảo vệ bản thân mình trước khi có bất cứ rủi ro đáng tiếc nào xảy ra.
Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú đơn giản chính xác
1. Mẫu đơn xác nhận tạm trú
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày….tháng…..năm……
ĐƠN XIN XÁC NHẬN TẠM TRÚ
Kính gửi: Công an xã/phường/thị trấn…………………………………………………………………….
Tôi tên là: ………………………………….
Ngày sinh: ………………………………..
Số CMND:……………………………. Cấp tại:……………………….. Ngày:……………………………….
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………………………………
Nay tôi làm đơn này kính mong Công an xã/ phường/ thị trấn………………………..xác nhận cho tôi đã tạm trú tại địa chỉ ………………………………….từ ngày………. tháng……. năm………. đến ngày…..tháng……. năm………
Lý do:……………………………………………………………………………………………………………………
Trong thời gian tạm trú tại tôi xin hứa thực hiện tốt các nội quy, quy định về an ninh trật tự của địa phương. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Công an xã/phường/thị trấn Người làm đơn
Điền mẫu đơn khi làm thủ tục đăng ký tạm trú
2. Hướng dẫn Cách điền mẫu đơn xin xác nhận tạm trú
– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó
– Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của người làm đơn
– Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn
– Số CMND/Căn cước công dân……. Cấp tại:…………. Ngày:…….: Ghi rõ ràng, cụ thể theo đúng CMND
- Địa chỉ thường trú: Địa chỉ trên sổ hộ khẩu của người làm đơn
– Nay tôi làm đơn này kính mong Ban Công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận cho tôi đã tạm trú tại ……………từ ngày…..tháng …. năm ….đến ngày….tháng ….năm……: Ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
– Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú (Ví dụ: Học tập, sinh sống, làm việc… ghi rõ địa chỉ hoặc tên công ty)
– Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Sinh Hoạt Đảng trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!