Cập nhật nội dung chi tiết về Sinh Con Ngoài Giá Thú Đối Với Viên Chức Nhà Nước Có Vi Phạm Luật Và Được Hưởng Đầy Đủ Quyền Lợi? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu hỏi:
Hiện tôi 31 tuổi và là một giáo viên, Tôi kết hôn và có một con gái 7 tuổi nhưng vì lí do riêng nên chúng tôi đã li hôn năm 2012 và hiện nay tôi đang nuôi con. Và tôi muốn xin đơn thân ( Có con ngoài giá thú) sinh thêm một con nữa. Vậy tôi hỏi : Tôi có được sinh thêm nữa con không? Tôi có bị vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm phápluật không? Con tôi ( ngoài giá thú) được hưởng những quyền lợi gì? Tôi phải làm những thủ tục gì để được hưởng theo chế độ.
Trả lời:
– Pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm việc sinh con mà không đăng ký kết hôn. Đứa trẻ sinh ra mà người cha và người mẹ không có quan hệ hôn nhân, không được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật được coi là con ngoài giá thú.
– Trường hợp của bạn, bạn đã ly hôn và muốn đơn thân sinh thêm con nữa ( con ngoài giá thú ). Là giáo viên thuộc viên chức nhà nước để không vi phạm pháp luật thì bạn không được vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng , nếu bạn vi phạm thì bạn buộc phải chịu xử lý kỉ luật đối với viên chức. Theo Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định Điều 147 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
” 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Và, hiện nay chưa quy định xử lý kỷ luật trong trường hợp viên chức độc thân sống chung hoặc có con ngoài giá thú với người độc thân khác.
Mặt khác, Theo Điều 4 Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về Không phân biệt đối xử với trẻ em quy định :” Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.”.
Như vậy , ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế…
Pháp luật về bảo hiểm xã hội không có quy định nào hạn chế quyền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con mà không có đăng ký kết hôn, vì vậy bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản như những phụ nữ khác nếu bạn đáp ứng đủ 2 điều kiện về đối tượng được hưởng chế độ thai sản và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Trân trọng.
Công Ty Luật Future Lawyers.
Thủ Tục Nhận Con Và Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Ngoài Giá Thú?
1. Thủ tục nhận con và làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú?
Xin chào luật sư, tôi đang gặp rắc rối và cũng chưa nắm rõ về những quy định về thủ tục cha nhận con.Tôi và anh quen nhau nhưng anh đã có vợ và chưa ly hôn. Chúng tôi hiện đã có con được hơn một tháng. Tôi đi làm giấy khai sinh cho con và có anh đi cùng để làm thủ tục nhận con. Nhưng ủy ban nhân dân xã nơi tôi sinh sống đòi hỏi anh phải làm đơn viết tay và xin chữ kí của bố mẹ đẻ và vợ của anh chấp nhận đứa con, nếu không thì không tiến hành thủ tục nhận con cho anh và bắt buộc con tôi phải mang họ mẹ và phần cha để trống. Xin hỏi như vậy là đúng hay sai? Cảm ơn luật sư.
Thứ nhất, về thủ tục cha nhận con:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
“Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Trường hợp của bạn, nếu bố của con bạn muốn nhận con thì không cần phải có sự đồng ý của vợ. Tuy nhiên khi tiến hành thủ tục nhận con, cần thực hiện đúng quy định tại Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP và điều 9 Nghị định 06/2012/NĐ-CPsửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực:
Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)
2. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
Thứ hai, về việc khai sinh cho con.
Việc đăng ký khai sinh cho con sẽ được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người mẹ cư trú (nơi cư trú bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú). Nếu không xác định được nơi thường trú của người mẹ thì mới đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người cha. Cụ thể, khoản 1, Điều 13, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh”.
Theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch:
“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha mẹ có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay thế bằng giấy xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Pháp luật trực tuyến.
2. Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú?
Xin chào luật sư! Tôi xin hỏi do trước dây vợ chồng tôi cưới chưa đủ tuổi dăng ký kết hôn, đã sinh cháu và chưa khai sinh dược cho cháu. Nay cháu đã được 3 tuổi chúng tôi mới đăng ký kết hôn, vậy giờ chúng tôi muốn đăng ký khai sinh cho cháu thi cần những thủ tục gì? Xin cảm ơn luật sư.
Theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Theo quy định này, con của các bạn được sinh ra trước khi đăng ký kết hôn thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng. Và thủ tục khai sinh cho con trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT HỘ TỊCH như sau:
“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.”
Vì vậy, theo quy định này, khi đi khai sinh cho con, bạn cần mang theo Giấy chứng sinh của con, trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh con là xác thực; Giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có chồng bạn đi cùng thì cần phải có văn bản của vợ chồng bạn về việc thừa nhận đứa bé là con chung của vợ chồng. Và bạn cần phải mang theo Chứng minh nhân dân để xuất trình khi công chức tư pháp yêu cầu xuất trình để kiểm tra. Sau khi nhận và kiểm tra giấy tờ hợp lệ thì sẽ ghi vào sổ hộ tịch và cấp Cấp Giấy khai sinh của con cho bạn.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch thì:
“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em “
Trong trường hợp này, con của bạn được hơn 3 tuổi mới đi đăng ký khai sinh thì vợ chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính trước khi đăng ký làm giấy khai sinh cho con.
3. Khai sinh cho con ngoài giá thú không xác định được mẹ?
Tôi có thắc mắc về vấn đề đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú (đặc biệt là không biết mẹ là ai), rất mong muốn nhận được ý kiến tư vấn của các anh chị. Mong anh chị giúp đỡ!
Trường hợp xảy ra như sau: Một người đàn ông trong khi đã có vợ và con, lại có quan hệ với một số người phụ nữ khác ngoài vợ trong những lần đi công tác tại một số quán bar, vũ trường; không biết bất kỳ một thông tin cá nhân nào của những người phụ nữ đó như: tên, tuổi, địa chỉ, quê quán, nơi làm việc,… và không sử dụng biện pháp tránh thai. Hệ quả là một trong số những người phụ nữ đó có thai và sinh con, nhưng anh ta đó không hề biết (vì chỉ gặp gỡ 1 vài lần rồi không liên lạc nữa). Sau khi sinh con, có thể vì không có điều kiện nuôi dưỡng nên người phụ nữ kia đã cất công dò hỏi và tìm đến được nhà của người đàn ông đó để trao đứa trẻ cho anh ta nuôi dưỡng. Có thể vì một số lý do tế nhị nào đó mà người phụ nữ đó không muốn gặp mặt trực tiếp người đàn ông, nên cô ta đã lén bỏ con ở trước cửa nhà anh ta và bỏ đi biệt tích.
Trân trọng cảm ơn các anh chị luật sư!
Bộ luật Dân sự 2005 (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015) quy định: cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh, người cha hoàn toàn có thể làm giấy khai sinh cho con. Có thể đăng ký khai sinh cho con tại ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ, do trường hợp này không xác định được người mẹ là ai nên người cha phải đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú của mình tại nơi cư trú của mình, phần ghi thông tin người mẹ có thể để trống. Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014:
“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”
Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:
“3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Người cha có thể tiến hành đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và nghị định 123/2015/NĐ-CP, theo đó người cha phải chuẩn bị hồ sơ gồm: tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch; Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con(kết quả giám định ADN của cơ sở y tế) và nộp đến ủy ban nhân dân xã nơi minh cư trú để tiến hành khai sinh cho con.
4. Khai sinh cho con ngoài giá thú có phải giám định ADN?
Gửi Pháp luật trực tuyến! Em có một vấn đề muốn được quý công ty tư vấn. Tháng 5/2015 em sinh một con gái nhưng cháu thuộc diện con ngoài giá thú vì bố cháu đang có gia đình và chưa ly hôn.
Em đã tìm hiểu về thủ tục làm khai sinh và nhận cha con, nhưng em qua UBND phường thì họ bắt bố cháu bé phải qua làm thủ tục nhận con đồng thời với khi làm khai sinh, bên cạnh đó phải nộp kết quả giám định ADN. Vì bố cháu chưa thể nhận con ngay thời điểm này nên em muốn làm khai sinh cho con theo họ mẹ trước và đành phải để trống tên cha. Vậy em làm khai sinh cho con rồi về sau làm thủ tục nhận cha con được không hay phải làm cùng một lúc? Có bắt buộc phải làm giám định ADN không?
Mong quý công ty tư vấn cho em. Em xin cảm ơn!
Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CPngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch về Thủ tục đăng ký khai sinh
“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.”
5. Tư vấn thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú?
Thưa luật sư! Thủ tục người cha làm giấy khai sinh cho con mà không có giấy đăng ký kết hôn thì như thế nào? Rất mong luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn!
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:
“Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn…
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.”
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật trên nếu hai người không có đăng ký kết hôn thì sẽ khai sinh cho con theo trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú. Nếu người cha nhận con thì phải tiến hành tại Ủy ban nhân dân xã.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:Thủ tục thay đổi họ & tên cho con ngoài giá thú?
6. Hướng dẫn thay đổi tên họ của cha trên giấy khai sinh của con ngoài giá thú?
Thưa luật sư, Tôi có một đứa con ngoài giá thú và khi làm giấy khai sinh tôi có nhận là cha cháu bé và cháu mang họ của tôi. Nay vì lý do tế nhị nên tôi muốn rút lại họ của cháu bé cũng như tên của tôi trên giấy khai sinh của cháu. Xin luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục phải tiến hành như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:
“Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm: 1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. 2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký. 3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự. 4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. 5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. 6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.”
Theo đó thì việc thay đổi, cải chính không bao gồm nội dung xóa tên của người cha trong giấy khai sinh. Việc thay đổi, cải chính hộ tịch phải có lý do chính đáng Theo quy định của bộ luật dân sự. Theo đó, Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 (Bộ luật dân sự năm 2015) quy định như sau:
“Điều 27.Quyền thay đổi họ, tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Trong trường hợp này, khi khai sinh cho con ngoài giá thú, anh đã có một văn bản nhận con lưu lại trong sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp anh muốn xóa tên của mình trong giấy khai sinh của con thì anh phải có quyết định của Tòa án. Kể từ ngày anh có văn bản nhận con được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận, thì đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của anh đối với con anh rồi. Trường hợp mà anh không thừa nhận con thì phải cung cấp được chứng cứ, cụ thể là phiếu xét nghiệm AND Theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.
Theo đó, khi anh không thừa nhận con thì anh phải làm đơn xác định cha con gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà con anh có hộ khẩu thường trú. Kèm Theo đơn là các chứng cứ chứng minh đó không phải là con anh.
Như vậy, khi anh gửi đơn ra Tòa án nhân dân, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
-Trường hợp 1: Anh là cha của đứa bé đó thì anh sẽ không thể xóa tên mình khỏi giấy khai sinh của con được, vì quan hệ cha con đã được xác lập và không có gì sai sót.
-Trường hợp 2: Nếu anh không phải là cha của đứa bé đó, theo quyết định của Tòa án thì anh có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã (con dưới 14 tuổi) hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (con từ đủ 14 tuổi trở lên) nơi đăng ký khai sinh cho con trước đây nộp hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch kèm theo quyết định của Tòa án, sau đó cán bộ hộ tịch sẽ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho con anh.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần
Thủ Tục Đăng Ký Khai Sinh Và Nhập Khẩu Cho Con Ngoài Giá Thú?
Hỏi: Tôi và chồng có với nhau một con chung nhưng chúng tôi chưa kết hôn. Nay tôi muốn làm giấy và nhập khẩu cho bé theo nơi cư trú của người cha có được không “theo tôi biết thì mới được ban hành vào ngày 1/1/2016″và cần những gì? (Huyền My – Hà Nội)
Luật gia Đào Thị Thu Hường – Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Trường hợp của bạn không đăng ký kết hôn và muốn đăng ký khai sinh cho con, thể hiện tên cha trên giấy khai sinh thì cần làm thủ tục nhận cha, con sau đó làm thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu.
Điều 12Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con nhứ sau: “Điều 12. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: 1. Hồ sơ gồm: a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch; c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này. 2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp t huộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Giấy khai sinh và Trích lục đăng kýnhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu”.
Bạn nộp các giấy tờ nêu trên tại UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây để làm thủ tục nhận cha, con và đăng ký khai sinh cho cháu.
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Chuyện Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Huyện Xin Sinh Con Ngoài Giá Thú
Chị Bình và bé gái Thiên Hà Ảnh: Đức Kế
Ngồi trước mặt tôi là người phụ nữ có khuôn mặt hiền lành, chân chất đặc trưng của vùng rẻo cao phía Bắc nhưng giọng nói với âm vực khá mạnh của chị khiến tôi thật sự ấn tượng.
Tuy nhiên, lý do tôi lặn lội cả trăm cây số đồi núi quanh co tìm gặp chị lại bắt nguồn từ những câu chuyện về chị mà tôi nghe được từ nhiều cán bộ tỉnh Hà Giang, trong đó có ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Vương Mí Vàng. Chị là Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bắc Mê.
“Không biết phải mất bao nhiêu đêm trắng, tôi mới có thể quyết định việc trọng đại nhất trong đời mình. Mình đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công tác Đoàn, Hội. Tưởng rồi cứ sống một mình với công việc cũng qua ngày đoạn tháng nhưng nào ngờ, càng có tuổi mình càng cảm thấy cô đơn”.
Chị bắt đầu cuộc trò chuyện với tôi như thế, cuộc trò chuyện về quyết định sinh đứa con ngoài giá thú, với sự giằng co giữa những cái nên hay không nên, có hay không… Sự giằng co lớn nhất chính là cuộc đấu tranh giữa cương vị chị đang gánh vác và cuộc sống riêng tư.
Tháng 8/2006, chị được bầu giữ chức Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bắc Mê. Trước đó, chị là Phó chủ tịch HĐND huyện. Trước đó nữa, chị là Phó chủ tịch Hội…
Nhậm chức Chủ tịch Hội được ít ngày thì sự trống trải trong chị càng tăng, nhất là những khi kết thúc công việc, về nhà chỉ còn lại mình với chính mình. Và dù đã 45 tuổi, chị quyết định sinh một đứa con.
Với ý thức của một đảng viên, Ủy viên BCH huyện ủy, lại là người đứng đầu của tổ chức Hội trong huyện nên chị hiểu nếu không được sự đồng tình của cấp ủy và cơ sở thì việc sinh con sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức và ngay cả cuộc sống hàng ngày, rồi sự đàm tiếu có thể kéo dài…
Chị Lò Thị Mỷ – Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Giang: “Chị Bình thể hiện là một người phụ nữ viết hoa”
Quyết định của chị Bình khiến những người Phụ nữ như chúng tôi rất cảm động.
Từng có thời gian học cùng chị Bình nên tôi hiểu chị. Đó là người rất có trách nhiệm trong công việc; trung thực, thẳng thắn và đàng hoàng trong cuộc sống.
Việc chị quyết định sinh con (dù không có chồng) càng thể hiện chị là người Phụ nữ viết hoa.
Chị bắt đầu cầm bút khi đêm đã về khuya, với những dòng chữ nắn nót: Bản thân tôi năm nay đã 45 tuổi, công tác được 25 năm liên tục. Trong quá trình công tác, tôi luôn phấn đấu, vừa công tác vừa học tập, luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Đến nay, do điều kiện công tác và nhiều yếu tố khác nên tôi vẫn chưa xây dựng gia đình được.
Nguyện vọng của tôi trong lúc này là chỉ mong muốn được thực hiện quyền lợi của người phụ nữ, với thiên chức làm mẹ. Tôi muốn sinh một đứa con để động viên, an ủi tinh thần và để có nơi nương tựa sau này, nhất là lúc tuổi già sức yếu…
Đơn được gửi đến Huyện ủy Bắc Mê, Ban thường vụ Hội LHPN Hà Giang, Ban nữ công Liên đoàn lao động huyện Bắc Mê, Ban nữ công Liên đoàn lao động tỉnh Hà Giang…
Trong đơn, ngoài việc đề nghị các cơ quan trên bảo vệ quyền lợi cho mình, chị còn rất cẩn trọng hứa rằng “sẽ không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình người khác …”.
Sự cẩn trọng là một đức tính nổi trội ở chị. Tôi biết được điều này vì hầu hết những người đã từng gắn bó với chị trong công tác cũng như trong cuộc sống hằng ngày mà tôi đã gặp đều nói về chị như vậy.
Dòng sông của giờ Ngọ hôm Rằm
Tiếng ì xèo sẽ kéo dài mãi hoặc sẽ kết thúc khi đứa bé chào đời. Với chị, điều đó giờ đây không quan trọng nữa, bởi chị chỉ nghĩ có con người là có tất cả!
Vì trước khi lên gặp chị đã được nghe nhiều người nói về chị với hình ảnh một phụ nữ hiền hậu, hết mình vì công việc nên tôi không khỏi thắc mắc về chuyện tình yêu của chị thời mười tám đôi mươi.
Trong câu chuyện phấp phỏm của chị, thấp thoáng đâu đó tôi đã thấy ánh lên những tia sáng quanh chuyện tình yêu ở tuổi thanh xuân, khi còn học bổ túc, rồi học trường Cán bộ Hội Phụ nữ trung ương ở Hà Nội hay khi mới về nhận công tác ở Vị Xuyên (Hà Giang).
Những tình yêu trong sáng đó đã để lại kỷ niệm đẹp trong ký ức của chị. Cái ý nhiều yếu tố khác nên chưa xây dựng gia đình được mà chị viết trong đơn xem ra còn nhiều trắc ẩn.
Tôi được phân công phụ trách một số huyện, trong đó có Bắc Mê nên rất hiểu cán bộ, trong đó có chị Nguyễn Thị Thanh Bình.
Cách đây hơn 1 năm, tôi có nghe Thường vụ Huyện ủy báo cáo về việc chị Bình xin sinh con ngoài giá thú.
Đây là trường hợp đầu tiên ở Hà Giang, một nữ cán bộ chưa có chồng, viết đơn xin cấp ủy và cơ quan cho phép sinh con.
Việc làm của chị rất chính đáng. Và đó cũng là quyền của chị, của một người phụ nữ.
Nhưng đoạn phim kể về tuổi thơ buồn đau của chị mà chưa chàng trai nào có thể cùng chia sẻ chính là điều cốt cán trong nhiều yếu tố khác ấy.
Mẹ mất lúc chị 3 tuổi. Sau đó không lâu, bố cũng ra đi. Những hôm dầm sương dãi nắng đến trường huyện, rồi lần bố cưỡi ngựa đưa con xuống trường tỉnh với mong muốn cô con gái yêu trở thành một cán bộ tốt… khiến chị phải phấn đấu trưởng thành.
Sự phấn đấu trong công việc mang về cho chị một bộ sưu tập bằng khen, giấy khen, chiến sĩ thi đua các cấp mà nếu liệt kê chắc hết vài ba trang giấy.
Bảng thành tích đó chị kể không tâm trạng như khi kể về sự ra đời của đứa bé mà chị đang ẵm trên tay.
Ngày 3/3/2007, sau cơn đau dữ dội, người ta đưa chị vượt quãng đường xa xôi xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Chẩn đoán, các bác sĩ xác định đây là ca đẻ khó nên phải mổ.
Đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) hôm Rằm (Rằm tháng 2), các bác sĩ đã can thiệp thành công ca đẻ mổ, mẹ tròn con vuông. Bé gái nặng ba cân rưỡi chào đời.
Khi tỉnh dậy, bế cháu, mình vẫn còn run vì hạnh phúc. Sinh vào giờ Ngọ, hôm Rằm, chắc sau này không phải vừa đâu … Chị vừa nựng con vừa như nói với tôi.
Các bác sĩ Khoa phụ sản kể lại, do chị tuổi đã cứng, trong quá trình mang thai lại không kiêng cữ được nhiều, vẫn làm việc liên miên nên rất khó sinh. Nếu chậm can thiệp thì sẽ ảnh hưởng tính mạng cả hai mẹ con. Rất may, điều đó đã không xảy ra … – Chị Bình thở phào.
Hôm tôi lặn lội lên thăm chị, cháu bé đã bước sang tháng tuổi thứ ba, kháu khỉnh, dễ thương.
Chị nói: Đã mường tượng ra niềm hạnh phúc khi làm mẹ nhưng đúng là đến lúc mẹ tròn con vuông mới cảm thấy hết thiên chức làm mẹ của một người phụ nữ. Cũng từ lúc bé được sinh ra, những dị nghị về chị đã lùi vào dĩ vãng, ít nhất là trong suy nghĩ của chị.
Giờ thì ngoài công việc chị lại lọ mọ một mình nuôi con với tất cả sự yêu thương. Chị đã chọn cho con gái bé nhỏ của mình cái tên Nguyễn Thị Thiên Hà.
Chị lý giải Thiên Hà là dòng sông của trời đất. Người Tày quan niệm, hạnh phúc bắt đầu từ dòng sông, dòng sông do trời đất sinh ra. Vì thế, dù ở đâu, người Tày vẫn bám trụ quanh các dòng sông, khe suối để sinh sống và lan tỏa …
Tôi hiểu điều đó, nhất là khi nghe chị nựng con bằng câu hát ru: “Con sinh ra như dòng sông/Dòng sông chảy mãi không thôi/Dù cho bên lở bên bồi/Con sinh ra như dòng sông…”.
Đức Kế
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sinh Con Ngoài Giá Thú Đối Với Viên Chức Nhà Nước Có Vi Phạm Luật Và Được Hưởng Đầy Đủ Quyền Lợi? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!