Đề Xuất 3/2023 # Thắc Mắc Về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu? Chuyển Khẩu Về Nhà Chồng? # Top 6 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Thắc Mắc Về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu? Chuyển Khẩu Về Nhà Chồng? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thắc Mắc Về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu? Chuyển Khẩu Về Nhà Chồng? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật cư trú 2006

– Luật số 36/2013/ QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú

2. Nội dung tư vấn:

Cho tôi hỏi. Cách ghi nội dung chuyển khẩu của vợ về nhà chồng trong cùng một xã.trong bản khai HK04

chào luật sư, Tôi có một thắc mắc về thủ tuc chuyển khẩu về nơi ở mới mong luật sư giải đáp. Chị A Có HKTT ở xã A lấy chồng Anh B ở xã B nhưng chưa chuyển khẩu về xã B 2 vợ chồng chung sống 1 thời gian, có mâu thuẫn. và không sống chung với nhau, giờ chị A có tình cảm với Anh C, ở xã C, giờ Chị A muốn chuyển khẩu từ xã A về với Anh C, ở xã C, cho hỏi chị A chuyển khẩu về nơi ở mới xã C có đc k, nếu dc thì cần những gì? tôi xin cảm ơn luat sư?

Thứ nhất là thủ thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng

Trước khi nhập khẩu cho người vợ thì người vợ cần làm thủ tục tách sổ hộ khẩu nơi vợ thường trú. Sau đó:

Căn cứ Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định như sau:

“1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”

Như vậy, trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú cho bạn là Công an xã nơi người chồng có sổ hộ khẩu thường trú. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ tại Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2013:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;

– Trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;

– Sổ hộ khẩu gia đình chồng.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thanh việc nhập khẩu cho vợ bạn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thứ hai là thủ tục chuyển khẩu về nơi ở mới

Căn cứ Điều 21 Luật cư trú 2006

Điều 21 Luật Cư trú 2006 đã quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an huyện, quận, thị xã (đối với thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với tỉnh)

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu và giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, trước hết bạn cần liên hệ với cơ quan công an cấp sổ hộ khẩu, nơi bạn đang cư trú để làm thủ tục chuyển khẩu, cơ quan công an sẽ cấp cho bạn Giấy chuyển hộ khẩu và nộp kèm hồ sơ như đã nêu ở trên.

Kính thư luật sư. Vợ chồng tôi lấy nhau và sinh được 1 bé gái giờ vợ chồng tôi đã li dị. Mà vợ tôi vẫn ở trong sổ hộ khẩu bện vợ tôi. Con tôi thì nhập ở bên tôi. Giờ vợ tôi muốn tách khẩu nhập về bên vợ. Mà tôi không đồng ý. Giờ vợ tôi lại kiện ra xã. Ở xã có gửi giấy nói là con phải nhập theo mẹ giờ xã nói tôi phải đưa sổ hộ khẩu để cho vợ tôi tách khẩu con tôi theo mẹ. Mà tôi ko đồng ý. Và xã vô nhà tôi kiểm tra sổ hộ khẩu và phạt hành chánh đối với gia đình tôi. Xin hỏi luật sư như vậy là đúng hay sai. Xin luật sư tư vấn giúp Xin cảm ơn luật sư rất nhiều

Cho e hỏi con e gần 1 tuổi lúc sanh làm khai sanh tphố và nhập khẩu theo e( ba e là chủ hộ), vợ e vẫn còn hộ khẩu tỉnh và đang sống cùng bé ngòai đó. Nếu vợ e muốn nhập khẩu con e ngòai đó mà e và chủ hộ là ba e không đồng ý cắt chuyển khẩu thì con e có nhập ngòai đó được không, nếu được có đúng luật không. Cám ơn luật sư.

Về vấn đề nhập hộ khẩu cho con chưa thành niên tại Luật cư trú 2006 và những văn bản hướng dẫn thi hành có quy định:

Điều 13 Luật cư trú 2006 có quy định: “Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, trong trường hợp này con của bạn có thể làm thủ tục nhập hộ khẩu theo mẹ.

Trên thực tế, tại những thành phố trực thuộc Trung ương đã có công văn hướng dẫn, yêu cầu việc làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con theo cha hoặc mẹ có hộ khẩu thường trú tại Thành phố thì phải có xác nhận của Công an địa phương rằng con chưa nhập hộ khẩu tại địa phương đó theo cha hoặc mẹ. Từ thông tin bạn cung cấp, có thể thấy hộ khẩu thường trú của bạn là đơn vị hành chính trực thuộc Tỉnh, không thuộc đối tượng yêu cầu phải xác nhận việc con đã nhập hộ khẩu theo cha hay chưa. Cho nên, việc nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của mẹ không cần xác nhận chưa nhập hộ khẩu theo hộ khẩu của cha.

Về hồ sơ để làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con theo mẹ được quy định gồm những giấy tờ sau:

– Giấy khai sinh của con: 01 bản sao chứng thực và 01 bản photo;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha mẹ: 01 bản chính hoặc bản sao có công chứng;

– Sổ hộ khẩu của người mẹ: 01 bản chính;

– Tờ khai bổ sung nhân khẩu: 01 bản chính;

Về vấn đề cơ quan Công an yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu của người cha là không có căn cứ vì những lý do sau:

– Thứ nhất, thành phố nơi người mẹ đang có hộ khẩu thường trú không phải thành phố trực thuộc Trung ương cho nên không bắt buộc yêu cầu việc xác nhận hộ khẩu của người cha khi làm thủ tục nhập hộ khẩu;

– Thứ hai, việc đăng ký hộ khẩu theo cha hoặc mẹ chỉ cần xuất trình sổ hộ khẩu của cha hoặc mẹ, người mà muốn cho con nhập hộ khẩu.

Trong trường hợp này, việc làm của cơ quan công an là không có căn cứ pháp luật, cho nên chị có thể khiếu nại về hành vi hành chính của họ. Việc khiếu nại có thể làm dưới hai hình thức: khiếu nại bằng văn bản hoặc khiếu nại trực tiếp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có hành vi hành chính đó. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành vi hành chính lần đầu theo quy định của pháp luật là Thủ trưởng cơ quan nhà nước nơi cán bộ có hành vi hành chính bị khiếu nại làm việc, ở đây là Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi chị đang làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con.

Xin chào Luật Sư! E xin hỏi, chồng em gái em vừa mất cách đây không lâu, bây giờ e của e muốn cắt khẩu từ nhà chồng về nhà mẹ đẻ có được hay không ạ. 2 vc đã có được 1 mặt con, bây giờ e gái muốn đem con về để nuôi nhưng bà nội nhất quyết không cho. Xin luật sư cho e biết những thủ tục cần làm ạ.

Thứ nhất là bạn cần xin giấy chuyển hộ khẩu và làm thủ tục đăng ký thường trú ở nhà bố mẹ bạn.

Thứ hai là hồ sơ để có giấy chuyển hộ khẩu gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Hồ sơ đăng ký thường trú:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật cư trú;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật cư trú. Ban có thể tham khảo Luật cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013 để biết thêm chi tiết.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến

Giải Đáp Thắc Mắc Về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Cho Con Theo Mẹ Sau Ly Hôn

Hiện nay, khi xử ly hôn, Tòa án chỉ kết luận về vấn đề quan hệ vợ chồng được chấm dứt chứ không giải quyết vấn đề cư trú sau khi ly hôn. Nếu như người mẹ được quyền nuôi con thì việc cần làm lúc này là chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn. Vấn đề này được căn cứ theo điều 13, Luật cư trú năm 2006 quy định về nơi cư trú đối với người chưa thành niên như sau:

Nơi cư trú của người chưa thành niên chính là nơi cửa cha, mẹ. Nếu cha mẹ cư trú ở những nơi khác nhau thì nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên ở cùng chính là nơi cư trú của người chưa thành niên;

Nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc được pháp luật quy định, thì người chưa thành niên có thể có nơi cư trú không phải nơi cư trú của cha, mẹ.

Thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, trường hợp của bạn đã được Tòa án trao toàn quyền nuôi con thù bạn có quyền chuyển hộ khẩu của con về với hộ khẩu của bạn. Khi gia đình chồng gây khó khăn trong việc chuyển hộ khẩu cho con thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại về hành vi gây cản trở quyền tự do cư trú của công dân.

Thủ tục chuyển khẩu cho con theo mẹ được hiện theo Thông tư 35/2014/TT-BCA. Trước hết, bạn phải xin cấp giấy phép chuyển hộ khẩu tại Công an huyện nơi con bạn đang đăng ký hộ khẩu. Hồ sơ bao gồm phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu và sổ hộ khẩu.

Khi đã được cấp giấy chuyển khẩu, bạn phải tiến hành đăng ký thường trú cho con tại nơi bạn đăng ký thường trú. Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp;

Sổ hộ khẩu của bạn;

Giấy chuyển hộ khẩu;

Giấy khai sinh của con ( có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao có công chứng).

Trong trường hợp người chồng đang giữ giấy khai sinh của con và không giao lại cho bạn thì bạn phải đến UBND nơi đăng ký khai sinh cho con để xin trích lục giấy khai sinh. Thủ tục xin trích lục giấy khai sinh cũng rất đơn giản và không làm mất nhiều thời gian của bạn.

Nếu bạn thắc mắc về ly hôn nhanh hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Văn Phòng Luật Sư Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0961 668 968 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết: Hợp pháp, nhanh gọn, và tiết kiệm chi phí cho bạn.

Chuyển Khẩu Về Nhà Chồng Sau Khi Kết Hôn.

Chào luật sư ạ! Tôi có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng. Tôi đã kết hôn được ba năm và có một con. Tuy nhiên tôi lại chưa nhập khẩu vào nhà chồng. Nay tôi có nguyện vọng chuyển khẩu về nhà chồng có được không? Thủ tục như thế nào? Nhà chồng tôi ở Hà Nội ạ.

Chị Nguyễn Thị Minh – Hải Phòng

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. – Văn phòng luật uy tín tại Hà Nội. – Luật sư uy tín chuyên nghiệp.

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Tuệ An. Đối với trường hợp này, Luật Tuệ An xin tư vấn hai ý chính sau:

Điều kiện chuyển khẩu về nhà chồng

Thủ tục chuyển khẩu

Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về điều kiện chuyển khẩu về nhà chồng

Để tiến hành chuyển khẩu về nhà chồng chị cần đáp ứng được những điều kiện của pháp luật về Điều kiện đăng ký thường trú. Cụ thể chị chuyển khẩu về Hà Nội; thành phố trực thuộc TW sẽ phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều 20 Luật Cư trú quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

“Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Cụ thể:Do đã có đăng ký kết hôn;giấy chứng nhận của nhà nước hai anh chị có quan hệ hôn nhân. Nên khi chị chuyển khẩu về nhà chồng ở Hà Nôi (thành phố trực thuộc TW) chị cần được chủ hộ của sổ hộ khẩu nhà chồng đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu. Chủ hộ khẩu có thể là bố chồng, mẹ chồng hoặc chồng chị người được ghi rõ trong sổ hộ khẩu.

Thứ hai, thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng

Để chuyển khẩu về nhà chồng, đầu tiên chị phải thực hiện thủ tục tách khẩu tại nhà bố mẹ đẻ. Sau đó thực hiện thủ tục nhập khẩu (đăng ký thường trú) vào nhà chồng.

Thủ tục tách khẩu:

Thủ tục tách khẩu được thực hiện theo Điều 27 Luật Cư trú. Cụ thể đối với trường hợp của chị như sau:

– Hồ sơ chị cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

Sổ hộ khẩu (xuất trình)

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu

Theo đó, sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, chị tiến hành nộp tại Cơ quan Công An xã/thị trấn nơi chị sinh sống.

– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ chị sẽ được trả kết quả việc tách khẩu.

Thủ tục nhập khẩu

Sau khi nhận được kết quả về việc tách khẩu từ Công An xã/thị trấn nơi chị sinh sống. Chị cần cầm giấy chứng nhận theo giấy chứng nhận tách khẩu đến địa phương; nơi chị đăng ký nhập khẩu để tiến hành thủ tục nhập khẩu.

Thủ tục chuyển khẩu được thực hiện theo Điều 21 Luật Cư trú. Cụ thể đối với trường hợp của chị như sau:

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Công an huyện/quận nơi chị chuyển đến

– Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm các giấy tờ sau:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định;

Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. (Đối với trường hợp kết hôn của chị thì phải có giấy kết hôn và sổ hộ khẩu của gia đình nhà chồng).

Theo đó, chị cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ nêu trên. Sau đó, tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan Công an quận/huyện nơi chị chuyển đến để tiến hành thủ tục đăng ký thường trú.

– Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho chị.

Lưu ý: nếu như Cơ quan Công an không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chị.

Như vậy, sau khi đăng ký kết hôn chị hoàn toàn được phép chuyển khẩu về nhà chồng. Với điều kiện được sự đồng ý của chủ hộ. Thủ tục chuyển khẩu bạn thực hiện như trên.

Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí:

Thủ Tục Tách Khẩu Và Nhập Khẩu Cho Vợ Về Nhà Chồng

Vợ chồng tôi làm thủ tục đăng ký kết hôn tại nhà gái (Hà Nam) nhưng muốn tách/nhập khẩu cho vợ về Hà Nội theo chồng (vì chồng có khẩu ở Hà Nội). Cho hỏi thủ tục cần có những gì?

Thứ nhất, về thủ tục tách khẩu.

Căn cứ Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về tách sổ hộ khẩu như sau:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Theo quy định trên, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu thì được tách khẩu. Hồ sơ để tách khẩu bao gồm: sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp được quy định cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA:

– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu:

Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Như vậy, để thực hiện việc tách khẩu, bạn phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu và nộp cho Trưởng Công an xã nơi bạn đang có hộ khẩu ở Hà Nam. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc thì cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu và sau 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì bạn sẽ nhận được kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu.

Thứ hai, thủ tục nhập khẩu về nhà chồng.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ tại Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2006:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;

– Trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;

– Sổ hộ khẩu gia đình chồng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên, bạn vui lòng mang đến Công an xã/phường nơi chồng bạn thường trú tại Hà Nội để làm thủ tục nhập khẩu về nhà chồng theo Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho vợ bạn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Thủ tục cấp sổ hộ khẩu đối với trường hợp có chỗ ở hợp pháp Điều kiện đăng ký thường trú ở tỉnh

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc tách khẩu và nhập khẩu; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thắc Mắc Về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu? Chuyển Khẩu Về Nhà Chồng? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!